twinkle_love_93

New Member

Download miễn phí Luận văn Kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở tỉnh Tiền Giang





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc và tính tất yếu kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở Việt Nam hiện nay 7
1.2. Chủ thể, nội dung, hình thức và phương pháp kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở Việt Nam hiện nay 28
1.3. Yêu cầu đối với việc kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở Việt Nam hiện nay 41
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KẾT HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC Ở TỈNH TIỀN GIANG TỪ NĂM HỌC 2003 -2004 ĐẾN NĂM HỌC 2007-2008 48
2.1. Thực trạng kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở tỉnh Tiền Giang từ năm học 2003 - 2004 đến năm học 2007 - 2008 48
2.2. Một số nhận xét, đánh giá chung 79
2.3. Giải pháp kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở tỉnh Tiền Giang hiện nay 83
KẾT LUẬN 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 112
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chung, những năm qua học sinh PTTH trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong học tập, lĩnh hội tri thức, làm hành trang bước vào ngưỡng cửa mới. Điều đó thể hiện qua kết quả học tập, tỉ lệ học sinh lên lớp, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp qua các năm, từ năm học 2003 - 2004 đến năm học 2007 - 2008 đạt ở mức khá cao: từ 81% đến 92%, xếp hạng 5/64 tỉnh thành trong cả nước trong năm học 2006-2007. Bên cạnh đó, một bộ phận học sinh đã phấn đấu không ngừng trong học tập, không ít em đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn để trở thành những con ngoan trò giỏi, tạo ra những bứt phá trong học tập, khẳng định tài năng của mình. Liên tục từ năm học 2003-2004 đến nay, năm nào cũng có giải thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia ở bậc PTTH, đặc biệt là ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Bên cạnh sự phấn đấu với thái độ học tập đúng đắn, đa số học sinh có lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng, hồn nhiên như lứa tuổi của các em, có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng, chấp hành tốt nội quy trường học. Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá được duy trì ở mức cao và tăng dần; tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu giảm dần qua các năm học:
Bảng 2.2: Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm qua các năm học
Năm học
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
2003-2004
79,68%
16,85%
2,93%
0,54%
2004-2005
79,51%
17,54%
2,42%
0,52%
2005-2006
80,96%
16,43%
2,23%
0,36%
2006-2007
76,64%
20,65%
2,39%
0,40%
2007-2008
82,09%
15,48%
2,06%
0,35%
Nguồn: [51, 52, 53, 54, 5phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, vẫn còn tồn tại một số yếu kém, hạn chế và những khó khăn, thách thức đối với học sinh ở cấp học này. Số lượng học sinh có kết quả học tập trung bình còn chiếm tỉ lệ khá cao, tỉ lệ học sinh giỏi, khá giảm, tỉ lệ học sinh có học lực yếu, kém tăng.
Bảng 2.3: Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực qua các năm học
Năm học
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
2003-2004
12,03%
36,07%
38,56%
12,01%
1,32%
2004-2005
11,70%
38,26%
38,01%
10,38%
1,64%
2005-2006
12,70%
36,26%
36,93%
12,46%
1,60%
2006-2007
7,66%
28,99%
42,03%
19,03%
2,15%
2007-2008
7,23%
28,91%
45,19%
17,25%
1,39%
Nguồn: [51, 52, 53, 54, 55]
Song song với kết quả học tập như trên, một bộ phận học sinh chưa có thái độ học tập đúng đắn, ít quan tâm đến các sinh hoạt tập thể, chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội nên ý chí phấn đấu không cao, không chăm chỉ học tập, rèn luyện, tính kỷ luật chưa cao. Đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ học sinh đã tỏ thái độ bàng quang, thờ ơ với những người xung quanh…
Kết quả khảo sát có 20,28% học sinh (156/769 phiếu) trả lời không thích tham gia các sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, trong số này có đến 33,97% em (53/156 phiếu) đưa ra cùng một lý do là các hoạt động đó không mang lại lợi ích gì cho mình và 40,18% (309/769 phiếu) cho biết chỉ tham gia thụ động - tham gia khi được vận động trực tiếp [phụ lục 1,2, câu 11]. 21,06% (162/769 phiếu) cho biết ngoài giờ học không phụ giúp cha mẹ làm công việc nhà [phụ lục 1,2, câu 6].
Bên cạnh đó biểu hiện sống khép kín trong học sinh cũng là vấn đề đáng quan tâm. Có đến 25,48% học sinh (196/769 phiếu) cho biết không thích chia sẻ, chỉ 11,32% (87/769 phiếu) chia sẻ với cha mẹ và thật đáng buồn khi chưa đến 1% (0,92%) lựa chọn thầy cô (7/769 phiếu) trong khi có đến 62,28% (479/769 phiếu) xem bạn bè như điểm tựa tinh thần khi gặp khó khăn [phụ lục 1,2, câu 7]. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó một trong những nguyên nhân có tính phổ biến đó là quan hệ thầy trò ngày càng mờ nhạt, học sinh còn thiếu sự quan tâm của thầy cô và gia đình nên có biểu hiện sống khép kín, thiếu cởi mở trong quan hệ với những người xung quanh. Hiện tượng trên cho thấy cần xem lại quan hệ thầy trò, quan hệ cha mẹ và con cái. Nhiều thầy cô cho rằng mình chỉ có trách nhiệm đứng lớp truyền đạt kiến thức, một số thầy cô cho biết ngoài thời gian lên lớp, sinh hoạt (đối với GVCN) mình không có thời gian để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh, chỉ trừ những trường hợp thật cá biệt, có hoàn cảnh gia đình khó khăn…Có 3/5 phụ huynh học sinh khi được hỏi đã trả lời ngoài những vấn đề liên quan đến việc học tập của con ở trường, mình rất ít khi có điều kiện gần gũi, trò chuyện với con, trong đó nguyên nhân chủ yếu là bận công việc, còn lại là vì những lý do khác: ở xa, ly hôn, hoàn cảnh gia đình khó khăn…
2.1.1.2. Tình hình vi phạm đạo đức, nội quy trường học, vi phạm pháp luật
- Những năm gần đây, tình hình học sinh PTTH trên địa bàn tỉnh vi phạm đạo đức, nội quy, kỷ luật trường học đang có xu hướng gia tăng và trở thành hiện tượng khá phổ biến ở các trường, kể cả những trường có số lượng học sinh khá, giỏi chiếm tỉ lệ cao.
Khảo sát tình hình vi phạm đạo đức, nội quy tại ba trường PTTH (1 trường công lập, 1 trường bán công và 1 trường tư thục ở thành phố Mỹ Tho) từ năm học 2003-2004 đến năm học 2007-2008 cho thấy: Vi phạm trong học sinh diễn ra dưới rất nhiều hình thức, số lượng vụ việc và học sinh vi phạm của năm sau có xu hướng tăng so với năm học trước, phổ biến nhất vẫn là những hành vi: vô lễ với thầy cô giáo; trốn tiết; bỏ học nhiều ngày; chửi thề, nói tục; đánh bài; hút thuốc trong lớp học; gian dối trong thi cử, kiểm tra, điểm danh. Đáng lưu ý là bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng, chiếm tỉ lệ cao trong các loại vi phạm (khoảng 35 đến 40%) với rất nhiều nguyên nhân khác nhau: đùa giỡn, bênh vực bạn, vì một lời nói khích, một va chạm nhỏ đều có thể dẫn đến đánh nhau, và không ít trường hợp do giành giật “người yêu”, thậm chí do “ghen” cũng dẫn đến thiếu kiềm chế và đánh nhau. Trong số các vụ gây rối đánh nhau ở trường học, đối tượng học sinh nữ chiếm từ 25 đến 35%. Nhiều vụ học sinh đánh nhau theo kiểu băng nhóm, lôi kéo bạn bè và gia đình tham gia để giải quyết mâu thuẫn; có trường hợp còn sử dụng hung khí được nhà trường phát hiện và xử lý kịp thời…Các vụ học sinh vi phạm đạo đức, nội quy trường học có liên quan rất nhiều đến học lực của các em: học sinh có hành vi vô lễ với thầy cô, trốn tiết, bỏ học, đánh nhau trên 80% có học lực từ trung bình trở xuống; ở các trường bán công và tư thục số vụ và số học sinh vi phạm kỷ luật nhiều hơn so với trường công lập; riêng trường hợp nghỉ học nghề nhiều lần phần lớn rơi vào các em có học lực khá, giỏi do quan niệm học giỏi thì không cần học nghề dù đây là môn chính khóa. Bên cạnh đó, nhận thức, biểu hiện lệch lạc, quan hệ hệ yêu đương sớm trong học sinh cũng là thực trạng đáng lo ngại, có đến 42,78% học sinh (329/769 phiếu) cho biết mình đã có người yêu, trong số đó nữ chiếm 41,34% (136 em), nam chiếm 58,66% (193 em) [phụ lục 1,2, câu 10].
- Bên cạnh vi phạm kỷ luật, nội quy trường học, thực trạng học sinh vi phạm pháp luật cũng đang là vấn đề bức xúc trong những năm gần đây.
+ Về vi phạm hành chính: hành vi vi phạm hành chính ph...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giáo trình Nông lâm kết hợp: Phần 1 - PGS.TS. Đặng Kim Vui Nông Lâm Thủy sản 0
S Các yếu tố tác động đến kết quả thi học sinh giỏi môn Tin học cấp thành phố của học sinh tiểu học (Nghiên cứu trường hợp thành phố Đà Nẵng). ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục Luận văn Sư phạm 0
P Kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên thủ đô Hà Nội Kinh tế chính trị 0
N Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05 Luận văn Sư phạm 0
B Giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức cho trẻ em trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội1 Luận văn Luật 0
H Kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho người chưa thành niên ở nước Việt Nam1 Luận văn Luật 0
C Khảo sát kết hợp từ trong giáo trình New Headway Pre – Intermediate và lỗi sinh viên không chuyên tiếng Anh tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thường mắc khi kết hợp từ tiếng Anh Ngoại ngữ 0
T Giáo án Địa lý lớp 11 - EU – hợp tác liên kết để cùng phát triển Tài liệu chưa phân loại 0
G Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp nêu vấn đề trong phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Cẩm thủy III tỉnh Thanh Hóa Tài liệu chưa phân loại 0
L Nghiên cứu và ứng dụng phương pháp khai khoáng luật kết hợp trên dữ liệu giáo dục Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top