trongtimanhco_tujhok
New Member
Download miễn phí Khóa luận Quốc âm thi tập – sự kết tinh nét đặc sắc về nghệ thuật thơ nôm Nguyễn Trãi
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Bố cục khoá luận 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG I. NGUYỄN TRÃI - “KHÍ PHÁCH”, “TINH HOA” CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM 8
1.1. Vài nét về thời đại và con người Nguyễn Trãi 8
1.1.1. Thời đại Nguyễn Trãi - những biến động lớn lao 8
1.1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Trãi 10
1.2. Nguyễn Trãi trong lịch sử phát triển văn hoá, văn học Việt Nam 14
1.2.1. Nguyễn Trãi – người chiến sĩ xuất sắc trên mặt trận văn hoá 14
1.2.2. Quốc âm thi tập – nhịp cầu nối thơ ca dân gian và thơ ca bác học 18
CHƯƠNG II. QUỐC ÂM THI TẬP – SỰ KẾT TINH NÉT ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI 21
2.1. Nhìn lại thơ Nôm trong tiến trình phát triển thơ ca của dân tộc 21
2.2. Những biểu hiện đặc sắc về nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi 24
2.2.1. Đề tài đa dạng và độc đáo 24
2.2.2. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị 34
2.2.3. Hình ảnh thơ mang hơi thở của cuộc sống đời thường 43
2.2.4. Sự cách tân trong thể thơ, vần thơ và nhịp điệu thơ 49
PHẦN KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
CHƯƠNG II. QUỐC ÂM THI TẬP – SỰ KẾT TINH NÉT ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI
2.1. Nhìn lại thơ Nôm trong tiến trình phát triển thơ ca của dân tộc
Cho đến nay người ta vẫn chưa biết chính xác thơ Nôm ra đời ở thế kỷ nào. Chỉ biết nó ra đời sau văn học viết bằng chữ Hán. Trước đó nền văn học chữ Hán đang trên đà phát triển và thu được nhiều thành tựu rực rỡ. Nhiều thể loại văn học, nhiều tác phẩm Hán học lớn ra đời, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giành và giữ nền độc lập của dân tộc.
Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán, thiết lập nhà nước phong kiến Việt Nam. Đất nước độc lập, yêu cầu phải có một thứ chữ viết riêng. Nhu cầu bức thiết ấy đã thúc đẩy sự ra đời của chữ Nôm. Chữ Nôm được dần dần hoàn thiện và đến thế kỷ XIII, người Việt đã dùng nó vào trong sáng tác văn chương. Các tác giả thế kỷ X – XIV đã sử dụng chữ Nôm để Việt hoá thành công hai thể loại văn học ngoại nhập, đó là thơ Đường luật và phú. Người có công đầu tiên trong việc này là Hàn Thuyên. Đại Việt sử ký toàn thư đã từng ghi lại: “Nhâm ngọ (Thiên Bảo) năm thứ tư (1282). Mùa thu, tháng tám… Bấy giờ có cá sấu đến sông Lô. Vua sai Thượng Thư Hình bộ là Nguyễn Thuyên làm văn ném xuống sông. Con cá sấu tự mất đi. Vua đánh giá là việc này giống như việc của Hàn Dũ, cho đổi họ là Hàn Thuyên. Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc âm. Nước ta thơ phú dùng nhiều quốc âm, thực bắt đầu từ đây”. Lấy hiện tượng Hàn Thuyên, nhiều ý kiến cho rằng thơ Nôm Đường luật ra đời từ đó. Tên tuổi Hàn Thuyên gắn liền với hai chữ Hàn luật. Tiếc rằng hiện nay chưa tìm thấy thơ Nôm Đường luật của Hàn Thuyên. Song sự kiện được ghi chép lại trong Đại Việt sử ký toàn thư, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng được. Bởi đây là một bộ sử chính thức, ghi lại những sự kiện quan trọng của nước ta thời bấy giờ.
Sự ra đời của thơ Nôm Đường luật là một bước ngoặt lớn trong tiến trình thơ ca Việt Nam. Từ đây, bên cạnh nền văn học viết bằng chữ Hán còn có nền văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc mà thơ Nôm là thành tựu bước đầu.
Thơ Nôm ra đời ở thế kỷ XIII rồi ngày càng được chuẩn hoá và hoàn thiện các mặt từ đề tài thơ, ngôn ngữ thơ … cho đến vần thơ và nhịp điệu thơ. Nhìn lại thơ Nôm trong tiến trình thơ ca dân tộc, sau khi ra đời, thơ Nôm đã phát triển qua các thời kỳ khác nhau gắn liền với những đặc sắc riêng.
Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của thơ Nôm Đường luật. Thơ Nôm giai đoạn này đã trải qua những bước thăng trầm: đạt được thành tựu rực rỡ ở thế kỷ XV, thành tựu lớn ở thế kỷ XVI, kém phát triển hơn trong thế kỷ XVII. Và với sự xuất hiện trên thực tế văn bản viết tay của Quốc âm thi tập thì tập đại thành thơ Nôm này đã trở thành “tác phẩm mở đầu cho nền văn học cổ điển Việt Nam” (Xuân Diệu). Nói như vây, Xuân Diệu muốn khẳng định sự đóng góp to lớn của tập thơ cả về phương diện nội dung lẫn nghệ thuật.
Quốc âm thi tập vừa thể hiện một niềm thao thức của một cái tui suốt đời “âu việc nước, đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung”, vừa thể hiện chí khí thanh cao, trong sáng của một con người cống hiến hết mình cho non sông đất nước, lại vừa là một túi thơ chứa hết mọi giang san của một tâm hồn lộng gió bốn phương. Tác phẩm là bằng chứng ghi nhận sự nỗ lực lớn lao của Nguyễn Trãi – nỗ lực để “xây dựng một lối thơ Việt Nam” trên cơ sở tiếp thu, vận dụng thể thơ có sẵn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, không tuân thủ tính quy phạm chặt chẽ của thơ Đường, Nguyễn Trãi đã đem đến cho Quốc âm thi tập những cách tân tiến bộ, những xu hướng phá cách trong sáng tác Đường luật Nôm. Nguyễn Trãi đã khéo léo, tinh tế trong việc lựa chọn đề tài thơ; hạn chế tối đa ngôn ngữ Hán, các điển tích, điển cố; tận dụng tối đa ngôn ngữ dân tộc, đặc biệt là thành ngữ, tục ngữ, ca dao từ văn học dân gian để làm chất liệu sáng tác thơ Nôm của mình. Gần gũi, gắn bó với quê hương làng mạc Việt Nam, Nguyễn Trãi đã đưa vào Quốc âm thi tập những hình ảnh thơ dân giã, bình dị, khác xa với văn chương bác học của tầng lớp quý tộc phong kiến. Nguyễn Trãi cũng tạo nên một âm điệu mới cho thể thơ 6 chữ xen vào những câu thơ 8 câu 7 chữ. Với những khám phá và thành công về nội dung cũng như nghệ thuật như trên, Quốc âm thi tập có một vị trí quan trọng trong vườn hoa văn học nước nhà. Tác phẩm từ đó cũng ảnh hưởng tới hàng loạt các sáng tác sau này như Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông (cuối thế kỷ XV), Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỷ XVI).
Hồng Đức quốc âm thi tập thể hiện sự tìm tòi của Lê Thánh Tông trong việc tìm cho thơ Nôm Đường luật những chức năng mới cho thể loại. Đó là hiện tượng dùng thơ Đường luật để trào phúng và tự sự. Thể thơ 6 chữ trong Hồng Đức quốc âm thi tập vẫn được tác giả Lê Thánh Tông kế tục từ thơ Nôm Nguyễn Trãi. Song đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập thì số lượng những câu thơ 6 chữ đã giảm đi rất nhiều. Đề tài, chủ đề dân tộc trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập cũng không đậm nét như trong thơ thế kỷ XV. Nét nổi bật trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là những đề tài, chủ đề mang tính chất xã hội. “Tư duy thế sự” tạo cho Nguyễn Bỉnh Khiêm “một phong cách triết gia” không thể nhầm lẫn với bất cứ một tác giả nào trước và sau đó.
Sang thế kỷ XVII, cùng với việc ban hành nhiều chính sách giáo hoá mới, Trịnh Tạc đã cho thu thập nhiều sách Nôm “có hại cho giáo hoá” đốt đi. Thơ Nôm cùng với văn tự của nó bị coi nhẹ, bị gọi là “cha mách qué”. Điều này trở thành hạn chế chung cho cả một thời kỳ văn học.
Sau hơn một thế kỷ phát triển với nhịp điệu bình thường, không có những thành tựu lớn, bước sang thế kỷ XVIII – XIX, thơ Nôm Đường luật khởi sắc trở lại. Hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương xuất hiện ở giai đoạn này đã tạo nên sự giao thoa giữa hai nền văn học – văn học viết và văn học dân gian. Nữ thi sĩ này đã tiếp tục xu hướng dân tộc hoá ở các tác giả của thời kỳ trước, đồng thời đã chuyển nhanh thể loại thơ Nôm Đường luật trên con đường dân chủ hoá nội dung và hình thức nghệ thuật. Và nếu như Nguyễn Trãi là người “khai sơn phá thạch” với những thử nghiệm bước đầu để xây dựng một lối thơ Việt Nam thì Hồ Xuân Hương chính là người tạo nên sự ổn định trong chính chỉnh thể của nó: “So trước nhìn sau, mọi người đều thừa nhận rằng thơ Hồ Xuân Hương là rực rỡ nhất vì hình thức thơ đẹp hơn, dân tộc hơn và đại chúng hơn cả” - Nguyễn Đăng Na.
Sang giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, mặc dù đây là giai đoạn cuối cùng của thơ Nôm Đường luật nhưng nó vẫn có những thành tựu đáng kể. Hai tác giả lớn cuối cùng của dòng thơ Nôm Đường luật là Trần Tế Xương và Nguyễn Khuyến. Hai tác giả này đã chuyển thơ Nôm Đường lụât từ văn học trung đại sang vă...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Bố cục khoá luận 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG I. NGUYỄN TRÃI - “KHÍ PHÁCH”, “TINH HOA” CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM 8
1.1. Vài nét về thời đại và con người Nguyễn Trãi 8
1.1.1. Thời đại Nguyễn Trãi - những biến động lớn lao 8
1.1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Trãi 10
1.2. Nguyễn Trãi trong lịch sử phát triển văn hoá, văn học Việt Nam 14
1.2.1. Nguyễn Trãi – người chiến sĩ xuất sắc trên mặt trận văn hoá 14
1.2.2. Quốc âm thi tập – nhịp cầu nối thơ ca dân gian và thơ ca bác học 18
CHƯƠNG II. QUỐC ÂM THI TẬP – SỰ KẾT TINH NÉT ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI 21
2.1. Nhìn lại thơ Nôm trong tiến trình phát triển thơ ca của dân tộc 21
2.2. Những biểu hiện đặc sắc về nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi 24
2.2.1. Đề tài đa dạng và độc đáo 24
2.2.2. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị 34
2.2.3. Hình ảnh thơ mang hơi thở của cuộc sống đời thường 43
2.2.4. Sự cách tân trong thể thơ, vần thơ và nhịp điệu thơ 49
PHẦN KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
CHƯƠNG II. QUỐC ÂM THI TẬP – SỰ KẾT TINH NÉT ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI
2.1. Nhìn lại thơ Nôm trong tiến trình phát triển thơ ca của dân tộc
Cho đến nay người ta vẫn chưa biết chính xác thơ Nôm ra đời ở thế kỷ nào. Chỉ biết nó ra đời sau văn học viết bằng chữ Hán. Trước đó nền văn học chữ Hán đang trên đà phát triển và thu được nhiều thành tựu rực rỡ. Nhiều thể loại văn học, nhiều tác phẩm Hán học lớn ra đời, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giành và giữ nền độc lập của dân tộc.
Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán, thiết lập nhà nước phong kiến Việt Nam. Đất nước độc lập, yêu cầu phải có một thứ chữ viết riêng. Nhu cầu bức thiết ấy đã thúc đẩy sự ra đời của chữ Nôm. Chữ Nôm được dần dần hoàn thiện và đến thế kỷ XIII, người Việt đã dùng nó vào trong sáng tác văn chương. Các tác giả thế kỷ X – XIV đã sử dụng chữ Nôm để Việt hoá thành công hai thể loại văn học ngoại nhập, đó là thơ Đường luật và phú. Người có công đầu tiên trong việc này là Hàn Thuyên. Đại Việt sử ký toàn thư đã từng ghi lại: “Nhâm ngọ (Thiên Bảo) năm thứ tư (1282). Mùa thu, tháng tám… Bấy giờ có cá sấu đến sông Lô. Vua sai Thượng Thư Hình bộ là Nguyễn Thuyên làm văn ném xuống sông. Con cá sấu tự mất đi. Vua đánh giá là việc này giống như việc của Hàn Dũ, cho đổi họ là Hàn Thuyên. Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc âm. Nước ta thơ phú dùng nhiều quốc âm, thực bắt đầu từ đây”. Lấy hiện tượng Hàn Thuyên, nhiều ý kiến cho rằng thơ Nôm Đường luật ra đời từ đó. Tên tuổi Hàn Thuyên gắn liền với hai chữ Hàn luật. Tiếc rằng hiện nay chưa tìm thấy thơ Nôm Đường luật của Hàn Thuyên. Song sự kiện được ghi chép lại trong Đại Việt sử ký toàn thư, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng được. Bởi đây là một bộ sử chính thức, ghi lại những sự kiện quan trọng của nước ta thời bấy giờ.
Sự ra đời của thơ Nôm Đường luật là một bước ngoặt lớn trong tiến trình thơ ca Việt Nam. Từ đây, bên cạnh nền văn học viết bằng chữ Hán còn có nền văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc mà thơ Nôm là thành tựu bước đầu.
Thơ Nôm ra đời ở thế kỷ XIII rồi ngày càng được chuẩn hoá và hoàn thiện các mặt từ đề tài thơ, ngôn ngữ thơ … cho đến vần thơ và nhịp điệu thơ. Nhìn lại thơ Nôm trong tiến trình thơ ca dân tộc, sau khi ra đời, thơ Nôm đã phát triển qua các thời kỳ khác nhau gắn liền với những đặc sắc riêng.
Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của thơ Nôm Đường luật. Thơ Nôm giai đoạn này đã trải qua những bước thăng trầm: đạt được thành tựu rực rỡ ở thế kỷ XV, thành tựu lớn ở thế kỷ XVI, kém phát triển hơn trong thế kỷ XVII. Và với sự xuất hiện trên thực tế văn bản viết tay của Quốc âm thi tập thì tập đại thành thơ Nôm này đã trở thành “tác phẩm mở đầu cho nền văn học cổ điển Việt Nam” (Xuân Diệu). Nói như vây, Xuân Diệu muốn khẳng định sự đóng góp to lớn của tập thơ cả về phương diện nội dung lẫn nghệ thuật.
Quốc âm thi tập vừa thể hiện một niềm thao thức của một cái tui suốt đời “âu việc nước, đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung”, vừa thể hiện chí khí thanh cao, trong sáng của một con người cống hiến hết mình cho non sông đất nước, lại vừa là một túi thơ chứa hết mọi giang san của một tâm hồn lộng gió bốn phương. Tác phẩm là bằng chứng ghi nhận sự nỗ lực lớn lao của Nguyễn Trãi – nỗ lực để “xây dựng một lối thơ Việt Nam” trên cơ sở tiếp thu, vận dụng thể thơ có sẵn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, không tuân thủ tính quy phạm chặt chẽ của thơ Đường, Nguyễn Trãi đã đem đến cho Quốc âm thi tập những cách tân tiến bộ, những xu hướng phá cách trong sáng tác Đường luật Nôm. Nguyễn Trãi đã khéo léo, tinh tế trong việc lựa chọn đề tài thơ; hạn chế tối đa ngôn ngữ Hán, các điển tích, điển cố; tận dụng tối đa ngôn ngữ dân tộc, đặc biệt là thành ngữ, tục ngữ, ca dao từ văn học dân gian để làm chất liệu sáng tác thơ Nôm của mình. Gần gũi, gắn bó với quê hương làng mạc Việt Nam, Nguyễn Trãi đã đưa vào Quốc âm thi tập những hình ảnh thơ dân giã, bình dị, khác xa với văn chương bác học của tầng lớp quý tộc phong kiến. Nguyễn Trãi cũng tạo nên một âm điệu mới cho thể thơ 6 chữ xen vào những câu thơ 8 câu 7 chữ. Với những khám phá và thành công về nội dung cũng như nghệ thuật như trên, Quốc âm thi tập có một vị trí quan trọng trong vườn hoa văn học nước nhà. Tác phẩm từ đó cũng ảnh hưởng tới hàng loạt các sáng tác sau này như Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông (cuối thế kỷ XV), Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỷ XVI).
Hồng Đức quốc âm thi tập thể hiện sự tìm tòi của Lê Thánh Tông trong việc tìm cho thơ Nôm Đường luật những chức năng mới cho thể loại. Đó là hiện tượng dùng thơ Đường luật để trào phúng và tự sự. Thể thơ 6 chữ trong Hồng Đức quốc âm thi tập vẫn được tác giả Lê Thánh Tông kế tục từ thơ Nôm Nguyễn Trãi. Song đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập thì số lượng những câu thơ 6 chữ đã giảm đi rất nhiều. Đề tài, chủ đề dân tộc trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập cũng không đậm nét như trong thơ thế kỷ XV. Nét nổi bật trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là những đề tài, chủ đề mang tính chất xã hội. “Tư duy thế sự” tạo cho Nguyễn Bỉnh Khiêm “một phong cách triết gia” không thể nhầm lẫn với bất cứ một tác giả nào trước và sau đó.
Sang thế kỷ XVII, cùng với việc ban hành nhiều chính sách giáo hoá mới, Trịnh Tạc đã cho thu thập nhiều sách Nôm “có hại cho giáo hoá” đốt đi. Thơ Nôm cùng với văn tự của nó bị coi nhẹ, bị gọi là “cha mách qué”. Điều này trở thành hạn chế chung cho cả một thời kỳ văn học.
Sau hơn một thế kỷ phát triển với nhịp điệu bình thường, không có những thành tựu lớn, bước sang thế kỷ XVIII – XIX, thơ Nôm Đường luật khởi sắc trở lại. Hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương xuất hiện ở giai đoạn này đã tạo nên sự giao thoa giữa hai nền văn học – văn học viết và văn học dân gian. Nữ thi sĩ này đã tiếp tục xu hướng dân tộc hoá ở các tác giả của thời kỳ trước, đồng thời đã chuyển nhanh thể loại thơ Nôm Đường luật trên con đường dân chủ hoá nội dung và hình thức nghệ thuật. Và nếu như Nguyễn Trãi là người “khai sơn phá thạch” với những thử nghiệm bước đầu để xây dựng một lối thơ Việt Nam thì Hồ Xuân Hương chính là người tạo nên sự ổn định trong chính chỉnh thể của nó: “So trước nhìn sau, mọi người đều thừa nhận rằng thơ Hồ Xuân Hương là rực rỡ nhất vì hình thức thơ đẹp hơn, dân tộc hơn và đại chúng hơn cả” - Nguyễn Đăng Na.
Sang giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, mặc dù đây là giai đoạn cuối cùng của thơ Nôm Đường luật nhưng nó vẫn có những thành tựu đáng kể. Hai tác giả lớn cuối cùng của dòng thơ Nôm Đường luật là Trần Tế Xương và Nguyễn Khuyến. Hai tác giả này đã chuyển thơ Nôm Đường lụât từ văn học trung đại sang vă...
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: đặc sắc nghệ thuật thơ nôm đường luật của nguyễn khuyến, diễn trình phát triển của thơ nôm đường luật qua quốc âm thi tập và hồng đức quốc âm thi tập, khảo sát điển tích điển cố trong thơ nôm đường luật, nộ dung và nghệ thuật của thơ nôm nguyễn trãi, đặc sắc nghệ thuật thơ nôm nguyễn trãi, nhận xét về nọi dung của nguyễn trãi sáng tác quốc âm thi tập, thơ nôm Nguyễn Khuyến trong tập Nam âm thảo, hàn luật trong thơ nôm đường luật, nội dung và nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi, đột phá nghệ thuật ở quốc âm thi tập, Giá trị nội dung và nghệ thuật của quốc âm thi tập, Tập thơ “Quốc âm thi tập” Sử dụng nhuần nhuyễn, khéo léo chữ Nôm, NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA QUỐC ÂM THI TẬP CỦA NGUYỄN TRÃI, nghệ thuật và nội dung tập thơ quốc âm thi tập, Đặc điểm thơ Đường luật Nôm qua Quốc âm thi tập, Nét đặc sắc về nghệ thuật trong quốc âm thi tập của nguyễn trãi