peachgirl_91211

New Member

Download miễn phí Khảo sát tỷ lệ bệnh hen kèm theo ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn có biểu hiện dị ứng và skin prick test dương tính





Nhận xét: triệu chứng cơ năng dị ứng mũi ở mẫu nghiên cứu rất rõ ràng,
85,63% BN có cả 4 triệu chứng: ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi và nghẹt mũi.
93,13% Có 2 triệu chứng ngứa mũi + nhảy mũi và một trong 2 triệu chứng
nghẹt mũi và sổ mũi và 98,75% Có triệu chứng sổ mũi và một trong 3 triệu
chứng: ngứa mũi, nhảy mũi và nghẹt mũi. Trong 4 triệu chứng trên thì hắt
hơi, sổ mũi chiếm tỷ lệ rất cao: 98,75%.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

KHẢO SÁT TỶ LỆ BỆNH HEN KÈM THEO Ở BỆNH NHÂN
VIÊM MŨI XOANG MẠN CÓ BIỂU HIỆN DỊ ỨNG
VÀ SKIN PRICK TEST DƯƠNG TÍNH
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: nhiều giả thuyết cho rằng viêm mũi dị ứng và hen là một bệnh,
xảy ra ở hai vị trí khác nhau trên đường hô hấp. Trên thế giới, có khá nhiều
nghiên cứu dịch tễ học về mối liên quan giữa hai bệnh hen và viêm mũi dị
ứng, tại Việt Nam, vẫn chưa có nghiên cứu nào về mối liên quan giữa 2 bệnh
này.
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ bệnh hen kèm theo và những triệu chứng gợi ý hen
thường gặp ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn có biểu hiện dị ứng và skin
prick test dương tính.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu tiền cứu, mô tả,
cắt ngang. Cỡ mẫu N=160. Tiêu chuẩn chọn mẫu: những bệnh nhân từ 16
tuổi trở lên viêm mũi xoang mạn có triệu chứng dị ứng mũi và skin prick test
(SPT) dương tính với một trong 3 dị nguyên: Blomia tropicalis (B.T),
Dermatophagoides farinae (D.F), Dermatophagoides pteronyssinus (D.P).
Tất cả bệnh nhân trong mẫu được khám và đo chức năng hô hấp tìm bệnh
hen.
Kết quả: Tỷ lệ hen phế quản ở bệnh nhân viêm mũi xoang có biểu hiện dị
ứng và SPT dương là 30%. Những triệu chứng gợi ý hen thường gặp ở bệnh
nhân viêm mũi xoang có biểu hiện dị ứng và SPT dương là: ho, nặng ngực
về đêm.
Kết luận: Tỷ lệ hen phế quản kèm theo ở bệnh nhân viêm mũi xoang có biểu
hiện dị ứng và SPT dương là 30%. Những triệu chứng gợi ý hen thường gặp
ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn có biểu hiện dị ứng và SPT dương là: ho,
nặng ngực về đêm.
ASBTRACT
RISK OF ASTHMA IN SUBJECTS WITH ALLERGIC
RHINOSINUSITIS: A CROSS-SECTIONAL STUDY FROM 7/2007 TO
8/2008 AT ENT HOSPITAL, HCMCITY, VIETNAM
Tran Doan Trung Cang, Nguyen Thi Ngoc Dung, Le Thi Tuyet Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 256 -
263
Objective: The aim of this cross-sectional study was to investigate the
prevalence of the coexistence of asthma in patients suffering from allergic
rhinosinusitis and having positive skin prick test (SPT) reaction.
Methods: Cross-sectional study of patients over 16 years of age, who
completed a detailed questionnaire and underwent skin prick test (SPT) and
lung function tests.
Results: Of 160 patients with allergic rhinosinusitis symptoms and having
positive SPT, the prevalence of positive SPT reaction with three testing
allergens are: D. pteronyssinus (90%), D. farinae (83.75%) and B. tropicalis
(71.25%). Between them, 142 patients (88.75%) had SPT positive with
multiple allergens in which 90 patients (56.25%) with three allergens and 52
patients (32.5%) with two allergens. Of 160 patients had to undergo lung
function tests, 30% (48/160pts) had suggestive asthma. Nocturnal cough
(79.2%) and chest tightness (25%) were the most common symptoms in
those patients.
Conclusion: With the patients who had allergic rhinosinusitis symptoms, the
most common aetiologic allergen was D. pteronyssinus (90%). Among 160
allergic rhinosinusitis patients who had the evidence of asthma clinically and
SPT positive, 48 patients (30%) had restricted lung function test that
suggested asthma. The most common symptoms of asthma were nocturnal
cough and chest tightness (p<0.05).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen và viêm mũi dị ứng là hai bệnh thường xảy ra đồng thời, vì thế nhiều
giả thuyết cho rằng đó là một bệnh, xảy ra ở hai vị trí khác nhau trên đường
hô hấp. Hen là biểu hiện bệnh ở đường hô hấp dưới và viêm mũi dị ứng là
biểu hiện bệnh ở đường hô hấp trên (1). Viêm mũi dị ứng và hen dị ứng là
hai bệnh xuất phát từ phản ứng miễn dịch qua trung gian IgE, thường khởi
phát từ những yếu tố dị ứng như: phấn hoa, phấn của một số loài cây cỏ, bụi
nhà, lông xúc vật như chó, mèo, khói thuốc lá… Tuy nhiên, ở bệnh nhân vừa
viêm mũi dị ứng vừa hen, điều trị bằng thuốc kháng histamine và
glucocorticoids xịt mũi chỉ có khả năng làm giảm triệu chứng hen, mà không
thể điều trị triệt để bệnh hen. Chính vì vậy, khi bệnh nhân cùng một lúc vừa
viêm mũi dị ứng vừa hen chúng ta phải có kế hoạch điều trị kết hợp thì kết
quả sẽ tốt hơn. Trên thế giới, có khá nhiều nghiên cứu dịch tễ học về mối
liên quan giữa hai bệnh hen và viêm mũi dị ứng. Khoảng 78% bệnh nhân
hen có kèm viêm mũi dị ứng và 38% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có kèm
hen, 64% trường hợp viêm mũi có trước hen trong nhóm bệnh nhân vừa
viêm mũi vừa hen. Điều này cho thấy viêm mũi dị ứng có thể là yếu tố nguy
cơ gây ra hen. Trong một nghiên cứu khác theo dõi suốt 23 năm, nhóm viêm
mũi dị ứng có tần suất hen nhiều gấp 3 lần so với nhóm không viêm mũi (1).
Tại Việt Nam, vẫn chưa có nghiên cứu nào về mối liên quan giữa 2 bệnh
này, trong khi một thực trạng tại Việt Nam là các bạn sĩ tại khoa khám bệnh
luôn làm việc trong tình trạng quá tải, thời gian dành cho một bệnh nhân rất
ít để có thể chẩn đoán được một bệnh chứ chưa nói đến là bệnh nhân bị cùng
một lúc hai bệnh. Do đó, để thuận lợi hơn trong việc chẩn đoán và điều trị
bệnh, chúng tui tiến hành nghiên cứu khảo sát tỷ lệ bệnh hen kèm theo ở
bệnh nhân viêm mũi dị ứng, tuy nhiên vì điều kiện y tế hiện nay tại TPHCM
chưa đủ để chẩn đoán xác định viêm mũi dị ứng nên chúng tui tiến hành
nghiên cứu tỷ lệ bệnh hen kèm theo ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn có
biểu hiện dị ứng trên lâm sàng và nghiệm pháp châm trên da (skin prick test)
dương tính để có kế hoạch điều trị phối hợp đúng đắn cho bệnh nhân, mang
lại kết quả tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát tỷ lệ bệnh hen kèm theo và những triệu chứng gợi ý hen thường
gặp ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn có biểu hiện dị ứng và skin prick test
dương tính.
* Mục tiêu chuyên biệt:
- Xác định những bệnh nhân viêm mũi xoang mạn có biểu hiện dị ứng và
skin prick test dương tính
- Xác định những triệu chứng gợi ý hen thường gặp ở bệnh nhân viêm mũi
xoang mạn có biểu hiện dị ứng và skin prick test dương tính.
- Xác định tỷ lệ bệnh hen kèm theo ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn có
biểu hiện dị ứng và skin prick test dương tính.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: Þ N = 94
Đối tượng nghiên cứu
* Tiêu chuẩn chọn mẫu
Viêm mũi xoang có biểu hiện dị ứng là viêm mũi xoang mạn tính có triệu
chứng chảy nước mũi và một trong ba triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi và
nghẹt mũi và skin prick test dương tính (triệu chứng viêm mũi dị ứng theo
tiêu chuẩn IPAG) .
Tất cả những bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM
phù hợp với tiêu chuẩn viêm mũi xoang có biểu hiện dị ứng, từ 16 tuổi trở
lên, đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
1. Những bệnh nhân dưới 16 tuổi
2. Đã sử dụng thuốc kháng dị ứng trong vòng 5 ngày trước khi làm SPT
3. Bệnh nhân có thai
4. Bệnh nhân không đo được chức năng hô hấp
5. Những bệnh nhân không thể ngưng được thuốc kháng histamine vì triệu
chứng quá nặng.
6. Không đồng ý tham gia nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu:
Phương tiện tiến hành nghiên cứu:
- Bộ thuốc thử gồm 5 lọ dụng dịch:
Lọ 1: Histamine hydrochloride (10mg/ml)
Lọ 2: Phenolated glycero-saline
Lọ 3: Blomia tropicalis (B.T)
Lọ 4: Dermatophagoides farinae (D.F)...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top