Download Đề tài Khảo sát điền dã văn học người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Download miễn phí Đề tài Khảo sát điền dã văn học người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh





Tạ Chấn Dục謝振煜 sinh năm 1936 tại Nha Trang, bắt đầu làm thơ từ năm 1943, số lượng bài thơ ông sáng tác cũng tương đối khá, hầu như năm nào ông cũng có ít nhất 1 bài, nhiều thì 23 bài, trong 13 năm ông đã sáng tác 160 bài thơ. Phần lớn các bài thơ ông viết được đăng trên báo, tạp chí. Sau khi biên soạn, chỉnh lý lại còn được 76 bài, thế nhưng đây vẫn chưa thỏa nguyện tác giả. Ngoài thơ ông còn viết tản văn, truyện ngắn, tạp văn và phê bình văn học. Ông tiếp tục lao động nghệ thuật cho ra thêm nhiều tác phẩm nữa. Ông cũng từng viết các tác phẩm như Hai cô con gái 兩個女兒 (1963), Triều Dương mới 新生的朝陽,Khúc đợi chờ 期待曲,Con khóc rồi 孩子、你哭了,



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

, tất nhiên tình thế đã thay đổi, việc mua bán ngày càng có nề nếp hơn. Vào Chợ Lớn, “món gì cũng có, có tiền là có ngay”. Người qua lại tấp nập, không người nhàn rỗi. Nếu chúng ta thấy nhiều người Hoa và Việt tụ họp ở quán cà phê bình dân hay hiệu ăn sang trọng, không phải họ hưởng lạc thuần túy, chẳng qua là gặp nhau để thông báo về giá cả, tình hình cung cầu, biến động thị trường hay “gút lại công việc làm ăn nào đó” mà thôi.
Có thể nói giới công thương người Hoa không những thông hiểu mà còn nhạy cảm với đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, hiện nay trên các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, thương mại, dịch vụ, ngân hàng, lĩnh vực nào cũng có phần đầu tư của giới công thương ngưòi Hoa. Điều đáng nói là phạm vi đầu tư của họ không chỉ đóng khung trong các quận, huyện của thành phố mà còn mở rộng ra các vùng lân cận thuộc các tỉnh khác, thậm chí vương sang cả nước bạn Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan…. Ngành nghề mà họ đầu tư bao gồm cả những nghề sinh lợi ngay như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch, vui chơi - giải trí lẫn những ngành nghề phải đầu tư lâu dài, phải liên tục đổi mới thiết bị, công nghệ, phải cạnh tranh vất vả, mới thu được lợi nhuận như các ngành sản xuất tiêu dùng, chế biến hàng xuất khẩu, ngành xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng…. Nguồn vốn của họ ngoài vốn tự có, vốn của các tập đoàn công thương gia trong nước, còn có nguồn vốn do thân nhân bà con nước ngoài hỗ trợ. Nhìn chung, hoạt động kinh tế của cộng đồng người Hoa ngày càng sôi nổi, nhộn nhịp, phát triển theo chiều hướng đi lên. Những năm qua, họ đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng kinh tế của thành phố và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động của thành phố.
Tuy sống ở khu vực gần như riêng biệt, nhưng từ lâu, người Việt và người Hoa vẫn khăng khít trong việc làm ăn mua bán; lại giống nhau trên nét lớn về tín ngưỡng dân gian, đa thần, thờ Phật, thờ Quan Công, ăn Tết âm lịch, mùng 5 tháng 5 (Đoan Ngọ), ăn rằm tháng 7, vui tiết trung thu….Nhưng ở đồng bào người Hoa có một số mặt tích cực, cần được nghiên cứu và đề cao:
- Hiếu khách, nhớ ơn bạn bè, đã mang ơn thì nhớ ơn rất bền lâu.
- Lấy chữ Tín làm đầu, đã hứa là giữ lời hứa mặc dầu bị thiệt thòi. Trả nợ đúng thời hạn, chấp nhận bị lỗ vốn khi hàng hóa sụt giá thình lình. Không thích dùng giấy tờ, giao kèo, hay kiện tụng đến cửa quan. Giải quyết êm thấm nội bộ là tốt nhất.
- Không tự ái vụn vặt vì lời ăn tiếng nói lúc xã giao, giúp đỡ tận tình với bạn bè.
- Gắn bó với người Việt trong giai đoạn chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thời Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, người Hoa ở Hội kín đã trợ giúp nghĩa quân, mặc dầu việc lớn không thành, nhưng những đóng góp của họ là không thể phủ nhận. Công nhân, lớp người cùng kiệt thành thị người Hoa đã hưởng ứng những cuộc tranh đấu giai đoạn khi vừa có Đảng, thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Nhiều người Hoa đã can đảm hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng của cách mạng, thậm chí thân sa vào vòng tù đày nơi khám Chí Hòa, nơi nhà tù Côn Đảo, nhưng họ vẫn quyết một lòng trung trinh với Đảng với đất nước. Lòng từ thiện của người Hoa còn biểu hiện rõ rệt trong các phong trào xóa đói giảm nghèo, quyên góp cứu trợ đồng bào khi thiên tai, lũ lụt.
1.3. Tình hình chung về văn học trong cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh
Người Hoa đến Việt Nam cư trú lâu dài, đã mang theo những hoài cảm lẫn văn hóa vùng đất tổ. Con cháu họ tiếp tục được thừa kế văn hóa của tổ tiên mang từ cố quốc sang, lại tiếp thu vốn văn hóa tinh hoa của vùng đất mới cho nên đã nảy sinh không ít nhân tài. Vì thế, hai giai đoạn phát triển rực rỡ của văn học Hoa văn thành phố Hồ Chí Minh đều được lưu tiếng đến đời sau.
Trong giai đoạn đầu, vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, văn học Hoa văn phát triển rực rỡ, vẫn còn lưu lại tiếng thơm cho đến ngày nay với các thi xã như, thi đàn Chiêu Anh Các của Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên vốn thuộc thành Gia Định, nhóm Gia Định sơn hội, một số thành viên trong Bạch Mai thi xã. Tên tuổi gắn liền với văn học thời kỳ này phải kể đến Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tĩnh, Huỳnh Ngọc Uẩn, Trương Hảo Hợp, Diệp Minh Phụng, Vương Kế Sanh, Vương Văn Anh… tên tuổi của họ đã hợp chung và hoà vào dòng chảy văn học Việt Nam, trở thành yếu tố cấu thành không thể thiếu trong dòng văn học Việt Nam giai đoạn cổ trung đại. Giai đoạn tiếp theo, được xem là thời kỳ suy thoái của văn học người Hoa.
Sau khi Pháp đánh chiếm miền Nam, tiếng Việt ngày càng bị Latinh hóa, Quốc ngữ cũng dần dần định hình, trước phong trào vận động sử dụng chữ Quốc ngữ rầm rộ của nhà cầm quyền, không còn mấy người học Hán văn, thành ra văn học Hoa văn càng ngày bị suy thoái. Nhà thơ Trần Tế Xương đã từng than rằng: phong trào nho học đã suy tàn, mười người học thì có đến chín người thôi. Vì muốn bảo lưu bản sắc văn hóa dân tộc, những gia đình người Hoa giàu có đã đưa con cái họ về lại Trung Quốc để học tập sách thánh hiền, lớp trẻ này do đó mà sự liên hệ về tình cảm và văn hóa đối với “đất mới” miền Nam Việt Nam không còn chặt chẽ như các thế hệ cha ông chúng.
Sau giai đoạn suy thoái, khoảng giữa thế kỷ 20, văn học người Hoa bắt đầu phát triển trở lại, đây là giai đoạn được đánh giá là thời kỳ phát triển thứ hai trong lịch sử phát triển của dòng văn học người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau chiến tranh Trung - Nhật và cuộc đại chiến thế giới lần hai, càng có nhiều trí thức người Hoa từ Trung Quốc di cư đến Việt Nam, không chỉ thông hiểu văn học truyền thống, họ còn rất hiểu biết về Tây học và tư tưởng tiến bộ. Họ mở trường học, mở toà soạn tòa báo nhằm thúc đẩy việc phát triển văn hóa Hoa văn. Về phương diện văn học, những việc làm đó đã cổ vũ mạnh mẽ cho sự phát triển văn học bạch thoại, đặc biệt là thơ và tản văn mới. Từ cuối thập niên 40 đến đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, trong số những di dân người Hoa này đã xuất hiện không ít những nhân tài và những con người lòng tràn đầy nhiệt huyết đối với văn học, như Đặng Hồng Nho, Hoắc Văn, La Phong, Diệp Truyền Hoa, Trần Hữu Cầm, Triệu Đại Độn...Có thể nói đây là những người đi đầu trong việc tạo ra đỉnh cao thơ hiện đại và thơ cổ ở cả hai thập niên 60 và 70.Giai đoạn này có khá nhiều tác phẩm được xuất bản, như Thập nhị thi tập, Tượng Nham cốc thi diệp, Thuỷ thủ, Kiếp Dư ngâm thảo, Thính Vũ lâu thi thảo, Long Trai thi tập, Diệp Truyền Hoa thi tập, Hiến cấp ngã đích ái nhân, Thuỷ chi mê, Bút luỹ, Phong xa, Trung học sinh, Mê phong…. Về thành tựu đa dạng phong phú của văn học ở giai đoạn này, trước mắt vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào xoáy vào nội dung nêu trên, lại thêm các công trình trên phần nhiều thất lạc, hiện chúng tui chỉ tìm lại được khoảng 50% số tài liệu nêu trên.
Giai đoạn thứ tư, giai đoạn tiềm tàng của văn học Hoa văn. Sau giải phóng miền Nam nă...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Khảo sát đặc điểm men giống sử dụng trong sản xuất bánh men thuốc Bắc tại Phong Điền, Cần Thơ Khoa học Tự nhiên 3
C Khảo sát năng suất sản xuất và chất lượng rượu đế khu vực Phong Điền, Cần Thơ Khoa học Tự nhiên 0
A Khảo sát giai đoạn lên men rượu đế Phong Điền ở qui mô phòng thí nghiệm Khoa học Tự nhiên 0
T Điều tra khảo sát hiện trạng các khu nghĩa trang vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đề xuất phương án quy hoạch xây dựng nghĩa trang hợp vệ sinh Tài liệu chưa phân loại 0
E Khảo sát thành phần hóa học của cây an điền hoa nhỏ hedyotis tenelliflorablume, họ cà phê (rubiaceae) Tài liệu chưa phân loại 0
D Nhờ giúp đỡ điền bảng khảo sát cho luận văn tốt nghiệp - chủ đề mua sắm online Sinh viên chia sẻ 0
R Nhờ các bạn điền giúp bản khảo sát e-shopping Sinh viên chia sẻ 0
A Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong Nông Lâm Thủy sản 0
R Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng của nấm linh chi Ganoderma lucidum Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát thành phần hoá học hướng tác dụng chống oxi hoá phân đoạn ethyl acetat của lá cây xạ đen Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top