baby_satthu77

New Member

Download miễn phí Khoan dung thuật ngữ và sự vận động của nó trong lịch sử triết học phương tây





Trong Từ điển tiếng Việt(5), nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Hoàng Phê cho
rằng, bao dungthuộc loại tính từ với nghĩa là có độ lượng, rộng lượng với
mọi người, còn động từ khoan dunglại có nghĩa là rộng lượng tha thứ cho
người có lỗi lầm.
Gần đây nhất, trong Từ điển bách khoa Việt Nam(6), thuật ngữ khoan dung
cũng được giải nghĩa là thái độ ứng xử rộng lượng của người trên đối với
kẻ dưới quyền. Mặc dù vậy, với nghiên cứu về lịch sử của thuật ngữ này,
trong Từ điển bách khoa Việt Namkhông thực sự khớp với nội dung được
giải thích. Những từ gần đồng nghĩa với khoan dung là khoan hoà, khoan
nhân, khoan hồng, độ lượng. Trong đó, thuật ngữ bao dung không được đề
cập và không được giải thích.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

KHOAN DUNG THUẬT NGỮ VÀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA NÓ TRONG LỊCH
SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI (*)
Bài viết đề cập đến vấn đề khoan dung trên hai khía cạnh: thuật ngữ và sự
vận động của tư tưởng khoan dung trong lịch sử triết học phương Tây. Sự
vận động này chịu sự quy định của các điều kiện xã hội - lịch sử. Xem xét
lịch sử vận động, phát triển của tư tưởng khoan dung trong triết học
phương Tây, tác giả chỉ ra những nội dung cơ bản và phạm vi thể hiện nổi
trội của tư tưởng này cũng như những hạn chế trong cách hiểu về khoan
dung trong lịch sử; đồng thời, khẳng định giá trị trong quan niệm về khoan
dung qua Tuyên ngôn những nguyên lý về khoan dung của UNESCO.
Nhân loại đang ra sức phấn đấu để có cuộc sống sung túc về kinh tế, lành
mạnh về văn hoá và tinh thần cũng như có một nền hoà bình bền vững trên
toàn thế giới. Tuy nhiên, có không ít những sự đe dọa ước vọng cao đẹp và
chính đáng ấy của con người. Đó có thể là những mâu thuẫn, xung đột về
văn hoá, về chủng tộc, về dân tộc, về xã hội, về tôn giáo và về kinh tế đang
diễn ra khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, tự cho mình là nước có nền văn
minh tiên tiến hơn, các nước có sức mạnh về kinh tế đang muốn áp đặt lối
sống và văn hoá của họ lên các cộng đồng và các dân tộc khác. Ngược lại
với xu hướng đó, xu hướng chống lại sự áp đặt văn hoá cũng đang diễn ra
quyết liệt nhằm bảo vệ bản sắc văn hoá riêng của nhiều cộng đồng và dân
tộc.
Tổ chức UNESCO đã đề ra thập niên văn hoá hoà bình (2001 – 2010) như
hình thức chung sống văn minh nhất của thời đại ngày nay, văn hoá của
hiện tại và tương lai, trong đó, khoan dung là điều kiện tiên quyết và đã
phát động Năm quốc tế về khoan dung (The United Nations Years for
Tolerance) từ năm 1995 mở đầu cho tiến trình hướng đến mục đích trên. Sự
khoan dung không chỉ là việc nắm lấy những nguyên tắc sống cơ bản, mà
còn là điều kiện cho hoà bình, cho phát triển kinh tế và sự tiến bộ của xã
hội. Mục đích của Lời kêu gọi khoan dung do Tổng Giám đốc UNESCO,
ông Federico Mayor, nêu ra trước hết là làm cho sự khoan dung ăn sâu
không những trong tâm trí của mọi người như một thái độ ứng xử, mà cả
trong những cách bố trí của sự vận hành xã hội và chính trị chi phối và tạo
dựng những mối quan hệ giữa con người với con người.
Phương châm Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng
thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển đã thể hiện rõ quan
điểm của Việt Nam trong xu hướng chung của thời đại. Để thực hiện được
phương châm này, Việt Nam không những biết lắng nghe, chấp nhận sự
khác biệt với mình để hoà nhập, mà còn nhận thức rõ đó là cách tốt nhất để
bảo vệ nền văn hoá của chính mình. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Đảng ta chủ trương thực hiện một “chính sách đối ngoại
rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam là
bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích
cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”(1). Điều này thể hiện rõ sự
kế thừa tinh thần khoan dung trong văn hoá Việt Nam.
Một thời, khoan dung được hiểu là thái độ, cách ứng xử có liên quan đến
các tôn giáo. Tuy nhiên, trên thực tế, nó được mở rộng ra cả lĩnh vực triết
học, chính trị, v.v.. Về mặt triết học, thuật ngữ khoan dung được sử dụng
trực tiếp và khá rõ ràng vào các thế kỷ XVI và XVII. Ngày nay, khái niệm
khoan dung được hiểu rộng hơn nhiều so với các thế kỷ trước và giữ vị trí
nổi bật trong văn hoá nhân loại. Một trong những khác biệt trong cách hiểu
về khoan dung là ở chỗ, ngày nay, khoan dung bao hàm ý nghĩa là một sự
đối thoại ngay cả với những người có tín ngưỡng, có niềm tin trái ngược
nhau.
Có thể nói rằng, nội dung cơ bản của khái niệm khoan dung là biết đánh
giá, tiếp nhận những giá trị nhân bản của các nền văn hoá khác để làm giàu
cho bản sắc văn hoá của mình. Nhưng, để hiểu rõ nội hàm của khoan dung,
cần nghiên cứu nó từ nhiều góc độ khác nhau.
Khoan dung là một thuật ngữ có trong nhiều ngôn ngữ và có sự khác nhau
nhất định khi sử dụng. Trong tiếng Việt, khái niệm này đã có từ lâu, nhưng
chỉ mới được sử dụng một cách phổ biến từ những năm 90 của thế kỷ
trước. Do đó, việc sử dụng một thuật ngữ với nội hàm chưa được xác định
thống nhất trong điều kiện mới đã gây ra những khó khăn nhất định. Khoan
dung, trong tiếng Anh, là tolerance, tolerant, tolerate và toleration; trong
tiếng Pháp là tolérance, tolérant, tolérer và bắt nguồn từ tiếng Latinh là
tolerare và tolerantia. Theo các từ điển dịch sang tiếng Việt, những từ đó
đều được dịch là khoan dung, mặc dù ở những loại từ khác nhau.
Riêng trong tiếng Nga, khoan dung có hai từ đều được sử dụng giống nhau.
ềồðùốỡợủũỹ có nghĩa là khoan dung và là từ thuần Nga, từ thứ hai có gốc
xuất phát từ tiếng Latinh là ềợởồðàớũớợủũỹ cũng được giải nghĩa là khoan
dung.
Qua đó, có thể thấy rằng, dịch từ nguyên bản tiếng Latinh, tiếng Anh, tiếng
Pháp hay tiếng Nga sang tiếng Việt, tolerance, khi xem xét về mặt thuật
ngữ, được dịch là khoan dung. Tuy nhiên, trong Hán ngữ, hai từ gần nghĩa
và được sử dụng giống như tolerance là khoan dung và bao dung. Chính vì
vậy, khi thuật ngữ này được dịch sang tiếng Việt thông qua Hán ngữ,
tolerance được biểu đạt bằng nhiều từ khác nhau, như bao dung, độ lượng,
khoan dung.
Có người cho rằng, những cách biểu đạt khác nhau đó thể hiện những mức
độ khác nhau; rằng, bao dung và khoan dung là hai dạng quan hệ gần nhau,
không giống nhau nhưng đều chỉ tình thương yêu giữa con người với nhau.
Bao dung mang ý nghĩa bao quát nhất, bao hàm trong nó cả khoan dung, độ
lượng. Cũng có người cho rằng, chỉ có sự khác nhau trong thuật ngữ sử
dụng, còn ý nghĩa của chúng đều như nhau. Khái niệm này thuộc về phạm
trù đạo đức, là một giá trị và là một đức tính của con người.
Trong Hán Việt từ điển giản yếu(2), học giả Đào Duy Anh giải thích bao
dung là người có đại độ, tức là độ lượng rộng lớn; khoan dung là sự rộng
rãi dung được nhiều, độ lượng rộng, khoan dung là lòng rộng bao dung.
Như vậy, ở đây, hai thuật ngữ này chỉ đối tượng khác nhau.
Theo Phan Văn Các trong Từ điển Hán Việt(3), bao dung không phải là
một danh từ, mà là tính từ với nghĩa có độ lượng lớn, rộng lượng, cũng tức
là bao bọc, rộng rãi. Trong khi đó, khoan dung là một động từ được giải
thích là rộng rãi bao dung, rộng lòng tha thứ. Ví dụ như khoan dung cho kẻ
biết hối lỗi. Khoan là một trong những đức tính của người quân tử (khoan,
tín, mẫn, huệ) mà đạo Khổng quy định, do đó, khoan dung được sử dụng
như đức tính của người quân tử, của kẻ mạnh. Từ đó có thể hiểu rằng, bao
dung có nghĩa rộng hơn khoan dung và cũng không chỉ đối với kẻ yếu.
Học giả Bửu Kế trong Từ điển Hán Việt từ nguyên(4) lại có cách giải thích
khác. Ông đã tách từ v
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top