trinhminhcuong113
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Triết học hiểu theo nghĩa chung nhất đó là môn khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới. Triết học ra đời từ rất lâu đời qua một quá trình lịch sử rất lâu dài. Lịch sử triết học đó là một vấn đề rất quan trọng của triết học. Khi chúng ta nghiên cứu lịch sử triết học nói chung thì vấn đề cơ bản nhất của lịch sử triết học đó là cuộc đấu tranh giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm. Vấn đề này được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử triết học. Cuộc đấu tranh này cũng chính là sự phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối kháng.
Thường thường (trừ một số trường hợp ngoại lệ) Chủ Nghĩa Duy Vật thể hiện thế giới quan của những lực lượng tiên tiến, tiến bộ xã hội thay mặt cho những tư tưởng tiên tiến của từng thời đại. Còn Chủ Nghĩa Duy Tâm (tuy không phải bao giờ cũng vậy) nhưng là thế giới quan của lực lượng suy tàn bảo thủ và phản động của xã hội, thay mặt cho những tư tưởng trì trệ của từng thời đại.
Trong thế giới quan của Chủ Nghĩa Duy Vật khẳng định tính thứ nhất có trước của vật chất và tính thứ hai có sau của ý thức. Họ cho rằng vật chất sinh ra trước ý thức và quyết định ý thức, còn ý thức có sau là sự phản ánh những mặt, những yếu tố của vật chất; và Chủ Nghĩa Duy Vật khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới. Ngược lại Chủ Nghĩa Duy Tâm khẳng định tính thứ nhất có trước của ý thức và tính thứ hai có sau của vật chất, họ cho rằng ý thức có trước vật chất và ý thức quyết định vật chất họ phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người, họ cho rằng sự nhận thức chỉ có được ở thế giới thần linh thượng đế do thượng đế quyết định. Để thấy rõ dược cuộc đấu tranh giữa hai trường phái triết học Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm chúng ta nghiên cứu cuộc đấu tranh đó trong sự hình thành và phát triển của lịch sử triết học. Hiểu được vấn đề này chúng ta không chỉ dừng lại ở những hiểu biết thông thường mà nó còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chúng ta trong việc giải quyết những vấn đề về thế giới quan và những vấn đề về kinh tế xã hội đang diễn ra xung quanh đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội .
Để tìm hiểu cuộc đấu tranh của Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm chúng ta có thể đi qua một số giai đoạn và một số nhân vật tiêu biểu ở những thời kỳ nhất định và cuộc đấu tranh giữa chúng.
Chương I: CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI HY LẠP.
*****
1.1> Hoàn cảnh lịch sử :
Hy Lạp là một nước nằm ven bờ Địa Trung Hải nơi có điều kiện rất thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế cũng như phát triển nền nông nghiệp. Thế kỷ XV đến thế kỷ IX trước công nguyên chế độ công xã nguyên thuỷ đã hình thành và tan rã chế độ chiếm hữu nô lệ. Đã có những biến động lớn ở Hy Lạp về kinh tế xã hội người ta biết được do hai tập thơ nổi tiếng của Hô Mere sáng tác ( nhà thơ mù ). Vào thế kỷ V trước công nguyên xảy ra cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp và Ba Tư, kết thúc bằng chiến thắng thuộc về Hy Lạp mở ra một thời kỳ hưng thịnh về kinh tế và chính trị. Một quốc gia bao gồm 300 quốc gia nhỏ thành liên bang Hy Lạp trong đó có 2 bang lớn nhất thời kỳ này đó là Spac và Aten. Tuy nhiên hai bang này luôn luôn mâu thuẫn với nhau cho nên xảy ra cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm, cuối cùng Spac đã chiến thắng nhưng chính cuộc chiến tranh đó đã làm cho nền kinh tế Hy Lạp suy yếu nặng nề. Trong khi đó vua Phi-líp của Ma xe đoan đã đem quânchiếm toàn bộ Hy Lạp. Tuy bị xâm chiếm như vậy nhưng nền văn hoá Hy Lạp vẫn phát triển mạnh mẽ và chính nền văn hoá Hy Lạp đã chinh phục lại những người đi xâm chiếm với hoàn cảnh lịch sử như vậy đã phản ánh vào tư tưởng triết học.
1.2> Sự ra đời và phát triển của triết học :
Từ những nét đặc thù về kinh tế xã hội trên đây, triết học Hy Lạp ra đời và mang những đặc điểm cơ bản sau đây.
+ Thứ nhất sự phân chia và đối lập giữa các trường phái triết học Duy Tâm và Duy Vật Biện Chứng và Siêu Hình Vô Thần và Hữu Thần là nét nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển của triết học. Trong đó điển hình là cuộc đấu tranh giữa hai “ đường lối” triết học ; đường lối Duy Vật của Đe mô-crít và đường lối Duy Tâm của Platon.
+ Thứ hai các trường phái triết học nói chung đều có xu hướng đi sâu giải quyết các vấn đề về bản thổ và nhận thức luận triết học là những vấn đề của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
+ Thứ ba triết học Hy Lạp cổ đại nói chung (cũng như triết học cổ đại của nhiều nước khác) còn ở trình độ trực quan chất phác đặc biệt là đối với các hệ thống triết học Duy Vật. Tuy vậy nó đã đặt ra hầu hết các vấn đề triết học căn bản nó chứa đựng mầm mống của tất cả thế giới quan Duy Vật.
Vai trò của triết học Hy Lạp cổ đại rất quan trọng nó không chỉ đơn thuần là sự phân biệt giữa hai nền triết học Đông Tây cổ đại mà còn nói lên vai trò của triết học Hy Lạp cổ đại đối với lịch sử triết học thế giới nó là nền tảng cho sự phát triển của triết học Tây Âu trên 2000 năm sau.
Có thể nói rằng từ khi ra đời triết học Hy Lạp cổ đại đã xảy ra những cuộc đấu tranh mạnh mẽ giữa hai trường phái triết học Duy Vật và Duy Tâm. Điển hình của thời kỳ này ở Hy Lạp đó là cuộc đấu tranh giữa đường lối Duy Vật của Đe mo-crít và Duy Tâm của Platon.
1.3> Cuộc đấu tranh giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Duy Tâm:
Cuộc đấu tranh giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm như trên đã nói đó là cuộc đấu tranh giữa trường phái Duy Vật của Đe mo-crít và Duy Tâm của Platon là tiêu biểu và điển hình hơn cả.
Đe mo-crít (460-370 TCN) là “một trong những nhà Duy Vật lớn của thời kỳ cổ đại chiếm vị trí nổi bật trong triết học Duy Vật Hy Lạp cổ đại”(1) ông đã có quá trình tích luỹ kiến thức qua việc đi qua các nước ở phương đông, Babilon, là người am hiểu rất nhiều lĩnh vực. Platon là thay mặt cho trường phái Duy tâm, ông là người đầu tiên xây dựng hệ thống hoàn chỉnh cảu Chủ Nghĩa Duy Tâm khách quan đối lập với thế giới quan Duy Vật. Ông là người đã tiến hành đấu tranh gay gắt chống lại Chủ Nghĩa Duy Vật đặc biệt là chống lại những đại biểu của Chủ Nghĩa Duy Vật thời bấy giờ như Hê ra crít hay Đe mo crít.(1)
- Về vấn đề khởi nguyên của thế giới , Đe mo-crít quan niệm rằng nguyên tử và khoảng trống là cơ sở đầu tiên cấu tạo nên mọi vật đó là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy được, không màu sắc, không âm thanh, không mùi vị, không thể phân chia được, không khác nhau về chất mà chỉ khác nhau về hình thức, trật tự, tư thế. Nguyên tử có rất nhiều nhưng mỗi nguyên tử có một hình thức nhất định: hình cầu, góc cạnh và mỗi loại sinh vật đều được cấu thành bởi các nguyên tử do chúng kết hợp với nhau theo một trật tự nhất định.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Triết học hiểu theo nghĩa chung nhất đó là môn khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới. Triết học ra đời từ rất lâu đời qua một quá trình lịch sử rất lâu dài. Lịch sử triết học đó là một vấn đề rất quan trọng của triết học. Khi chúng ta nghiên cứu lịch sử triết học nói chung thì vấn đề cơ bản nhất của lịch sử triết học đó là cuộc đấu tranh giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm. Vấn đề này được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử triết học. Cuộc đấu tranh này cũng chính là sự phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối kháng.
Thường thường (trừ một số trường hợp ngoại lệ) Chủ Nghĩa Duy Vật thể hiện thế giới quan của những lực lượng tiên tiến, tiến bộ xã hội thay mặt cho những tư tưởng tiên tiến của từng thời đại. Còn Chủ Nghĩa Duy Tâm (tuy không phải bao giờ cũng vậy) nhưng là thế giới quan của lực lượng suy tàn bảo thủ và phản động của xã hội, thay mặt cho những tư tưởng trì trệ của từng thời đại.
Trong thế giới quan của Chủ Nghĩa Duy Vật khẳng định tính thứ nhất có trước của vật chất và tính thứ hai có sau của ý thức. Họ cho rằng vật chất sinh ra trước ý thức và quyết định ý thức, còn ý thức có sau là sự phản ánh những mặt, những yếu tố của vật chất; và Chủ Nghĩa Duy Vật khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới. Ngược lại Chủ Nghĩa Duy Tâm khẳng định tính thứ nhất có trước của ý thức và tính thứ hai có sau của vật chất, họ cho rằng ý thức có trước vật chất và ý thức quyết định vật chất họ phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người, họ cho rằng sự nhận thức chỉ có được ở thế giới thần linh thượng đế do thượng đế quyết định. Để thấy rõ dược cuộc đấu tranh giữa hai trường phái triết học Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm chúng ta nghiên cứu cuộc đấu tranh đó trong sự hình thành và phát triển của lịch sử triết học. Hiểu được vấn đề này chúng ta không chỉ dừng lại ở những hiểu biết thông thường mà nó còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chúng ta trong việc giải quyết những vấn đề về thế giới quan và những vấn đề về kinh tế xã hội đang diễn ra xung quanh đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội .
Để tìm hiểu cuộc đấu tranh của Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm chúng ta có thể đi qua một số giai đoạn và một số nhân vật tiêu biểu ở những thời kỳ nhất định và cuộc đấu tranh giữa chúng.
Chương I: CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI HY LẠP.
*****
1.1> Hoàn cảnh lịch sử :
Hy Lạp là một nước nằm ven bờ Địa Trung Hải nơi có điều kiện rất thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế cũng như phát triển nền nông nghiệp. Thế kỷ XV đến thế kỷ IX trước công nguyên chế độ công xã nguyên thuỷ đã hình thành và tan rã chế độ chiếm hữu nô lệ. Đã có những biến động lớn ở Hy Lạp về kinh tế xã hội người ta biết được do hai tập thơ nổi tiếng của Hô Mere sáng tác ( nhà thơ mù ). Vào thế kỷ V trước công nguyên xảy ra cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp và Ba Tư, kết thúc bằng chiến thắng thuộc về Hy Lạp mở ra một thời kỳ hưng thịnh về kinh tế và chính trị. Một quốc gia bao gồm 300 quốc gia nhỏ thành liên bang Hy Lạp trong đó có 2 bang lớn nhất thời kỳ này đó là Spac và Aten. Tuy nhiên hai bang này luôn luôn mâu thuẫn với nhau cho nên xảy ra cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm, cuối cùng Spac đã chiến thắng nhưng chính cuộc chiến tranh đó đã làm cho nền kinh tế Hy Lạp suy yếu nặng nề. Trong khi đó vua Phi-líp của Ma xe đoan đã đem quânchiếm toàn bộ Hy Lạp. Tuy bị xâm chiếm như vậy nhưng nền văn hoá Hy Lạp vẫn phát triển mạnh mẽ và chính nền văn hoá Hy Lạp đã chinh phục lại những người đi xâm chiếm với hoàn cảnh lịch sử như vậy đã phản ánh vào tư tưởng triết học.
1.2> Sự ra đời và phát triển của triết học :
Từ những nét đặc thù về kinh tế xã hội trên đây, triết học Hy Lạp ra đời và mang những đặc điểm cơ bản sau đây.
+ Thứ nhất sự phân chia và đối lập giữa các trường phái triết học Duy Tâm và Duy Vật Biện Chứng và Siêu Hình Vô Thần và Hữu Thần là nét nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển của triết học. Trong đó điển hình là cuộc đấu tranh giữa hai “ đường lối” triết học ; đường lối Duy Vật của Đe mô-crít và đường lối Duy Tâm của Platon.
+ Thứ hai các trường phái triết học nói chung đều có xu hướng đi sâu giải quyết các vấn đề về bản thổ và nhận thức luận triết học là những vấn đề của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
+ Thứ ba triết học Hy Lạp cổ đại nói chung (cũng như triết học cổ đại của nhiều nước khác) còn ở trình độ trực quan chất phác đặc biệt là đối với các hệ thống triết học Duy Vật. Tuy vậy nó đã đặt ra hầu hết các vấn đề triết học căn bản nó chứa đựng mầm mống của tất cả thế giới quan Duy Vật.
Vai trò của triết học Hy Lạp cổ đại rất quan trọng nó không chỉ đơn thuần là sự phân biệt giữa hai nền triết học Đông Tây cổ đại mà còn nói lên vai trò của triết học Hy Lạp cổ đại đối với lịch sử triết học thế giới nó là nền tảng cho sự phát triển của triết học Tây Âu trên 2000 năm sau.
Có thể nói rằng từ khi ra đời triết học Hy Lạp cổ đại đã xảy ra những cuộc đấu tranh mạnh mẽ giữa hai trường phái triết học Duy Vật và Duy Tâm. Điển hình của thời kỳ này ở Hy Lạp đó là cuộc đấu tranh giữa đường lối Duy Vật của Đe mo-crít và Duy Tâm của Platon.
1.3> Cuộc đấu tranh giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Duy Tâm:
Cuộc đấu tranh giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm như trên đã nói đó là cuộc đấu tranh giữa trường phái Duy Vật của Đe mo-crít và Duy Tâm của Platon là tiêu biểu và điển hình hơn cả.
Đe mo-crít (460-370 TCN) là “một trong những nhà Duy Vật lớn của thời kỳ cổ đại chiếm vị trí nổi bật trong triết học Duy Vật Hy Lạp cổ đại”(1) ông đã có quá trình tích luỹ kiến thức qua việc đi qua các nước ở phương đông, Babilon, là người am hiểu rất nhiều lĩnh vực. Platon là thay mặt cho trường phái Duy tâm, ông là người đầu tiên xây dựng hệ thống hoàn chỉnh cảu Chủ Nghĩa Duy Tâm khách quan đối lập với thế giới quan Duy Vật. Ông là người đã tiến hành đấu tranh gay gắt chống lại Chủ Nghĩa Duy Vật đặc biệt là chống lại những đại biểu của Chủ Nghĩa Duy Vật thời bấy giờ như Hê ra crít hay Đe mo crít.(1)
- Về vấn đề khởi nguyên của thế giới , Đe mo-crít quan niệm rằng nguyên tử và khoảng trống là cơ sở đầu tiên cấu tạo nên mọi vật đó là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy được, không màu sắc, không âm thanh, không mùi vị, không thể phân chia được, không khác nhau về chất mà chỉ khác nhau về hình thức, trật tự, tư thế. Nguyên tử có rất nhiều nhưng mỗi nguyên tử có một hình thức nhất định: hình cầu, góc cạnh và mỗi loại sinh vật đều được cấu thành bởi các nguyên tử do chúng kết hợp với nhau theo một trật tự nhất định.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links