heogay43

New Member

Download miễn phí Đề tài Khảo sát và đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ Trekking tour ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải thuộc VQG Hoàng Liên - Sa Pa (Lào Cai)





Lời nói đầu. 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 2

PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 5

NGHIÊN CỨU. 2.1 Đối tượng nghiên cứu. 5

2.2 Nội dung nghiên cứu. 5

2.3 Phương pháp nghiên cứu. 5

2.3.1 Phương pháp kế thừa. 5

2.3.2 Phương pháp thực địa. 6

2.3.3 Phương pháp phỏng vấn. 6

2.3.4 Phương pháp thống kê xã hội học. 6

PHẦN III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI Ở HAI XÃ 7

SAN SẢ HỒ VÀ LAO CHẢI. 3.1 Vị trí địa lý. 7

3.1.1 Xã San Sả Hồ. 7

3.1.2 Xã Lao Chải. 7

3.2 Địa hình thổ nhưỡng. 7

3.2.1 Địa hình. 7

3.2.2 Thổ nhưỡng. 8

3.3 Khí hậu thuỷ văn. 9

3.3.1 Khí hậu. 9

3.3.2 Thuỷ văn. 9

3.4 Kinh tế xã hội. 10

3.4.1 Xã San Sả Hồ. 10

3.4.2 Xã Lao Chải. 11

PHẦN IV: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 12

4.1 Lý luận chung về Trekking tour. 12

4.1.1 Sự hình thành. 12

4.1.2 Khái niệm Trekking tour. 13

4.1.3 Đặc trưng của Trekking tour. 15

4.1.4 Các thể loại Trekking tour. 16

4.1.5 Cấp độ Trekking tour. 17

4.2 Lý luận chung về TNDL. 17

4.2.1 Khái niệm. 17

4.2.2 Đặc điểm của TNDL. 18

4.2.3 Các loại TNDL. 19

PHẦN V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 23

5.1 Kết quả khảo sát TNDL ở hai xã San Sả Hồ và 23

Lao Chải

5.1.1 TNDL tự nhiên. 23

5.1.2 TNDL nhân văn. 32

5.2 Kết quả khảo sát Trekking tour ở hai xã San Sả Hồ và Lao Chải. 36

5.2.1 Khái quát chung. 36

5.2.2 TNDL phục vụ Trekking tour. 37

5.2.3 Cơ sở vật chất phục vụ Trekking tour. 38

5.2.4 Sự tham gia của cộng đồng. 38

5.2.5 Một số tuyến Trekking tour đang được khai thác trong

 VQG Hoàng Liên - Sa Pa. 39 5.2.6 Một số lộ trình Trekking tour cụ thể. 41

5.3 Đánh giá TNDL phục vụ Trekking tour. 43

5.3.1 Các tiêu chí khảo sát để đánh giá TNDL. 43

5.3.2 Kết quả đánh giá. 46

5.4 Tác động của Trekking tour đến TNDL. 55

5.4.1 Tác động đối với TNDL tự nhiên. 55

5.4.2 Tác động đối với TNDL nhân văn. 56

PHẦN VI: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP. 58

6.1 Kết luận. 58

6.1.1 Về nguồn TNDL phục vụ Trekking tour tại hai xã San Sả Hồ 58

 và Lao Chải.

6.1.2 Về các tuyến Trekking tour đang thực hiện tại hai xã San Sả Hồ 58 và Lao Chải.

6.1.3 Đánh giá nét độc đáo, đặc sắc và giá trị của TNDL 58

 phục vụ Trekking tour.

6.1.4 Tác động của hoạt động Trekking tour lên TNDL ở San Sả Hồ 59

 và Lao Chải.

6.2 Tồn tại, kiến nghị và giải pháp. 59

6.2.1 Tồn tại. 59

6.2.2 Kiến nghị và giải pháp về nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng 61

 thu nhập cho người dân địa phương. 6.2.3 Kiến nghị và giải pháp về nâng cao trình độ dân trí cho người 62

dân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


macroplepis Benth et Hook.
2
Thiết sam
Tsuga yunnanensis (Franch) Mast
3
Thông tre
Dopocarpus brerifolius (Thunb) D. Don
4
Sam đỏ
Taxus chinensis Chinh
5
Sam bông - Vân nam
Smen totaxu yunnaensis Li
6
Đinh tùng (Phỉ)
Cephlotaxus hainanensis H.L.Li
Riêng Fan si pan có khoảng 210 họ, 682 chi và trên 1700 loài từ ngành rêu đến ngành có hạt (Trần Đình Lý và cộng sự, 1995). Trong hệ thực vật Fan si pan có nhiều yếu tố: Yếu tố thực vật á nhiệt đới và ôn đới được đặc trưng bởi các họ nổi tiếng như: họ Thích, Long não, Chè, Mộc Lan, Đơn nem, Dẻ, Sau sau. Yếu tố này thường gặp ở độ cao 2000m trở nên. Đặc trưng cho các yếu tố này là các chi: Paris họ Vương tùng; Betula, Alnus họ Bạch dương (Betulaceae); Leucothoea, Enkyanthus, Pieris, Rhododendron, Vaccinium họ Đỗ quyên (ericaceae); Celtis, Ulmus họ Du (Ulmaceae); Fagus, Castanopsis họ Dẻ (Fagaceae); Aesculus họ Kẹn (Hippocastanaceae); Getiana họ Long đởm (Gentianaceae)...
Yếu tố đặc hữu được thể hiện ở Fan si pan có 18 loài Lan đặc hữu trong số 19 loài đặc hữu ở Bắc Bộ hay chi Carex thuộc họ Cói có 7 loài đặc hữu Bắc Bộ thì 6 loài có ở Fan si pan.
Ngoài ra hệ thực vật còn mang tính chất cổ xưa, nguyên thuỷ. Điều đó được thể hiện ở Fan si pan có tới 30 họ có 1 chi với ít loài và nhiều họ chỉ có một loài như: Họ Chuông đài, Tục đoạn, Ngũ mạc, Đuôi ngựa, Huyết đằng, Tinh tiết và Tô sơn. Các họ mang tính chất nguyên thuỷ như Mộc Lan, Na, Hoa sói, Phòng kỷ, Mao Lương, Long não... Không những ở Fan si pan có nhiều họ nguyên thuỷ mà còn có nhiều chi nguyên thuỷ còn sót lại như: Exbucklandia, Rhodoleia thuộc họ Sau sau; Abies, Tsuga thuộc họ Thông; Fokienia thuộc họ Hoàng đàn; Sargentodoxa thuộc họ Huyết đằng.
Hệ động vật cũng rất phong phú với nhiều loài đặc hữu và quý hiếm. Cho đến nay các nhà khoa học đã xác định được ở Fan si pan có tới 327 loài thuộc 78 họ, 26 bộ của riêng các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái. Trong đó thú có 11 loài, 32 loài chim, 8 loài thằn lằn và 6 loài ếch nhái. Các loài thú quý hiếm như vượn đen, voọc đen, cầy gấm, cầy mực, báo, hổ... Tuy nhiên tình trạng nguồn lợi động vật rừng hiện nay đã suy giảm rất nhiều do người dân săn bắn, phá rừng. Những loài động vật còn số lượng nhiều đều là những loài có kích thước nhỏ và giá trị kinh tế không cao.
Bảng 07: Bảng các loài chim đặc hữu cho kiểu khí hậu á nhiệt đới ở VQG Hoàng Liên – SaPa
STT
Tên loài
Tên khoa học
1
Chuối tiêu đất
Pellorneum tickelli
2
Khướu đuôi cụt
Rimator malacoptilus
3
Hoét đuôi cụt xanh
Brachypteryx montana
4
Hoét đuôi cụt mày trắng
Brachypteryx leucophrys
5
Hoét đuôi cụt bụng vằn
Beachypteryx stellata
6
Oanh đuôi nhọn mày trắng
Erithacus indicus
7
Đuôi đỏ xanh
Rhyacoris fuliginosus
8
Đuôi đỏ đầu trắng
Phoenicurus leucocephalus
9
Hoét đuôi dài
Hodgsonius phaenicuroides
10
Chích choè nước đốm trắng
Enicurus
11
Chích choè nước lưng đốm
Enicurus maculatus
Bảng 08: Các loài bò sát đặc hữu ở Sa Pa
STT
Tên loài
Tên khoa học
1
Thạch sùng Sa Pa
Hemiphuylloduetylus chapaensis
2
Đuôi
Japalura swinhonis
3
Rắn hổ mang núi
Dipsas monticola
4
Rắn bành mũi Sa Pa
Parahabdophis chapaensis
5
Rắn hổ đất
Plagiopholis delacouri
6
Rắn rồng đầu đen
Subynophis melancephalus
7
Rắn lục géc đơn
Trimer esurusjerdoni
8
Rắn lục mũi hếch
Deinaglisrondon acutus
Như vậy sự đa dạng phong phú của các loài sinh vật mang tính đặc trưng, đặc hữu cao ở Fan si pan không những hấp dẫn đối với khách du lịch leo núi mà còn thu hút các nhà khoa học và những người muốn khám phá, tìm hiểu về Fan si pan.
5.1.2 TNDL nhân văn
San Sả Hồ và Lao Chải là 2 xã có gần 100% người H'Mông sinh sống, người Kinh chỉ chiếm 4 - 5%. Do đó những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra đều như nhau. Các sản phẩm văn hoá phục vụ du lịch gồm:
* Địa bàn cư trú và kiến trúc nhà ở: Khác với người Tày sinh sống ở vùng thấp có kiểu kiến trúc nhà sàn cao và thoáng mát, người H'Mông sống ở độ cao 800 - 1800m nên có kiến trúc nhà trệt thấp và kín để chắn gió. Nguyên vật liệu để làm nhà chủ yếu là gỗ, kể cả mái lợp. Các tấm ván gỗ được ghép lại với nhau để tạo thành tường nhà mà không có khớp nối hay đinh, còn mái lợp là những tấm ván gỗ nhưng chủ yếu là gỗ Pơ mu, một loài cây gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế và đặc hữu cao. Kiểu làm nhà này có liên quan mật thiết đến thói quen sống du canh du cư, nhà luân chuyển đến nơi ở mới của người H'Mông. Nhà thường rộng 4 - 5 gian, số phòng trong một căn nhà của người H'Mông phụ thuộc vào quy mô của gia đình đó, phòng bếp được làm ở trong nhà. Khi người con trai kết hôn, căn phòng lớn trong nhà sẽ được ngăn ra cho cặp vợ chồng mới cưới. Nhà chăn nuôi gia súc của người H'Mông cũng được làm bằng gỗ, gần nhà ở nhưng cao và thoáng hơn.
* Trang phục truyền thống: Trang phục của người H'Mông có màu chàm sẫm, may bằng vải lanh tự dệt.
Nam mặc áo cánh và quần lá tọa. Phía ngoài còn khoác một cái áo không có tay, xẻ 3 tà, cổ áo cao, viền cổ và các tà áo thường được thêu bằng chỉ màu đỏ, xanh. Đầu đội mũ tròn màu đen ôm lấy đỉnh đầu, chân đi dép. Nữ mặc váy ngắn đến đầu gối, áo dài tay xẻ 3 tà dài bằng váy, có dây đai thắt ngang lưng. Viền các tà áo và cổ áo cũng thêu chỉ xanh, đỏ, vàng sặc sỡ nổi bật hơn áo nam, giữa tay áo hay cổ tay áo thêu các hoa văn hình chữ chi, hình rô. Bắp chân quấn sà cạp, đầu đội khăn xếp, tóc quấn trong khăn. Màu sắc chủ yếu trên trang phục ngày thường của người H'Mông là màu chàm sẫm nên họ có tên gọi cụ thể hơn là người H'Mông đen. Trang phục trong ngày cưới hay mặc trước khi sang thế giới bên kia của người H'Mông lại rực rỡ sắc màu bởi các băng dải đỏ, màu vàng chồng chất bả vai, ống tay, thân váy. Ngoài ra cả nam và nữ người H'Mông đều mang đồ trang sức bằng bạc, nam thường đeo vòng ở cổ còn nữ đeo cả ở cổ, tay và tai. Những chiếc hoa tai của người phụ nữ H'Mông hình trăng khuyết chạm khắc các hoa văn chìm thô mộc nhưng rất có hồn.
* Phong tục tập quán: Do địa hình dốc người dân đã sáng tạo làm những mảnh ruộng kiểu bậc thang ôm lấy đồi núi, thoải dần theo độ dốc khác nhau hình thành nên cánh đồng ruộng bậc thang đẹp mắt rất độc đáo. Cánh đồng ruộng bậc thang đẹp nhất và có bề dày lịch sử lâu đời nhất là ruộng bậc thang ở xã Lao Chải. Từ nhiều đời ông cha để lại, ruộng bậc thang ở đây rất nhiều chạy dọc theo sườn núi và ở hai bên bờ suối Mường Hoa, góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp cho phong cảnh thung lũng Mường Hoa.
ở San Sả Hồ ruộng bậc thang ít hơn và mới được làm còn phân tán, không tập trung như ở Lao Chải vì có những khoảnh rừng hỗn giao lá rộng, những mảng tre, luồng chia cắt những cánh đồng ruộng bậc thang nhưng dưới tán rừng hỗn giao lá rộng là những nương thảo quả xanh tốt bạt ngàn. Diện tích trồng thảo quả ở San Sả Hồ chiếm khoảng 333.5ha trong khi ở Lao Chải chỉ có 70.4ha. Cùng với lúa và thảo quả người dân trồng thêm ngô, khoai, sắn, chàm, lanh dệt vải và chăn nuôi các loài gia súc, gia cầm như trâu bò, lợn, gà, ngựa, dê.
Người H'Mông có tục kéo vợ, nghĩa là người con trai khi muốn cô gái về làm vợ mình anh ta hay cùng một số người bạn kéo cô gái về nhà mình ở khoảng 3 - 4 ngày, nếu ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top