Download Đề tài Khảo sát tình hình thanh tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại- tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau miễn phí
Qua thực tiễn diễn biến tranh chấp đất đai xảy ra tại tỉnh Cà Mau từ năm 1998 đến nay nhìn chung có nhiều loại hình tranh chấp khác nhau, mỗi dạng tranh chấp phát sinh tại một thời điểm nhất định do những nguyên nhân khác nhau. Phân loại tranh chấp đất đai là việc làm cần thiết nhằm nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp cho từng loại tranh chấp đất đai.
Có hai kiểu phân loại tranh chấp đất đai, hay là phân theo mục đích sử dụng (tranh chấp về quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng) hay là phân theo chủ thể tham gia quan hệ tranh chấp đất đai gồm: tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân; giữa cá nhân với tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị (gọi chung là tổ chức); giữa tổ chức với tổ chức.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
, thậm chí nhảy vào chiếm giữ tranh chấp rất quyết liệt, có số trường hợp đất hoang hóa sau giải phóng Nhà nước ta xây dựng nông trường (gần 30 năm) nay chủ cũ ngang nhiên vào giành lại. Mặt khác do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc thu hồi lại một phần đất sản xuất nông nghiệp của nhân dân để mở rộng đô thị, mở rộng khu công nghiệp, các công trình công cộng của Nhà nước việc thực hiện chính sách đền bù giải tỏa từng thời điểm có khác nhau, trước Luật Đất đai năm 1993 ta thu hồi chỉ bồi hoàn hoa màu và các vật kiến trúc có trên mặt đất, nay đất đó đã giao cấp lại cho cán bộ và nhân dân, và đất có giá rất cao, người bị thu hồi đất có cảm giác họ như bị mất trắng còn số hộ nhận được đất, được hưởng lợi rất lớn.b. Công tác giải quyết các tranh chấp, khiếu nại:
b.1. Tình hình: Do kinh tế phát triển, trình độ dân trí được nâng cao, việc đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống ngày càng rộng rãi nên người dân lỉnh hội được chính sách pháp luật tăng lên đáng kể, làm cho người dân xóa đi những tập tục, những cái tui của địa phương mình là những việc không rõ ràng cũng đi yêu cầu, khiếu nại. Kết quả đơn yêu cầu của người dân gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết ngày càng giảm.
b.2. Kết quả: Tổng số đơn nhận được từ năm 1998 đến nay là 4555 đơn (từ năm 1999-2001: 3115 đơn, từ năm 2002 đến nay: 1440 đơn). Đã xử lý 2650 đơn, còn tồn động 1905 đơn.
Số vụ thuộc thẩm quyền từ năm 1998 đến nay là 4555 đơn (năm 1999-2001: 3115 đơn, năm 2002 đến nay: 1440 đơn), số vụ việc được giải quyết là 2650 đơn.
c. Công tác giải quyết tố cáo, vi phạm pháp Luật đất đai:
c.1. Tình hình: Đơn tố cáo vi phạm pháp luật về đất đai thời gian qua tuy không nhiều (từ năm 1998 đến nay có 07 đơn) nhưng nó cũng cho ta thấy được việc thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu của cán bộ ta còn yếu kém. Từ khi có chỉ thị 09/CT-TW, việc đơn tố cáo vi phạm pháp luật về đất đai theo chiều hướng giảm (trước khi có chỉ thị 09/CT-TW là 04 đơn, sau khi có chỉ thị 09/CT-TW là 03 đơn).
Do sự chỉ đạo kịp thời và kiên quyết của trung ương Đảng, của chính phủ, đồng thời cấp ủy Đảng chính quyền ban ngành toàn thể các cấp đã quan tâm chỉ đạo sâu sắc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, cơ sở pháp lý để giải quyết khiếu nại, tố cáo đã tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh, nên đã phát huy tính tích cực và hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở trong giải quyết khiếu nại tố cáo. Cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhiều người có trình độ, năng lực và kinh nghiệm, có bản lĩnh vững vàng, có trách nhiệm. Trong giải quyết biết lấy dân làm gốc, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và tuân thủ nghiêm chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước
c.2. Kết quả: Tổng số vụ tố cáo vi phạm về đất đai từ năm 1998 đến nay là 07 vụ (năm 1999 - 2001: 04 vụ, năm 2002 đến nay: 03 vụ), số lượng đã giải quyết: 07 vụ.
2. Các dạng tranh chấp:
Qua thực tiễn diễn biến tranh chấp đất đai xảy ra tại tỉnh Cà Mau từ năm 1998 đến nay nhìn chung có nhiều loại hình tranh chấp khác nhau, mỗi dạng tranh chấp phát sinh tại một thời điểm nhất định do những nguyên nhân khác nhau. Phân loại tranh chấp đất đai là việc làm cần thiết nhằm nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp cho từng loại tranh chấp đất đai.
Có hai kiểu phân loại tranh chấp đất đai, hay là phân theo mục đích sử dụng (tranh chấp về quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng) hay là phân theo chủ thể tham gia quan hệ tranh chấp đất đai gồm: tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân; giữa cá nhân với tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị (gọi chung là tổ chức); giữa tổ chức với tổ chức.
Tại tỉnh Cà Mau đã nổi lên một số dạng tranh chấp và biện pháp giải quyết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong thời gian qua chỉ mang tính chất vận dụng chung Luật Đất đai năm 1993; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 và mới đây nhất là sự ra đời của Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản để áp dụng vào thực tế của từng vụ tranh chấp. Tỉnh Cà Mau chưa có văn bản nào quy định biện pháp giải quyết cho từng dạng tranh chấp đất đai khác nhau. Đây là một khó khăn chính trong quá trình giải quyết tranh chấp nhưng nhìn chung có thể khái quát một số dạng tranh chấp và biện pháp giải quyết trong thời gian qua như sau:
a. Đòi lại đất cũ:
Dạng tranh chấp này trên địa bàn tỉnh Cà Mau diễn ra phổ biến và phức tạp được thể hiện ở những dạng sau:
*Đòi lại đất cũ khi thực hiện chủ trương “nhường cơm sẻ áo” thời kỳ 1975- 1980:
Ở dạng tranh chấp này người nhường đất hiện nay đời sống gặp nhiều khó khăn, không có đất sản xuất. Nhưng khi đó người được nhường hiện nay không canh tác trực tiếp trên phần đất đó hay sang nhượng cho người khác.
Khi giải quyết dạng tranh chấp trên nếu căn cứ theo điều 2 Luật Đất đai năm 1993 và Luật sửa đổ bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 thì không giải quyết trả lại đất cho chủ cũ. Nhưng trong giải quyết tranh chấp đất đai phải kết hợp Luật Đất đai với các chính sách xã hội khác và đảm bảo người làm nông nghiệp có đất sản xuất. Chính vì vậy có trường hợp giải quyết trả lại một phần, có trường hợp trả lại tiền công khai phá ban đầu.
* Đòi lại đất thời kỳ 1980 - 1990 đưa vào hợp tác xã hay tập đoàn sản xuất:
Khi các hợp tác xã, tập đoàn bị giải thể thì phần lớn đất được trả về chủ cũ nhưng có một số bộ phận nông dân không lấy được đất vì người đang sử dụng phần đất đó ngoài ra không còn phần đất nào khác hay đã làm nhà ở vì không có chổ ở.
Ở dạng tranh chấp này cũng tương tự như dạng trên cũng kết hợp Luật Đất đai với các chính sách xã hội khác nhau và đảm bảo cho người làm nông nghiệp có đất sản xuất. Chẳng hạn nếu người chủ cũ đòi lại đất mà hiện tại người này có kinh tế ổn định hay đã có đất canh tác đảm bảo cuộc sống, còn người đang canh tác chỉ sống nhờ chủ yếu vào phần đất đó thì giải quyết bằng cách người hiện đang canh tác phải trả tiền công cải tạo, khai phá trước đây cho chủ cũ hay là chia đôi khi có trường hợp trả lại hoàn toàn phần đất đó.
Khi giải quyết dạng tranh chấp này gặp một số khó khăn như trường hợp chủ cũ hiện nay gặp khó khăn không có đất sản xuất và người đang sử dụng đất thì đời sống chủ yếu dựa vào phần đất nói trên. Khi giải quyết trả lại một phần hay chia đôi thì người đang sử dụng phần đất đó cho rằng họ sử dụng ổn định lâu dài và có đóng thuế sử dụng đất về phía chủ cũ họ đưa ra chứng cứ chứng minh đất này là của họ nay gia đình gặp khó khăn nên xin lại một phần. Khi giải quyết dạng này chủ yếu là hòa giải.
* Đòi lại đất hay đòi lại tiền hoa lợi khi thực hiện chính sách “trang trải” đất đai thời kỳ 1981 – 1983:
Khi thực hiện chủ trương này có Quyết định 13/HĐ-BT của Hội Đồng Bộ T...