xuhao.bapcai
New Member
Download Đề tài Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp tư nhân Phát Hoàng Thành miễn phí
Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta, thực chất tiền lương, tiền công đã thay đổi vì sức lao động đã trở thành hàng hóa. Vì thế, trong nền kinh tế thị trường, khái niệm tiền lương được thể hiện qua hai hình thức:
Thu nhập lao động: Sau khi làm việc cho Doanh Nghiệp, người lao động nhận được một khoản thu nhập gắn với kết quả lao động của họ. Khoản thu nhập đó về nguyên tắc phải tương xứng với kết quả mà người lao động đã cống hiến.
Phạm trù kinh tế: Là sự biểu hiện bằng tiền của một bộ phận cơ bản sản phẩm cần thiết được tạo ra trong Doanh Nghiệp để đi vào việc tiêu dùng cá nhân của người lao động mà họ đã cống hiến trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Vậy: Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường quyết định, phù hợp với những quy định của luật lao động.
Mặt khác, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm lao động tạo ra. Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể xác định là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm, hay được xác định là một bộ phận của thu nhập kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong Doanh Nghiệp.
i tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Điều 5: Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hay nơi làm việc khi có yêu cầu.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.
Điều 6: Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng cháy và chữa cháy
Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
Cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho mọi người trong phạm vi quản lý của mình.
Điều 7: Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tổ chức và phối hợp với các cơ quan chức năng để tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của Luật này.
Điều 8: Ban hành và áp dụng tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy sau khi đã thống nhất với Bộ Công an.
Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Việt Nam về phòng cháy và chữa cháy. Việc áp dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài liên quan đến phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định của chính phủ.
Điều 9: Bảo hiểm cháy, nổ
Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và cá nhân khác tham gia bảo hiểm cháy, nổ.
Chính phủ quy định danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, điều kiện, mức phí bảo hiểm cháy, nổ, số tiền bảo hiểm tối thiểu và thành lập doanh nghiệp nhà nước kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ.
Điều 10: Chính sách đối với người tham gia chữa cháy
Người trực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy mà bị hi sinh, bị thương, bị tổn hại sức khỏe, bị tổn thất về tài sản thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Điều 11: Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy
Ngày 04 tháng 10 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy”
Điều 12: Quan hệ hợp tác quốc tế
Nhà nước Việt Nam mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Trong trường hợp xảy ra thảm họa cháy, Nhà nước Việt Nam kêu gọi sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước và các tổ chức quốc tế.
trong điều kiện khả năng của mình, Nhà nước Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các nước về phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu.
Điều 13: Các hành vi bị nghiêm cấm
Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự toàn xã hội.
Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Báo cháy giả.
Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định.
Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn.
Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP
2.1 Nội dung công việc thực tế:
Công việc hằng ngày khi vào Doanh Nghiệp:
Phụ trách quản lý bán hàng của Doanh Nghiệp.
2.2 Khái niệm cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương:
2.2.1, Tiền lương:
Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta, thực chất tiền lương, tiền công đã thay đổi vì sức lao động đã trở thành hàng hóa. Vì thế, trong nền kinh tế thị trường, khái niệm tiền lương được thể hiện qua hai hình thức:
Thu nhập lao động: Sau khi làm việc cho Doanh Nghiệp, người lao động nhận được một khoản thu nhập gắn với kết quả lao động của họ. Khoản thu nhập đó về nguyên tắc phải tương xứng với kết quả mà người lao động đã cống hiến.
Phạm trù kinh tế: Là sự biểu hiện bằng tiền của một bộ phận cơ bản sản phẩm cần thiết được tạo ra trong Doanh Nghiệp để đi vào việc tiêu dùng cá nhân của người lao động mà họ đã cống hiến trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Vậy: Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường quyết định, phù hợp với những quy định của luật lao động.
Mặt khác, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm lao động tạo ra. Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể xác định là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm, hay được xác định là một bộ phận của thu nhập kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong Doanh Nghiệp.
Ngoài tiền lương mà người lao động được hưởng theo số lượng và chất lượng của mình, họ còn được hưởng các khoản tiền thưởng theo quy định của đơn vị như: thưởng do sáng kiến hay, do thi đua…
2.2.2, Các khoản trích theo lương:
Quỹ BHXH: Mang tính chất xã hội cao, bảo hộ cho người lao động được hưởng trong tương lai khi người lao động mất sức lao động, về hưu… Do đó, chính phủ quy định lập quỹ BHXH mang tính chất bắt buộc ...
Last edited by a moderator: