meocon_sunrang

New Member

Download miễn phí Đề tài Khái quát đánh giá sơ lược về tình hình sáng tác, sưu tầm câu đối, đại tự đặt tại nhà Thái học, di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám





Mục Lục
 
A. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 3
PHẦN MỘT 3
GIỚI THIỆU CHUNG 3
1. VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM 3
2. VUA LÝ THÁNH TÔNG 5
3. VUA LÝ NHÂN TÔNG 6
4. VUA LÊ THÁNH TÔNG 7
5. TƯ NGHIỆP QUỐC TỬ GIÁM CHU VĂN AN 8
PHẦN HAI 11
NỘI DUNG CHÍNH 11
1. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẠI TỰ 11
2.ĐÁNH GIÁ VỀ CÂU ĐỐI 20
3. TÌM HIỂU NHỮNG CÂU ĐỐI-ĐẠI TỰ ĐƯỢC CHỌN 31
4. TỔNG KẾT 39
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tính từ, động từ hay danh từ). Các đại tự ở cuộc vận động theo kiểu kết cấu này rất nhiều:
Đại Việt quốc học
Có nghĩa là Quốc học Đại Việt. Trong đó Quốc học (nền học của đất nước) là thành phần chính, đóng vai trò trung tâm ngữ, còn Đại Việt ( một niên hiệu nước ta) là một danh từ, đóng vai trò định ngữ làm rõ cho ý của Quốc học ( Quốc học của ai ?).
Càn khôn anh khí
Có nghĩa là Khí tinh anh của trời đất. Thì Anh khí (khí tinh anh) là danh từ làm thành phần trung tâm, còn Càn khôn (trời đất) là định ngữ cho Anh khí.
Thái bình thịnh chủ
Nghĩa là Vị vua hưng thịnh thời thái bình. Trung tâm ngữ ở đây là Thịnh chủ (vị vua hưng thịnh), định ngữ là tính từ Thái bình.
Đường Ngu vũ trụ
Dịch là (Như) trời đất thời đại Đường Ngu. Vũ trụ là trung tâm ngữ, Đường Ngu là định ngữ bổ nghĩa cho Vũ trụ. Đường Ngu là hai triều vua lý tưởng thời Thượng cổ Trung Quốc Đường Nghiêu và Ngu Thuấn. Vũ trụ theo định nghĩa trong Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh là :” bốn phương và trên dưới là vũ, xưa qua nay lại là trụ=không gian và thời gian=thế giới”.
Thiên Nam sư biểu
Nghĩa Bậc thầy mẫu mực của trời Nam . Đại tự này thì Sư biểu (bậc thầy mẫu mực) làm thành phần chính, Thiên Nam (trời Nam) làm thành phần phụ tức định ngữ...
Kết cấu chủ vị là kiểu kết cấu C+V hay C-V+C-V, trong đó C là chủ ngữ, V là vị ngữ. Trong cuộc vận động, đại từ dạng này cũng thường hay gặp:
Hà nhạc chung anh
Nghĩa Non sông chung đúc nên bậc anh tài. Đây là theo hình thức C+V, Hà nhạc (non sông) làm chủ ngữ còn Chung anh làm vị ngữ.
Bích Ung đỉnh lập
Nghĩa là Nhà Bích Ung dựng sừng sững. Tương tự, Bích Ung là chủ ngữ, Đỉnh lập (dựng sừng sững) là vị ngữ.
Văn hùng vũ lược
Dịch nghĩa Văn hùng hồn, võ tài giỏi. Ở đây câu đại tự được xác lập theo hình thức C-V+C-V, trong đó vế trước Văn hùng (văn hùng hồn) thì danh từ Văn đóng vai trò chủ ngữ, tính từ Hùng đóng vai trò vị ngữ. Còn vế sau Vũ lược (võ tài giỏi) thì Vũ là thành phần chủ ngữ, Lược là thành phần vị ngữ. Từ hai vế đã tạo ra được một kết cấu hoàn chỉnh, chặt chẽ như vậy.
Văn trạch vũ quang
Có nghĩa là Văn để ân trạch đến muôn dân, võ làm rạng rỡ cho đất nước. Đại tự này cũng xác lập theo hình thức C-V+C-V, ở vế trước thì Văn là chủ, Trạch (để ân trạch) là vị. Vế tiếp thì Vũ là chủ ngữ, Quang (làm rạng rỡ) làm vị ngữ.
Thái Sơn cao nghật
Núi Thái Sơn cao vòi vọi. Tiếp theo hình thức C+V, chủ ngữ là Thái Sơn (tên một ngọn núi trong Ngũ nhạc ở tỉnh Sơn Đông Trung Quốc, thường được ví với người có học thuật cao siêu trong thiên hạ), vị ngữ là Cao nghật nghĩa là cao vòi vọi...
Kết cấu động-bổ là kiểu kết cấu Đ+B hay Đ-B+Đ-B, trong đó Đ theo quy ước là động từ, B là bổ ngữ. Một số đại tự lần này cũng được thiết lập theo khuyng hướng ấy:
Đại triển hồng đồ
Dịch là Phát triển mạnh mẽ cơ đồ. Ở đây thì theo hình thức Đ+B, Đại triển (phát triển mạnh mẽ) là thành phần động từ, Hồng đồ (cơ nghiệp lớn lao) đóng vai trò là bổ ngữ cho Đại triển.
Chấn bạt anh tài
Nghĩa là Cất nhắc, tiến dùng bậc anh tài. Tương tự, ở đây vẫn theo hình thức Đ+B, với Chấn bạt (cất nhắc, tiến dùng) là động từ của câu, còn Anh tài (bậc tinh anh, tài giỏi) làm bổ ngữ.
Ái dân cần chính
Dịch nghĩa Thương yêu dân, chăm việc nước. Đại tự này được thiết lập theo hình thức Đ-B+Đ-B. Vế thứ nhất Ái dân (thương yêu dân) thì Ái là động từ, dân là bổ ngữ. Sang vế hai Cần chính (chăm chỉ việc nước) thì Cần làm động từ, bổ ngữ cho cần là Chính.
Sùng Nho mẫn chính
Có nghĩa là Sùng thượng đạo Nho, chăm lo việc chính sự. Đại tự này cũng được lập theo hình thức Đ-B+Đ-B. Trong vế đầu, Sùng là động từ, Nho là bổ ngữ. Trong vế sau, động từ là Mẫn và Chính là bổ ngữ.
Về Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An có câu đại tự:
Tạo tựu nhân tài
Câu này có nghĩa Tác thành nhân tài. Được thiết lập theo hình thức Đ+B. Tạo tựu (tác thành) làm thành phần động từ chính, Nhân tài (người tài giỏi) làm thành phần phụ bổ ngữ. Mối hoà kết giữa các từ trong các câu này là rất mẫu mực...
Từ một vài khảo nghiệm trên, có thể nói những đại tự trong cuộc vận động đã đi đúng theo quy tắc truyền thống, kết cấu chặt chẽ, cân xứng cấu trúc hài hoà, hợp lý. Bước đầu cho thấy trình độ của giới học thuật Hán Nôm hiện nay về cơ bàn là rất chắc chắn, vững vàng, có chiều sâu về phương cách sử dụng, tạo lập. Đây là điều rất đáng quý trọng, ghi nhận sự kế thừa và bảo tồn
cho tri thức Hán Nôm trong thời đại hiện nay.
Xét sang tiêu chí thứ hai, các đại tự cần tạo được sự biểu trưng trong âm ý, sao cho ngôn đã tận mà ý vẫn dư, câu hết mà âm chưa hết, tức đạt tới sự dư âm vượt ra ngoài hạn chế từ ngữ. Đây là yêu cầu rất khó đặt ra cho những người làm đại tự xưa nay, thiết nghĩ nếu không có khả năng thẩm thấu, cảm âm tinh tế thì khó mà vượt qua được rào cản này. Đáng mừng thay, những kẻ sĩ thời nay (tui xin được kính cẩn gọi họ-những con người tài hoa đã tham gia trong cuộc vận động này như vậy) đều có thừa những tố chất đó.
Viết về vua Lý Thánh Tông-người có công dựng nên Văn Miếu, khởi đầu cho nền giáo dục nước nhà thì các đại tự thường để lại những dư âm trầm hùng mà chan chứa lòng tự hào :
Quốc học triệu cơ
( Mở nền Quốc học)
Tư văn triệu khải
( Bắt đầu nền tư văn)
Văn cơ triệu tạo
( Đặt nền móng cho nền văn hiến đất nước)
......
hay tạo ra dư âm cảm khái, đầy kính nghưỡng :
Càn khôn anh khí
( Khí tinh anh của trời đất)
Thạc đức nan danh
( Đức lớn khó nói )
Thiện ư kế thừa
( Giỏi việc kế thừa)
...
Viết về vua Lý Nhân Tông anh minh đảm lược, lập Quốc Tử Giám, khai Minh Kinh khoa thì âm vọng hứng khởi, ca vang:
Thái bình thịnh chủ
( Vị vua hưng thịnh thời thái bình)
Khuê Bích tư lãng
( Văn chương sáng tỏ từ đây)
Trác nhĩ nguy công
( Công cao vòi vọi )
......
Hay hào sảng, tươi tắn :
Hưng học nhậm hiền
( Phát triển việc học, dùng bậc hiền tài)
Kiến học di mưu
( Dựng nhà học-Quốc Tử Giám, mưu tính cho đời sau)
Bích Ung đỉnh lập
( Bích Ung dựng sừng sững)
......
Ca ngợi Lê Thánh Tông, một ông vua Nho giáo nhất trong thời đại phong kiến Việt Nam với đầy đủ đức, nhân, trí, dũng thì hừng lên âm hưởng chói ngời, sáng rỡ :
Hoán hồ hữu văn
( Có văn rực rỡ thay)
Chấn cổ hữu quang
( Rạng rỡ vượt đời xưa )
Hàm hoằng quang đại
( Bao dung, rộng rãi, sáng láng, lớn lao )
......
Có lúc lại trầm mặc, sâu xa :
Văn giáo đản phu
( Nền văn giáo đã mở mang khắp chốn)
Học tháo uyên nguyên
( Việc học đạt đến uyên nguyên)
Thiện chính thiện giáo
( Nền chính sự yên, nền giáo dục đẹp )
......
Ngợi ca về Chu Văn An, vị Tư nghiệp Quốc Tử Giám triều Trần đức cao vọng trọng, bác học danh thơm, tiết tháo trung liệt, dâng Thất trảm sớ, tác Tứ thư thuyết ước thì âm hưởng các đại tự trang nghiêm, kính cẩn :
Trực tiết cao phong
( Cương trực, phong cách cao cả)
Văn Trinh nghạnh tr
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH Song Linh Luận văn Kinh tế 0
A Đánh giá khái quát tiềm năng và đánh giá khái quát thực trạng phát triển kinh tế biển - đảo Kiến trúc, xây dựng 1
A Một số đánh giá khái quát công tác hạch toán tại xí nghiệp dược phẩm trung ương II Luận văn Kinh tế 0
M Đánh giá khái quát về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và hạch toán kế toán tại xí nghiệp dược phẩm trung ương 2 Luận văn Kinh tế 0
P Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính toàn công ty và hiệu quả hoạt động bộ máy kế toán toàn công ty CPCKLM Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
V Báo cáo Đánh giá khái quát về công ty Imexin và một số ý kiến đóng góp Tài liệu chưa phân loại 0
B Đánh giá khái quát về tình hình thu hút FDI tại Việt Nam. Anh (Chị) hãy trình bày giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn này tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Báo cáo Đánh giá khái quát công tác kế toán tại Công ty cổ phần TRAPHACO Tài liệu chưa phân loại 0
V Khái quát các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ và đánh giá thực tiễn giám định sở hữu trí tuệ Tài liệu chưa phân loại 0
H Đánh giá khái quát hoạt động quản lý và công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty CP may Hưng Yên Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top