Có thể có nhiều định nghĩa lạm phát. Nói chung là thế này: lạm phát là sự tăng lên mức giá chung liên tục của nền kinh tế trong một giai đoạn nào đó. Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, nhưng nếu mức giá chung tăng, ta có lạm phát. Nếu mức giá chung giảm, ta có giảm phát.
Để đo lường lạm phát, nguời ta có thể dùng hai chỉ số
1. Hệ số giảm phát GDP (GDP deflator) được tính trên cơ sở so sánh giá trị GDP tính theo giá hiện hành, và GDP tính theo giá kỳ trước. Nghĩa là đo lường mức tăng và giảm giá trên tất cả các loại hàng hoá dịch vụ tính trong GDP.
2. Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI: được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hoá thiết yếu, ở VN nhóm hàng lương thực, giá vàng, đô la có lẽ có trọng số lớn. Chỉ số này khôngphản ánh sự biến động giá chung nhưng phản ánh biến động giá cả ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống, tiêu dùng.
Khi nói tốc độ lạm phát, nguời ta cũng thường dùng chỉ số này Khi nền kinh tế có lạm phát, nếu không do nguyên nhân tác động từ nước ngoài, hay một thay đổi lớn về cung sản phẩm, thì nó thể hiện cầu hàng hoá lớn hơn cung hàng hoá. Việc duy trì cầu hàng hoá lớn hơn cung hàng hoá ở một mức độ vừa phải, do đó, lạm phát ở mức vừa phải, là cần thiết để kích thích sản xuất, giúp cho việc tiêu thụ hàng hoá tốt hơn, và tạo lợi nhuận cần thiết cho các dn đầu tư nâng cao công nghệ, mở rộng sản xuất. Nếu nền kinh tế sa vào giảm phát, nghĩa là sẽ bị thừa cung, thừa ứ hàng hoá, gây ra tình trạng đình đốn, thua lỗ ở các doanh nghiệp. Đó là tác dụng của lạm phát. Tất nhiên lạm phát quá cao thì lại là một vấn đề.