hungbeo_xiipo

New Member

Download miễn phí Khi nào phải thay van tim?





Phẫu thuật thay van tim: Nếu van tim của bệnh nhân bị tổn
thương quá nhiều không thể sửa được nữa thì cần được cắt đi
và thay thế bằng van tim nhân tạo. Các van nhân tạo được chia
ra thành 2 nhóm: van sinh học và van cơ học (được làm bằng kim
loại, hay các chất tổng hợp khác.).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Khi nào phải thay van tim?
Khi van tim bị tổn thương, tim sẽ bơm máu kém hiệu quả
hơn, do vậy tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu giàu
ôxy đi nuôi cơ thể. Khi tim phải làm việc quá nhiều có thể
dẫn đến bị suy, gây ra khó thở, đau ngực, mệt mỏi và giữ
nước lại trong cơ thể gây phù. Nếu các triệu chứng trên xuất
hiện, có thể cần nong van, sửa van hay thay van tim.
Mỗi một van tim có nhiệm vụ khác nhau
Quả tim của chúng ta có 4 buồng: 2
buồng tim ở phía trên và 2 buồng tim
ở phía dưới. Các van tim kiểm soát
hướng đi của dòng máu giữa 4 buồng
tim. Các buồng tim ở phía trên gọi là tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái;
các buồng tim ở phía dưới gọi là tâm thất phải và tâm thất trái.
Các tâm nhĩ nhận máu từ các tĩnh mạch trở về tim và bơm máu
xuống các tâm thất. Các tâm thất bơm máu ra khỏi tim vào các
động mạch. Các van tim giống như các cánh cửa chỉ mở một
chiều. Bình thường tim có 4 van:
Van ba lá: ở bên tim phải, cho phép dòng máu chảy từ tâm nhĩ
phải xuống tâm thất phải.
Thay van tim.
Van hai lá: ở bên tim trái, kiểm soát dòng máu chảy từ tâm nhĩ
trái xuống tâm thất trái.
Van động mạch phổi: giúp cho máu chỉ đi theo một chiều từ tâm
thất phải lên động mạch phổi và từ đó máu được trao đổi ôxy ở
phổi.
Van động mạch chủ: giúp cho máu chỉ đi theo một chiều từ tâm
thất trái lên động mạch chủ (là động mạch chính đưa máu từ tim
đi nuôi cơ thể).
Van ba lá và van hai lá được gắn với tâm thất bởi các cột cơ và
dây chằng đặc biệt. Các cột cơ và dây chằng này kiểm soát sự
hoạt động của van tim.
Quả tim sẽ suy yếu khi van tim bị hỏng
Thấp tim là nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh van tim.
Thấp tim có thể làm van tim bị viêm, xơ hóa và dày lên theo thời
gian làm cho các van tim không thể mở ra hay đóng lại một cách
bình thường. Một số người bị bệnh van tim từ khi mới sinh nên
được sửa hay thay van từ khi còn nhỏ. Các van tim cũng có thể
bị tổn thương do nhiễm khuẩn (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn)
hay những bệnh lý khác như vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ
tim... Van tim bị tổn thương làm hạn chế dòng máu chảy qua van
gọi là hẹp van tim. Van tim đóng không kín, làm cho dòng máu
chảy ngược lại các buồng tim gọi là hở van tim. Cả hai tổn
thương trên thường hay kết hợp với nhau.
Khi van tim bị tổn thương, tim sẽ bơm máu kém hiệu quả hơn, do
vậy tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu giàu ôxy đi nuôi cơ
thể. Khi tim phải làm việc quá nhiều có thể dẫn đến bị suy, gây ra
khó thở, đau ngực, mệt mỏi và giữ nước lại trong cơ thể gây phù.
Nếu các triệu chứng trên xuất hiện, có thể cần nong van,
sửa van hay thay van tim.
Van tim sẽ sửa chữa và thay như thế nào?
Nong van tim bằng bóng qua da: Khi van hai lá, van động mạch
phổi và một số trường hợp van động mạch chủ bị hẹp khít đơn
thuần (không kèm theo hở van hay chỉ hở van ở mức độ nhẹ) và
không có huyết khối ở trong các buồng tim thì các bạn sĩ có thể
tách các van bị hẹp này bằng bóng qua da. Bác sĩ sẽ luồn một
ống thông có gắn quả bóng ở đầu qua da theo đường động mạch
hay tĩnh mạch đùi vào tới vị trí van tim bị hẹp. Bóng sẽ được
bơm căng lên với kích thước đã được lựa chọn trước làm cho
van tim bị hẹp được tách rộng ra. Sau đó các công cụ sẽ được
rút ra ngoài.
Phẫu thuật sửa van tim: Khi lá van bị tổn thương, bờ các lá van bị
dày lên, co kéo hay khi bị sa lá van làm cho van đóng không kín,
hậu quả là làm cho dòng máu có thể phụt ngược trở lại buồng
tim. Van hai lá có thể được sửa bằng cách lấy đi phần lá van
thừa và khâu phần còn lại với nhau, hay bằng cách tạo hình lại
các dây chằng. Các phẫu thuật viên có thể đặt thêm một vòng
đặc biệt gọi là vòng tạo hình vòng van để làm thu nhỏ lại vòng
van bị giãn. Một ưu điểm của phẫu thuật sửa van tim là bệnh
nhân vẫn tiếp tục được sử dụng van tim của chính mình.
Phẫu thuật thay van tim: Nếu van tim của bệnh nhân bị tổn
thương quá nhiều không thể sửa được nữa thì cần được cắt đi
và thay thế bằng van tim nhân tạo. Các van nhân tạo được chia
ra thành 2 nhóm: van sinh học và van cơ học (được làm bằng kim
loại, hay các chất tổng hợp khác...).
Người bị bệnh van tim hay sau phẫu thuật van tim có nguy cơ bị
một nhiễm khuẩn đặc biệt gọi là viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập
vào trong dòng máu và làm loét sùi van tim. Điều đó có thể gây
nhiều biến chứng trầm trọng. Bệnh nhân hãy dùng thuốc kháng
sinh trước và sau một số thủ thuật như:
Tất cả các thủ thuật có liên quan đến răng miệng, bao gồm lấy
cao răng, đánh bóng răng. Để làm giảm vi khuẩn trong miệng,
hãy đánh răng và sát khuẩn miệng hàng ngày, kiểm tra răng
miệng định kỳ 6-12 tháng một lần.
Bất cứ một phẫu thuật lớn nào; các tiểu phẫu và trong một số
trường hợp khác như sinh con; các thủ thuật có gây tổn thương
cho tổ chức của cơ thể, như soi bàng quang, thăm trực tràng...
Nguy cơ bị nhiễm khuẩn trong các tình huống này rất nhỏ nếu
người bệnh được dùng thuốc kháng sinh. Hãy liên hệ ngay với
bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào như sốt, vã mồ hôi, ăn không
ngon, sụt cân hay mệt mỏi kéo dài.
...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top