Lauritz

New Member
Download Chuyên đề Khả năng áp dụng mô hình định phí để định phí bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam

Download Chuyên đề Khả năng áp dụng mô hình định phí để định phí bảo hiểm thân tàu tại Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM 2
I.GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM 2
1. Các định nghĩa về bảo hiểm 2
2. Bản chất của bảo hiểm 3
3.Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của ngành Bảo hiểm 3
3.1. Lịch sử ra đời 3
3.2. Qúa trình phát triển 6
4.Vai trò của ngành Bảo hiểm 7
4.1. Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm 7
4.2. Lợi ích và tác dụng của Bảo hiểm 9
5. Mối quan hệ giữa Bảo hiểm và phát triển kinh tế. 14
5.1.Sự phát triển kinh tế xã hội tác động đến sự phát triển của bảo hiểm. 14
5.2.Bảo hiểm tác động đến kinh tế xã hội 15
6.Thị trường các hoạt động Bảo hiểm. 16
6.1.Sự hình thành thị trường Bảo hiểm. 16
6.2.Phân loại các hoạt động Bảo hiểm. 17
6.2.1.Bảo hiểm xã hội. 17
6.2.2.Bảo hiểm y tế 21
6.2.3.Bảo hiểm thất nghiệp. 23
6.2.4.Bảo hiểm thương mại 27
CHƯƠNGII : NGÀNH BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM VÀ LOẠI HÌNH BẢO HIỂM THÂN TÀU Ở VIỆT NAM 30
I.Lịch sử ra đời và sự phát triển của Bảo hiểm ở Việt Nam 30
1.Lịch sử ra đời 30
2. Qúa trình phát triển 30
2.1.Qúa trình phát triển Bảo hiểm xã hội 30
2.2.Qúa trình phát triển Bảo hiểm y tế 31
2.3.Qúa trình phát triển Bảo hiểm thương mại. 33
2.4.Qúa trình phát triển Bảo hiểm thất nghiệp. 34
3. Loại hình bảo hiểm thân tàu ở Việt Nam 35
3.1.Sự cần thiết của loại hình bảo hiểm thân tàu 35
3.2. Rủi ro và tổn thất trong hoạt động hàng hải 37
3.2.1. Rủi ro hàng hải 37
3.2.2. Tổn thất 38
3.3. Nội dung của bảo hiểm thân tàu 40
3.3.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 40
3.3.2. Các điều kiện bảo hiểm thân tàu. 42
3.3.3. Số tiền bảo hiểm 44
3.3.4. Phí bảo hiểm thân tàu thuỷ 45
4. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong bảo hiểm thân tàu thuỷ 47
4.1. Người bảo hiểm 47
4.2. Người được bảo hiểm- người tham gia bảo hiểm 48
5. Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu 48
5.1. Chỉ tiêu kết quả 48
5.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh bảo hiểm 50
CHƯƠNG III: KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐỊNH PHÍ ĐỂ ĐỊNH PHÍ BẢO HIỂM THÂN TÀU TẠI VIỆT NAM 52
I. THỰC TRẠNG BẢO HIỂM THÂN TÀU TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG 52
1.Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông. 52
2.Đánh giá kết quả kinh doanh của mạng lưới đại lý bảo hiểm tại văn phòng II công ty bảo hiểm Viễn Đông 53
2.1.Kết quả kinh doanh của mang lưới đại lý bảo hiểm 53
3.Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu ở công ty bảo hiểm Viễn Đông 55
3.1. Công tác khai thác 55
II.Khả năng áp dụng mô hình định phí bảo hiểm 60
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
 
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ủa mình hay có thể là một người thay mặt cho một tập thể, một cơ quan…Trong trường hợp này, mỗi cá nhân tham gia bảo hiểm y tế tập thể sẽ được cấp một văn bản chứng nhận quyền lợi bảo hiểm y tế của riêng mình. Văn bản này có thể có tên gọi khác nhau như giấy chứng nhân bảo hiểm hay thẻ bảo hiểm… ở các nước khác nhau.
Trong thời kỳ đầu mới triển khai bảo hiểm y tế, thông thừơng ở các nước có hai nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế: bắt buộc và tự nguyện. Hình thức bắt buộc áp dung đối với công nhân viên chức nhà nước và một số đối tượng như người về hưu có hưởng lương hưu,…Hình thức tự nguyện áp dụng cho mọi thành viên trong xã hội có nhu cầu và thường giới hạn trong độ tuổi tuỳ theo từng quốc gia.
b. Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của các cá nhân, tập thể để thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm. Thông thường, bảo hiểm y tế hoạt động trên cơ sở quỹ tài chính của mình, nhà nước chỉ hỗ trợ về tài chính khi thật sự cần thiết. Vì hoạt động trên nguyên tắc thu – chi như vậy, nên tuy mọi người dân trong xã hội đều có quyền tham gia bảo hiểm y tế nhưng thực tế bảo hiểm y tế không chấp nhận bảo hiểm cho những người mắc bệnh nan y nếu không có thoả thuận gì thêm
Những người tham gia bảo hiểm y tế khi gặp rủi ro về sức khoẻ (như ốm đau, bệnh tật) đều được thanh toán chi phí chữa bệnh với nhiều mức độ khác nhau tại các cơ quan y tế. Tuy nhiên nếu khám chữa bệnh trong tình trạng say, vi phạm pháp luật hay một số trường hợp loại trừ theo quy định của bảo hiểm y tế… thì không được cơ quan y tế chịu trách nhiệm
Ngoài ra, mỗi quốc gia đều có những chương trình sức khoẻ quốc gia khác nhau, trong đó quy định một số loại bệnh mà người đến khám chữa bệnh đó được ngân sách của chương trình( hay ngân sách nhà nước) đài thọ chi phí. Cơ quan bảo hiểm y tế cũng không có trách nhiệm đối với người được bảo hiểm y tế nếu họ khám chữa bệnh những bệnh thuộc chương trình này
6.2.3.Bảo hiểm thất nghiệp
a. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm thất nghiệp cũng được tách ra từ bảo hiểm xã hội do sự phát triển của nền kinh tế và lực lượng lao động xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động, do đó, giải quyết bảo hiểm thất nghiệp liên quan đến trách nhiện của xã hội, của người sử dụng lao động và cả người lao động.
Bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiềm bồi thường cho người lao động bị thiệt hại về thu nhập do bị mất việc làm để họ ổn định cuộc sống và có điều kiện tham gia vào thị trường lao động.
Như vậy, mục đích của bảo hiểm thât nghiệp là trợ giúp về mặt tài chính cho người thất nghiệp để họ ổn định đời sống cá nhân gia đình trong một chừng mực nhấ định, từ đó tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao động để từ đó có những cơ hội mới về việc làm. Vì thế một số nhà kinh tế học còn cho rằng bảo hiểm thất nghiệp là hạt nhân của thị trường lao động và nằm trong chính sách kinh tế – xã hội của quốc gia. Chính sách này trước hết vì lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động sau nữa là lợi ích xã hội.
Bảo hiểm thất nghiệp cũng là một hình thức bảo hiểm con người, song nó có một số đặc điển khác như: Không có hợp đồng trước, người tham gia và người thụ hưởng quyền lợi là một, không có việc chuyển rủi ro của những người bị thất nghiệp sang những người khác có khả năng thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp không có dự báo chính xác về số lượng và phạm vi và có thể bị thiệt hại về kinh tế khá lớn, đặc biệt là trong những thời kỳ nền kinh tế khủng hoảng.
Mặc dù nhiều nước triển khai bảo hiểm thất nghiệp độc lập với bảo hiểm xã hội, song đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp cũng là đối tượng của bảo hiểm xã hội, đó là thu nhập của người lao động. Còn đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng là người lao động và người sử dụng lao động, song đối tượng này rộng hay hẹp còn tuỳ từng trường hợp vào điều kiện cụ thể và quy định của từng nước. Đại đa số các nước đều quy định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là những người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, bao gồm:
- Những người làm việc theo hợp đồng lao động với một thời gian nhất định (thường là một năm trở lên) trong các doanh nghiệp, các cơ quan đoàn thể, các đơn vị hành chính sự nghiệp (nhưng không phải là viên chức, công chức)
- Những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp có sử dụng một số lao động nhất định.
Những công chức, viên chức Nhà nước; những người lao động độc lập không có chủ; những người làm thuê theo mùa vụ thường không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bởi vì, hay là họ được Nhà nước tuyển dụng bổ nhiệm lâu dài nên khả năng thất nghiệp thấp, hay là những người khó xác định thu nhập để định phí bảo hiểm, thời gian làm việc ngắn, công việc không ổn định, thời gian đóng phí bảo hiểm không đủ. Về phía người sử dụng lao động, họ cũng có trách nhiệm tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà họ sử dụng. Vì rủi ro làm việc trong một chừng mực nào đó xuất phát từ người sử dụng lao động. Như vậy đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp hẹp hơn nhiều so với bảo hiểm xã hội.
- Rủi ro thuộc phạm vi thất nghiệp là rủi ro nghề nghiệp, rủi ro việc làm. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bị mất việc làm họ sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khá chặt chẽ.
+ Người tham gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm trong một thời gian nhất định.
+ Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động.
+ Phải đăng ký thất nghiệp, đăng ký tìm kiếm việc làm tại Cơ quan lao động có thẩm quyền do Nhà nước quy định.
+ Phải sẵn sàng làm việc.
+ Có sổ bảo hiểm thất nghiệp để chứng nhận có tham gia đóng phí bảo hiểm thất nghiệp đúng thời hạn quy định.
Những người thất nghiệp mặc dù có đóng phí bảo hiểm thất nghiệp nhưng không được hưởng trợ cấp khi họ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bị sa thải do vi phạm kỷ luật lao động hay từ chối không đi làm việc do cơ quan lao động giới thiệu…Để được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải có một thời gian nhất định đã tham gia đóng góp cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp – thời gian dự bị. Việc đặt ra thời gian dự bị có nhiều tác dụng. Một mặt nó đảm bảo rằng, chỉ có những người thường xuyên tham gia vào hoạt động kinh tế mới được xem như bị mất thu nhập thực sự do bị thất nghiệp, còn đối với những người chưa từng có việc làm, chưa có thu nhập, không được coi là những người họ bị thiệt hại về thu nhập. Mặt khác, thông qua thời gian dự bị, quỹ bảo hiểm thất nghiệp có thể đảm bảo số đóng góp của mỗi người lao...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 1
P Nghiên cứu khả năng áp dụng htqlmt theo tiêu chuẩn iso 14001:2004 cho công ty TNHH nhựa Đạt Hòa Khoa học Tự nhiên 2
K Nghiên cứu khả năng áp dụng htqlmt theo tiêu chuẩn iso 14001:2004 cho nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật An Giang – Công ty CP bảo vệ thực vật An Giang Khoa học Tự nhiên 0
B Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn Luận văn Kinh tế 0
Q Đánh giá khả năng áp dụng bài toán nhận dạng trong điều tra tìm kiếm khoáng sản bằng phương pháp địa hoá Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng áp dụng các công cụ kinh tế trong việc quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường khu vực nhỏ ( Lấy ví dụ Hồ Tây - Hà Nội) Luận văn Sư phạm 0
Z Khả năng áp dụng các chuẩn mực về an toàn vốn tối thiểu theo Hiệp ước Basel 3 tại vietcombank Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Chỉ số đánh giá hiệu quả KPI (KPI – Key Performance Indicators) quản trị nguồn nhân lực và khả năng áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nhãn sinh thái và khả năng áp dụng công cụ này trong quản lý môi trường tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động Marketing của thư viện trường Đại học Công nghệ Nanyang Singapore và khả năng áp dụng cho Thư viện Tạ Quang Bửu-Đại học Bách Khoa Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top