Akiba

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Khảo sát một số dòng lúa nhập nội từ tổ hợp lai IR64 x AZUCENA trong vụ mùa 2010 tại Gia Lâm

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Tình hình sản xuất lúa trong và ngoài nước 3
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 3
2.1.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo trong nước 5
2.2 Nghiên cứu về nguồn gốc và phân loại lúa. 6
2.2.1 Nghiên cứu về nguồn gốc cây lúa 6
2.2.2 Phân loại lúa 7
2.3. Nghiên cứu về đặc điểm của 2 loài phụ Japonica và Indica 8
2.4. Nghiên cứu về tính bất thụ giữa Japonica và Indica và biện pháp khắc phục 13
2.5.1 Bất thụ về di truyền học 14
2.5.2 Tính bất thụ về tế bào học 15
2.5.3 Tính bất thụ về sinh hoá học 15
2.5.4 Một số giải pháp 15
2.5. Đặc tính chống chịu độc tố sắt của cây lúa 16
2.6. Các nghiên cứu về con lai IR64 x AZUCENA 20
2.6.1. Đặc điểm của giống lúa IR64 và AZUCENA 20
2.6.2. Một số nghiên cứu về con lai của IR64 x AZUCENA 20
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. Nội dung nghiên cứu 25
3.2. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu 25
3.2.1.Vật liệu nghiên cứu. 25
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu 25
3.2.3.Thời gian nghiên cứu. 25
3.3.Phương pháp nghiên cứu 25
3.3.1.Bố trí thí nghiệm. 25
3.3.2.Phương pháp tiến hành thí nghiệm. 25
3.3.2.1. Thời gian bố trí thí nghiệm 25
3.3.2.1. Quy trình thí nghiệm. 26
3. 4. Các chỉ tiêu theo dõi 26
3.4.1. Thời kì mạ. 26
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi trên ruộng cấy. 26
3.4.3. Các chỉ tiêu sinh lý: 28
3.5. Phương pháp sử lý số liệu. 29
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1. Kết quả phân nhóm của tập đoàn dòng lúa mới nhập nội. 30
4.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng. 32
4.3. Chiều cao cây của các dòng lúa mới nhập nội triển vọng tham gia thí nghiệm. 35
4.4. Số nhánh và tốc độ đẻ nhánh của các dòng lúa mới nhập nội triển vọng. 38
4.5. Số lá và tốc độ ra lá của các dòng lúa mới nhập nội triển vọng 40
4.6. Chỉ số SPAD của các dòng lúa mới nhập nội triển vọng 44
4.7. Một số đặc điểm về diện tích lá, độ dày lá và chỉ số diện tích lá của các đòng lúa mới nhập nội triển vọng 45
4.8. Một số đặc điểm về lá đòng của tập đoàn dòng lúa mới nhâp nội triển vọng 47
4.9. Một số tính trạng số lượng của các dòng lúa mới nhập nội triển vọng 49
4.10. Một số đặc điểm hình thái của các dòng lúa mới nhập nội triển vọng 50
4.11. Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa mới nhập nội triển vọng. 52
4.12. Năng suất tích lũy của tập đoàn dòng lúa mới nhập nội triển vọng 55
4.13. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng hạt gạo. 56
4.14. Tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của các dòng lúa mới nhập nội triển vọng. 58
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 60
5.1. Kết luận 60
5.2. Đề nghị 60
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa Oryza sativa L là một trong những cây lương thực chính, cung cấp lương thực cho hơn 65% dân số trên thế giới, có khả năng thích ứng rộng với vùng trồng từ 530 vĩ Bắc đến 400 vĩ Nam. Hiện nay hơn 100 nước trên thế giới sản xuất lúa.Trong đó, châu Á là vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu chiếm 90% về sản lượng cũng như về diện tích, là nơi có nền nông nghiệp cổ xưa nhất gắn liền với canh tác lúa nước. Từ bao đời nay cây lúa đã gắn liền với đời sống dân tộc, với lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam. Cây lúa luôn là cây lương thực chiếm đa số trong sản xuất nông nghiệp và là nhân tố quan trọng ổn định tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước.
Trong những thập kỷ qua loài người đang đứng trước nguy cơ bùng nổ về dân số và theo FAO để đảm mức tiêu dùng lương thực ổn định, mức tăng sản lượng hàng năm gấp hai lần so với mức tăng dân số. Đến năm 2030 toàn thế giới phải sản xuất lượng lúa gạo nhiều hơn khoảng 60% so với những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu tăng dân số. Trước tình hình đó cây lúa đã và đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học nhằm tạo ra nhưng giống lúa đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu tốt với sự thay đổi của điều kiện môi trường. Dòng nhập nội là nguồn vật liệu phong phú bổ sung vào nguồn gen mà chúng ta không có, từ những vật liệu này các nhà chọn tạo giống đã sử dụng để tạo ra nhiều giống lúa mới đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vật liệu này các nhà chọn giống phải nắm vững các đặc trưng, đặc tính của chúng trên cơ sở nghiên cứu phân loại một cách có hệ thống. Một dòng lúa mới nhập nội cho dù nhằm mục đích làm nguồn vật liệu chọn tạo dòng, giống mới phục vụ cho công tác lai tạo hay đưa vào sản xuất đại trà và được chấp nhận đều cần tiến hành khảo sát, so sánh, thử nghiệm qua nhiều năm, và ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Để có được giống lúa mới nhà chọn giống có nhiều biện pháp thực hiện như: lai tạo, xử lý đột biến, nuôi cấy bao phấn và nhập nội. Trong đó phương pháp nhập nội giống có thể rút ngắn được thời gian đưa một dòng vào thử nghiệm hay một giống mới và sản xuất trong vòng 1-2 năm. Bên cạnh đó các dòng nhập nội còn có thể cung cấp nguồn gen mới phong phú phục vụ cho công tác cải tiến giống
Độc tố sắt trong đất trồng lúa có thể làm giảm nghiêm trọng năng suất hạt (Genon và cs. (1994) ). Việc cải tiến giống lúa chống chịu với độ độc sắt được đặt ra cho việc nghiên cứu từ rất sớm. Căn cứ vào điều tra DNA trên bố mẹ vào năm 1995 tại IRRI, người ta ghi nhận IR64 (indica) là giống nhiễm, và AZUCENA (Japonica) là giống chống chịu tốt với độc tố sắt. bằng phương pháp maker phân tử người ta xác định được các gen chống chịu với độc tố sắt từ tổ hợp lai IR64 x Azucena.
Xuất phát từ yêu cầu đặt ra và đặc điểm của biện pháp chọn tạo giống bằng con đường nhập nội và để đánh giá tiềm năng năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu của các dòng lúa nhập nội đó, chúng tui tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát một số dòng lúa nhập nội từ tổ hợp lai IR64 x AZUCENA trong vụ mùa 2010 tại Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
• Đánh giá các đặc điểm sinh trưởng, phát triển, đặc tính nông sinh học, đặc điểm hình thái của các dòng lúa mới nhập nội.
• Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
• Chọn lọc dòng ưu tú từ tổ hợp lai IR64 x AZUCENA có triển vọng về năng suất, khả năng chống chịu và thời gian sinh trưởng.




PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình sản xuất lúa trong và ngoài nước
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Lúa là cây lương thực chính cung cấp hơn 50% tổng lương thực được tiêu thụ cho toàn nhân lọai. Xét về mức tiêu dùng thì lúa là cây lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất (chiếm 85% tổng sản lượng sản xuất ra ), sau đó là lúa mỳ ( chiếm 60% ), và ngô (chiếm 25 % ).Ngoài hạt gạo bộ phận chính làm lương thực thì lúa còn có các sản phẩm phụ như tấm, cám, trấu, rơm rạ, cũng được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết khác nhau. Lúa gạo cung cấp tinh bột, protein, lipit, vitamin và các chất khoáng cần thiết khác cho cơ thể con người, đặc biệt là các vitamin B.
Theo FAO (2006) toàn thế giới có 114 nước trồng lúa và phân bố ở các Châu lục : châu Phi có 41 nước trồng lúa, châu Á 30 nước, Bắc Trung Mỹ 14 nước, Nam Mỹ 13 nước, châu Âu 11 nước, châu Đại Dương 5 nước. Diện tích lúa biến động và đạt khoảng 152,000 triệu ha, năng suất trung bình sấp xỉ 4,0 tấn / ha. Ấn độ là nước có diện tích trồng lúa cao nhất: 44,790 triệu ha, Jamaica là nước có diện tích trồng lúa thấp nhất 24 ha. Năng suất lúa cao nhất đạt 94,5 tạ/ ha tại Austraylia và thấp nhất là 9 tạ/ ha tại Irac .
Về sản lượng, trong những năm gần đây sản xuất lúa gạo của thế giới tăng nhanh: năm 1960 sản xuất 200 triệu tấn gạo, thì năm 2004 là 600 triệu tấn, năm 2005 là 700 triệu ( FAO, 2005)
Ứng dụng kỹ thuật vào sản suất nông nghiệp, năng suất lúa luôn được cải thiện : Năm 1960, năng suất lúa bình quân trên thế giới là 1,04 tấn/ha, đến 2008, năng suất lúa thế giới bình quân đạt 4,25 tấn/ha. Năm 2008, nước sản xuất lúa đạt năng suất cao nhất là Uruguay 8,01 tấn/ha, kế đến là Mỹ: 7,68 tấn/ha và Peru: 7,36 tấn/ha. Trong khi đó nước có sản lượng cao nhất là Trung Quốc, năng suất chỉ đạt 6,61 tấn/ha và Việt Nam sản lượng đứng thứ năm, năng suất đạt 4,88 tấn/ha. Nếu năng suất lúa Việt Nam phấn đấu bằng với Uruguay thì sản lượng sẽ tăng gần gấp đôi hiện nay.
Theo dự báo của Ban Nghiên cứu Kinh tế-Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong giai đoạn 2007-2017, các nước sản xuất gạo ở châu Á sẽ tiếp tục là nguồn xuất khẩu gạo chính của thế giới, bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Một số nước khác cũng sẽ đóng góp giúp tăng sản lượng gạo thế giới như: Ấn Độ, các tiểu vùng Sahara Châu Phi, Bangladesh, Philippines, Brazil.


Về nhập khẩu, trên thế giới có đến 27 nước thường xuyên nhập khẩu gạo từ 100000 tấn / năm trở lên, trong đó có 5 nước phải thường xuyên nhập khẩu với số lượng trên 1 triệu tấn/ năm. Một số nước sản xuất lúa gạo lớn nhất trên thế giới xong do năng suất thấp hay dân số đông nên vẫn phải nhập một số lượng gạo lớn như Indonesia, Philippin, Bangladesh, Brazil. Thị trường nhập khẩu chính tập trung ở Đông Nam Á ( Indonesia,Philippin, Malaysia ), Trung Đông ( Iran, Irac, Ả Rập xê Út, Siri…) và châu Phi ( Nigieria, Senegan, Nam Phi ).
2.1.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo trong nước
Việt Nam là nước có truyền thống trồng lúa. Nền văn minh lúa nước có trên 4.000 năm lịch sử. Lúa gạo cung cấp nguồn lương thực cơ bản, tạo việc làm cho hàng triệu người, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội. chính trị trong lịch sử phát triển đât nước Việt Nam. Cây lúa chiếm trên 50% diện tích đất nông nghiệp và trên 60% tổng diện tích gieo trồng hàng năm, khoảng trên 80% hộ gia đình nông thôn trong cả nước tham gia vào sản xuất lúa gạo. Năm 2005 sản lượng lúa tăng lên 35 triệu tấn , đến năm 2009 theo thống kê sơ bọ của tổng cục thống kê sản lượng lúa là 38,9 triệu tấn. Năng suất tăng nhanh từ 4,2 triệu tấn năm 2000 lên 5,2 triệu tấn năm 2008
Năm 2006 diện tích trồng lúa của cả nước đạt từ 7,32 triệu ha với năng suất trung bình 4,9 tấn / ha, sản lượng dao động khoảng 35,85 triệu tấn / năm. Xuất khẩu ổn định từ 2,5 triệu tấn đến 4 triệu tấn gạo/ năm. Trong giai đoạn tới, diện tích trồng lúa sẽ duy trì 7,0 triệu phấn đấu năng suất trung bình 5 tấn/ha. Sản lượng lương thực 35 triệu tấn và xuất khẩu ổn định ở mức 3,5 – 4 triệu tấn gạo chất lượng cao.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa gạo ở Việt Nam
Năm Diện tích
(triệu ha ) Sản lượng
(triệu tấn) Năng suất
(tấn/ha)

2000 7.67 32.53 4.2
2001 7.49 32.11 4.3
2002 7.50 34.45 4.6
2003 7.45 34.57 4.6
2004 7.45 36.15 4.9
2005 7.33 35.83 4.9
2006 7.32 35.85 4.9
2007 7.21 35.94 5.0
2008 7.40 38.73 5.2
Sơ bộ 2009 7.44 38.90 5.2
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cùng với sản xuất, phát triển và tăng trưởng khá, giá gạo xuất khẩu cũng tăng lên: năm 2003 tính bình quân chỉ đatj 188,2 USD/ tấn, đến năm 2004 tăng lên 232 USD / tấn, năm 2005 tăng lên 275 USD/ tấn và đến năm 2007 tăng lên 365 USD / tấn, nên trong năm 2007 Việt Nam đã thu về 1,7 tỷ USD từ việc xuất khẩu 4,53 tấn gạo, đây cũng là năm cao nhất trong vong 17 năm liền xuất khẩu gạo của Việt Nam .
Việt Nam đã ra nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo tham gia bình đẳng vào thị trường thương mại nông sản thế giới. Tuy chúng ta đang có nhiều thuận lợi: chính sách, lao động , điều kiện tự nhiên, khoa học kỹ thuật, … nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức lớn : Quá trình đô thị hóa tăng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, diện tích sản xuất manh mún, nhỏ hẹp khó áp dụng cơ giới hóa, dịch hại mới phát sinh là giảm năng suất lúa, hơn nữa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng làm giảm nghiêm trọng đến chất lượng gạo. Do đó để ngành sản xuất lúa gạo của cả nước ta phát triển hiệu quả và bền vững việc liên kết 4 nhà ( nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp ) cần được thực hiện một cách sâu rộng trên khắp cả nước.
2.2 Nghiên cứu về nguồn gốc và phân loại lúa.
2.2.1 Nghiên cứu về nguồn gốc cây lúa
Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây nhất thấy rằng: lúa trồng châu Á (Oryza Sativa L.) xuất hiện cách đây 8.000 năm (Lu BR và cs, 1996) .
Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… cây lúa đã có mặt từ 3000 – 2000 năm trước công nguyên (TCN).
Tổ tiên trực tiếp của lúa trồng châu Á là (Oryza Sativa) vẫn chưa được kết luận chắc chắn. Một số tác giả: Sampath và Rao (1951), Sampath và Govidaswami (1958), Oka (1974) cho rằng (Oryza Sativa) có nguồn gốc từ lúa dại lâu năm (O.rufipogon). Nhiều tác giả khác như Chatterjee (1951), Chang (1976) lại tin rằng (O.sativa)được tiến hoá từ lúa dại hàng năm (O. nivara).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Ứng dụng phương pháp xoáy rời rạc để xác định và khảo sát các đặc tính khí động của cánh khí cụ bay trong dòng khí dưới âm Khoa học Tự nhiên 0
K Ứng dụng mô hình swat khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu và sử dụng đất cho lưu vực sông Thạch Hãn Khoa học Tự nhiên 0
W Khảo sát đặc tính nông học, năng suất và đặc tính phẩm chất hạt của 13 giống/dòng nếp tại trại giống Bình Đức vụ đông xuân năm 2004-2005 Tài liệu chưa phân loại 0
A Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong Nông Lâm Thủy sản 0
R Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng của nấm linh chi Ganoderma lucidum Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát thành phần hoá học hướng tác dụng chống oxi hoá phân đoạn ethyl acetat của lá cây xạ đen Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát ảnh hưởng của bột chuối xanh thay thế đến chất lượng bánh mì Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát tính chất đặc trưng Von-Ampe của một số hợp chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát quy trình sản xuất tôm giống càng xanh Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát phương thức sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng Việt Văn học 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top