minhtuan_29
New Member
Download miễn phí Luận văn Kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay
MỞ ĐẦU 0
Chương 1 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8
1.1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 8
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước 8
1.1.2. Các công cụ cơ bản quản lý nhà nước 11
1.2. SỰ TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC, TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC KẾT HỢP GIỮA CHÚNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 17
1.2.1. Sự tương đồng giữa pháp luật và đạo đức 19
1.2.2. Sự khác biệt giữa pháp luật và đạo đức 25
1.2.3. Tính tất yếu khách quan của việc kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam 35
1.3. NỘI DUNG KẾT HỢP PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 37
Chương 2 48
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO KẾT HỢP PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 48
2.1. THỰC TRẠNG KẾT HỢP PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 48
2.1.1. Khái quát về sự kết hợp giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam 48
2.1.2. Những kết quả đã đạt được và một số hạn chế tồn tại của việc kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay 54
2.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO KẾT HỢP PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 87
2.2.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của pháp luật, của đạo đức cũng như ý nghĩa của sự kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước 89
2.2.2. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với củng cố và phát triển các giá trị đạo đức tiến bộ trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 93
2.2.3. Đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, pháp luật trong gia đình, nhà trường, xã hội 98
2.2.4. Xử lý vi phạm pháp luật phải gắn liền với việc củng cố các giá trị đạo đức truyền thống và các giá trị đạo đức mới xã hội chủ nghĩa . 104
KẾT LUẬN 109
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-21-luan_van_ket_hop_phap_luat_va_dao_duc_trong_quan_l.67JECLxaQ9.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-56548/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ình thế và áp đặt chủ quan, nhiều khi thoát ly thực tế. Thực trạng kinh tế, xã hội và pháp luật đó đã dẫn đến một hệ quả về mặt ý thức là sự coi thường, thờ ơ, bất chấp pháp luật, tâm lý ngại ra pháp luật, ra pháp luật đồng nghĩa là xấu, là liên lụy, phạm pháp.Bước sang thời kỳ đổi mới đất nước, dưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, pháp luật và đạo đức đều có sự biến đổi mạnh mẽ. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngày càng mở rộng, dần khẳng định được vị thế, chiếm lĩnh được “thị phần” xã hội của mình trong tương quan với đạo đức. Ngày càng có nhiều các QPPL để điều chỉnh các QHXH cần được điều chỉnh bằng pháp luật. Nhiều lĩnh vực pháp luật trước đây trong cơ chế kinh tế cũ, không có hay không có điều kiện phát triển thì nay đã phát triển một cách mạnh mẽ. Các ngành luật phát triển tương đối đồng bộ, kỹ thuật lập pháp ngày được nâng cao. Tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật được hạn chế một cách cơ bản. Pháp luật được xây dựng không chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện thực mà còn phù hợp với truyền thống đạo lý, thuần phong mỹ tục của dân tộc, phản ánh đầy đủ và chính xác ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Pháp luật thực sự là công cụ hữu hiệu nhất để tổ chức và quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội, là công cụ hữu hiệu để bảo đảm và bảo vệ các quyền, lợi ích của công dân. Nhờ vai trò tích cực đó của pháp luật, nền kinh tế xã hội nước ta trong hai chục năm qua đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. Do nhu cầu hợp tác và hội nhập nền kinh tế, do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa, pháp luật của nhà nước ta trong điều kiện hiện nay chịu ảnh hưởng khá lớn của pháp luật các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong lĩnh vực đạo đức, các quan niệm, quan điểm đạo đức cách mạng, nhất là các quan điểm đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh được tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò tích cực của chúng. Đó là các quan điểm, tư tưởng cán bộ, đảng viên phải trung thành với sự nghiệp của Đảng, trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập tự do, hạnh phúc của nhân dân, một lòng một dạ, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, đồng thời phải “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” [23, tr.438].
Cùng với việc khẳng định các quan niệm, quan điểm, đạo đức cách mạng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc được củng cố, giữ gìn và phát huy. Trải qua thực tiễn cuộc sống, qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau, ông cha ta đã đúc kết được những quan niệm, quan điểm truyền thống vô cùng quý báu, đó là tình thương yêu đoàn kết gắn bó, tinh thần tương thân tương ái, thương người như thể thương thân. Là tư tưởng coi trọng cộng đồng, đề cao trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng; coi trọng gia đình, đề cao quan hệ huyết tộc; tư tưởng hiếu học, tôn sư trọng đạo; tư tưởng uống nước nhớ nguồn; nhân nghĩa thủy chung; kính trên nhường dưới… Những quan niệm, quan điểm đạo đức này không chỉ có ý nghĩa trong quá khứ mà còn có giá trị to lớn trong hiện tại và tương lai.
Bên cạnh những quan điểm đạo đức truyền thống này, nhiều quan điểm mới có ý nghĩa tích cực đối với đời sống, phản ánh các QHXH trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang từng bước được hình thành, đó là những quan điểm sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; quan điểm làm giàu chính đáng cho bản thân và xã hội; quan điểm cạnh tranh lành mạnh...
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, tích cực thì nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái của nó. Nền kinh tế thị trường dễ làm con người chạy theo đồng tiền, chạy theo lợi nhuận, coi đồng tiền là trên hết, bất chấp đạo lý, tình cảm. Không ít trường hợp vì đồng tiền mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, anh em, bè bạn. Vì đồng tiền, người ta bất chấp tất cả, thậm chí bán rẻ cả danh dự, nhân phẩm của mình, cũng vì nó mà con cái có thể đẩy cha mẹ ra ngoài đường, anh em đánh chửi nhau, bạn bè lừa gạt nhau. Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ… đang gây phương hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Bên cạnh đó, một số quan niệm, quan điểm cũ, lạc hậu vẫn chưa được xóa bỏ triệt để. Đó là tư tưởng gia trưởng, coi thường phụ nữ; tư tưởng coi thường lớp trẻ “trứng khôn hơn vịt”, “già lên lão làng”… Đồng thời, một số quan niệm đạo đức lệch lạc, không phù hợp với truyền thống thuần phong mỹ tục của dân tộc đang có xu hướng thịnh hành như hôn nhân thử nghiệm, lựa chọn giới tính thai nhi... Tình hình VPPL có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng. Trong xã hội xuất hiện những hành vi VPPL một cách man rợ, chúng không chỉ xảy ra ở ngoài xã hội mà từng bước thâm nhập và hoành hành ngay trong bộ máy nhà nước, đặc biệt có cả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tình trạng tham nhũng đã trở thành quốc nạn mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX phải thông báo đó là một trong bốn nguy cơ chệch hướng XHCN ở Việt Nam [7, tr.67].
Đứng trước thực trạng đó, việc nhìn nhận, đánh giá vai trò kết hợp pháp luật và đạo đức trong QLNN là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Pháp luật, không tạo ra bản thân các giá trị đạo đức mà chỉ có thể tác động đem lại những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành những quan niệm, những chuẩn mực đạo đức mới tiến bộ, loại bỏ dần những quan niệm đạo đức cũ phản tiến bộ. Nếu không có được sự hài hòa giữa đạo đức và pháp luật thì không thể có sự phát triển bền vững của xã hội. Khi đạo đức đã xuống cấp thì dù pháp luật có hay đến mấy cũng trở nên vô nghĩa. Con người không hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức thì càng dễ dàng VPPL. Ngược lại, sự VPPL, hay pháp luật không nghiêm lại là tiền đề làm rối loạn kỷ cương, đạo đức xã hội. Do vậy, vấn đề mà xã hội quan tâm và đặt ra bây giờ không chỉ là đầu tư tăng cường pháp luật hay đạo đức nhiều hơn, mà còn là phải biết kết hợp cả pháp luật và đạo đức để tạo nên sự điều chỉnh mạnh mẽ, có hiệu quả nhất trong quản lý xã hội nói chung và QLNN nói riêng.
2.1.2. Những kết quả đã đạt được và một số hạn chế tồn tại của việc kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Trong phần cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” [5, tr.129]. Đây là những quan điểm chỉ đạo hết sức kịp thời của Đảng trong việc thừa nhận và phát huy vai trò của pháp luật và đạo đức trong quản lý đời sống xã hội.
Dưới sự chỉ đạo ...