kyniem_2008

New Member

Download miễn phí Luận văn Khả năng thâm nhập hàng dệt may Việt nam vào thị trường EU- Thực trạng và giải pháp





MỤC LỤC
LƠI NÓI ĐẦU 6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG .8
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 8
1. Khái niệm thị trường và các cách thâm nhập thị trường quốc tế 8
2. Nội dung của thâm nhập thị trường 19
3. Vai trò và sự cần thiết phải nâng cao khả năng thâm nhập thị trường quốc tế .20
II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ. 21
1. Chỉ tiêu về thị phần. 21
2. Chi tiêu về uy tín thương hiệu 22
3. chỉ tiêu về tỷ trọng các cách thâm nhập. 22
III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 23
1. Môi trường kinh tế 23
2. Môi trường chính trị – luật pháp. 24
3. Môi trường văn hoá và con người. 25
4. Môi trường cạnh tranh. 27
 
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG THÂM NHẬP CỦA MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN VỪA QUA. 30
I. QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG EU CỦA MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM .30
1. Giai đoạn trước năm 1993. 30
2. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay .30
II. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THÂM NHẬP CỦA MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU .32
1. Các hình thức thâm nhập từ trước đến nay. 32
2. Các kênh phân phối và tiêu thụ. 36
3. Thực trạng của hoạt động thâm nhập. 38
4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng dệt may Việt nam. 40
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG .43
1. Những kết quả đã đạt được. 43
2. Những điểm còn hạn chế. 43
3. Những nguyên nhân của những hạn chế trên .48
CHƯƠNG III. TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THÂM NHẬP HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU .50
I. TRIỂN VỌNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG THÂM NHẬP .50
1. Triển vọng thâm nhập .50
2. Phương hướng thâm nhập .54
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THÂM NHẬP HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU .55
1.Giải pháp từ phía Nhà nước 55
2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 61
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

yếch trương sản phẩm giữ gìn thị trường hiện tại, đảm bảo lợi nhuận dự kiến.
- Sức ép của người cung cấp. Nhân tố này có khả năng mở rộng hay thu hẹp khối lượng vật tư đầu vào, thay đổi cơ cấu sản phẩm hay sẵn sàng liên kết với nhau để chi phối thị trường nhằm hạn chế khả năng của doanh nghiệp hay làm giảm lợi nhuận dự kiến, gây ra rủi ro khó lường trước được cho doanh nghiệp. Vì thế hoạt động xuất khẩu có nguy cơ gián đoạn.
- Sức ép người tiêu dùng. Trong cơ chế thị trường, khách hàng thường được coi là “thượng đế”. Khách hàng có khả năng làm thu hẹp hay mở rộng quy mô chất lượng sản phẩm mà không được nâng giá bán sản phẩm. Một khi nhu cầu của khách hàng thay đổi thì hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cũng phải thay đổi theo cho phù hợp.
- Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành. Khi hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp thường hiếm khi có cơ hội dành được vị trí độc tôn trên thị trường mà thường bị chính những doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm tương tự cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp này có thể là doanh nghiệp của quốc gia nước sở tại, quốc gia chủ nhà hay một nước thứ ba cùng tham gia xuất khẩu mặt hàng đó.Trong một số trường hợp các doanh nghiệp sở tại này lại được chính phủ bảo hộ do đó doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được với họ.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG THÂM NHẬP CỦA MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN VỪA QUA.
QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG EU CỦA MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM.
1. Giai đoạn trước năm 1993.
Từ năm 1980 chúng ta đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước thành viên của EU như Đức, Anh, Pháp…Tuy nhiên do những điều kiện lịch sử mà thị trường EU lúc này vẫn chưa được chú trọng thâm nhập. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam nói chung và mặt hàng dệt may Việt nam nói riêng đều không chú ý đến thị trường này như những năm gần đây, một phần là do hàng hoá của Việt nam sang thị trường này bị cấm vận, đồng thời hàng hoá của Việt nam chưa đáp ứng được nhu cầu cao về chất lượng ở thị trường này
2. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh kể từ khi có hiệp định buôn bán hàng dệt may, cụ thể là sau hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt nam – EU được ký ngày 15/2/1992 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1993 mở đường cho mặt hàng dệt may Việt nam thâm nhập thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang thị trường EU liên tục tăng.
Bảng1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang thị trường EU từ 1996 – 2001.
stt
Năm
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
1
1996
420
2
1997
450
3
1998
550
4
1999
555,1
5
2000
609,1
6
2001
616,93
(Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan năm 2002)
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của EU sang thị trường EU trong giai đoạn 1996 -201
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU liên tục tăng và đã đưa thị trường EU là thị trường lớn nhất của Việt nam trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may.
Năm1995 thị trường EU chiếm tỷ trọng 46,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam , năm 1998 con số này là 48,1% năm 2000 xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này chiếm 34% đến 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam.
Hiệp định buôn bán hàng dệt may từ khi được thực hiện cho đến nay đã liên tục được gia hạn và được điều chỉnh tăng hạn ngạch. Theo hiệp định này, hàng năm Việt nam được xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU với lượng hàng là 21.938 tấn đến 23000 tấn. Cùng với những ưu đãi ngày cành nhiều của phía EU dành cho Việt nam trong hiệp định buôn bán hàng dệt may sửa đổi thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam đã được nâng lên.
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang thị trường EU từ năm 2001 đến 2003.
Stt
Năm
Kim ngạch(triệu USD)
1
2001
616.93
2
2002
557
3
2003
553
(Theo số liệu thống kê của tổng cục hải quan năm 2004)
Biểu 2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2001-2003 (triệu USD)
Năm 2001 là năm mà kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam tăng cao nhất từ trước đến nay nhưng hai năm nay kim ngạch lại giảm mạnh. Cứ theo xu thế này thì khả năng thâm nhập hàng dệt may của Việt nam sang thị trường này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những năm tới đây.
II. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THÂM NHẬP CỦA MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU.
1. Các hình thức thâm nhập từ trước đến nay.
Gia công quốc tế.
Đây là hình thức thâm nhập chủ yếu của mặt hàng dệt may sang thị trường EU. Hình thức này có rất nhiều hạn chế trong việc tăng cường thâm nhập sang thị trường EU của mặt hàng dệt may Việt Nam vì hàng dệt may Việt nam vào thị trường EU phải thông qua một đối tác trung gian là các nước công nghiệp mới NICs. Theo hình thức này, để nguyên liệu phụ trở thành thành phẩm phải trải qua ba trung tâm như ba mắt xích của quá trình sản xuất, đó là nhà sản xuất – người đặt gia công – người tiêu dùng. Trong đó người đặt gia công giữ vai trò trung gian . Chủ hàng tại thị trường EU không đặt trực tiếp từ các nước, các doanh nghiệp sản xuất mà thường thông qua trung gian, chủ yếu là các nước công nghiệp mới. Sở dĩ như vậy là vì họ chưa quen với thị trường các nước đang phát triển với nhiều rủi ro và phức tạp trong việc gia công. Các nước công nghiệp mới với nền kinh tế cất cánh từ 20 đến 30 năm qua, đang gặp trở ngại về vấn đề khan hiếm nhân công vì hầu hết lao động đã được đào tạo theo các ngành công nghệ cao và thu nhập cao hơn, hay tham gia vào các ngành du lịch, dịch vụ. Xu hướng chuyển dịch tất yếu của ngành dệt may nhập từ các nước NICs sang các nước có lợi thế vê chi phí sản xuất thấp và giá nhân công rẻ. Vì thế các nước NICs chỉ đóng vai trò trung gian và thuê gia công ở các nước đang phát triển khác nhằm tận dụng nguồn gia công rẻ. Ngoài ra sự dịch chuyển trong sản xuất hàng dệt may từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển còn vì nguyên nhân là các nước đang phát triển cần hạn chế các ngành sản xuất có độ ô nhiễm môi trường cao, các ngành sản xuất đem lại lợi nhuận thấp, các nước phảt triển hiện nay tập trung chủ yếu với các công việc đòi hỏi hàm lượng trí tuệ cao. Xu hướng chuyển dịch sản xuất từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển cũng là xu hướng chuyển dịch tất yếu của máy móc công nghệ đã lạc hậu ở các nước phát triển sang các nước đang phát triển nhằm tận dụng hết công dụng của máy móc và cũng phù hợp với trình độ sản xuất của các nước đang phát triển. Trong tam giác sản xuất, các nước trung gian nhận đơn đặt hàng của khách hàng và tổ chức điều hành, tiếp thị, phân phối, còn các nước nhận gia công thì nhận nguyên liệu cung cấp và hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của nước đặt gia công. Hình thức gia công trong ngành dệt may được phát triển dần từ may gia công đến các hình thức sản ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Thị trường Mỹ và khả năng thâm nhập thị trường Mỹ của ngành cà phê Việt Nam Công nghệ thông tin 0
N Khả năng thâm nhập của ngành cà phê Việt Nam vào thị trường Mỹ Luận văn Kinh tế 0
C Các quy định pháp lý về hàng hóa tại thị trường Nhật Bản và khả năng thâm nhập của hàng hóa Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
H Tự do hóa trong EU và khả năng thâm nhập thị trường EU của hàng hoá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
R Tìm hiểu căn nguyên và khả năng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu tại bệnh viện 175 Y dược 0
R Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ CORS trong đo đạc địa chính bằng phương pháp đo GPS động Khoa học Tự nhiên 0
R Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng của nấm linh chi Ganoderma lucidum Nông Lâm Thủy sản 0
R Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 lai Nông Lâm Thủy sản 0
R Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp ELISA để phân tích Clenbuterol trong thịt lợn Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu khả năng chế tạo kết cấu mềm tuân theo mômen bằng phương pháp ép phun nhựa Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top