Thacker

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1.Lý do chọn đề tài............................................................................................ 5
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 8
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu.................................................. 16
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 17
5. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 17
Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT 19
1.1 Một số vấn đề lí thuyết về không gian................................................ 19
1.2 Không gian nông thôn từ tác phẩm văn học sang điện ảnh qua ba
tác phẩm...................................................................................................... 23
Tiểu kết........................................................................................................... 31
Chƣơng 2. CÁC KIỂU KHÔNG GIAN NÔNG THÔN QUA BA TÁC PHẨM .. 32
2.1 Không gian thiên nhiên ....................................................................... 32
2.2 Không gian xã hội ................................................................................ 44
2.3 Không gian tâm tƣởng......................................................................... 57
Tiểu kết........................................................................................................... 68
Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN HỆ THỐNG KÝ HIỆU
KHÔNG GIAN NÔNG THÔN QUA BA TÁC PHẨM............................. 69
3.1 Khái quát chung về ký hiệu không gian nông thôn .......................... 69
3.2 Đối lập và tƣơng đồng trong hệ thống quan hệ không gian nông thôn....72
3.2.1 Mô hình không gian tương đồng ..................................................... 72
3.2.2 Mô hình không gian đối lập............................................................. 86
Tiểu kết........................................................................................................... 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103
[1995] Thƣơng nhớ đồng quê
Đạo diễn: Đặng Nhật Minh
Diễn viên: Tạ Ngọc Bảo, Lê Vân, Thúy Hường
Kịch bản: Dựa theo truyện ngắn “Thương nhớ đồng quê” và “Những
bài học nông thôn” của Nguyễn Huy Thiệp
Hãng sản xuất: Hãng phim truyện Việt Nam
Thể loại: Tâm lí
Xếp loại: PG
Giải thưởng:
Liên hoan phim Việt Nam 1996: Đạo diễn xuất sắc nhất
Liên hoan phim Nantes (Pháp): Giải khán giả
Liên hoan phim Châu Á – Thái Bình Dương tại New Zealand 1996: Giải
Kodak
Độ dài: 120 phút
[2004] Mùa len trâu
Đạo diễn: Nguyễn Võ Nghiêm Minh
Sản xuất: Jean Bréhat
Tác giả: Nguyễn Võ Nghiêm Minh
Diễn viên: Lê Thế Lữ
Nguyễn Thị Kiều Trinh
Nguyễn Hữu Thành
Kra Zan Sram
Giải thưởng:
Giải đặc biệt ở LHP Locarno, Thụy Sĩ
Giải đạo diễn xuất sắc nhất ở LHP Chicago, Mỹ
Giải cao nhất, Grand prix của LHP Amiens, Pháp
Giải đặc biệt của LHP Amazonas, Brasil
[2010] Cánh đồng bất tận
The Floating Lives
Đạo diễn: Nguyễn Phan Quang Bình
Diễn viên: Dustin Nguyễn, Đỗ Thị Hải Yến, Võ Thanh Hòa, Ninh
Dương Lan Ngọc.
Kịch bản: Ngụy Ngữ
Nguyễn Ngọc Tư (tiểu thuyết)
Sản xuất: Ngô Thị Bích Huyền, Ngô Thị Bích Hạnh
Công ty BHD và Hãng phim Việt
Giải thưởng: Cánh diều vàng 2010 cho nhạc sĩ phim truyện nhựa
Cánh diều vàng 2010 cho diễn viễn nữ chính phim truyện nhựa
Cánh diều vàng 2010 cho diễn viên nam phụ phim truyện nhựa
Cánh diều bạc 2010 phim truyện nhựa
Giải báo chí bình chọn cánh diều vàng 2010

Vấn đề không gian trong tác phẩm văn học ngày càng thu hút sự chú ý
giới nghiên cứu nói riêng và những người quan tâm tới văn học nói chung.
Không gian giờ đây không chỉ gói gọn trong chức năng làm “phông nền” cho
nhân vật hành động. Thi pháp học hiện đại coi không gian là “hệ quả của
những quan niệm coi tác phẩm như một không gian được khu biệt theo một
cách nào đó, phản ánh trong cái hữu hạn của mình một đối tượng là thế giới
bên ngoài tác phẩm” [18,376]. Không gian, xuất phát là một công cụ “phục vụ
sáng tác” nay trở thành một “đối tượng nhận thức”. Không gian từ trong bản
thân nó đã có đời sống riêng, tồn tại độc lập, khách quan đối với cốt truyện,
nhân vật.
Truyện ngắn Thương nhớ đồng quê cùng với Những bài học nông
thôn hay Chăn trâu cắt cỏ đều là những tác phẩm nằm trong chùm truyện
ngắn viết về nông thôn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Cánh đồng bất tận
của Nguyễn Ngọc Tư lại là một Nam Bộ hết sức phóng khoáng và sống động.
Tác phẩm là một khoảnh nhỏ trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Ngọc Tư
mang nhiều nét đặc trưng về không gian nông thôn vùng đất cực Nam Tổ
quốc. Còn Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam là một Nam Bộ được thể hiện
hết sức sống động. Mùa len trâu mang trong mình nhiều nét đặc trưng về
không gian nông thôn miền Tây Nam Bộ. Tuy ba tác phẩm không cùng tác
giả, không cùng viết về một vùng đất nhưng lại cùng giống như lọn gió nhỏ
xuyên thấm, lay động đến phần tình cảm sâu kín của mỗi người về sông nước,
về đàn trâu, về những thân phận rong ruổi trên miền sông nước vùng đồng

bằng Nam Bộ; về cánh đồng, lũy tre làng hay chiếc giếng khơi mát trong
vùng đồng bằng Bắc Bộ... – thế giới đó không khác là bao một thế giới
thiên thai, quá vãng mà nơi đó cái bản ngã tinh khôi của con người còn
được lưu giữ.
Viết về nông thôn, Nguyễn Huy Thiệp có không ít truyện ngắn nhưng
không phải tác phẩm nào cũng như Thương nhớ đồng quê được Đặng Nhật
Minh chú ý “thoạt tiên tui thấy ở truyện ngắn này một không gian điện ảnh
đầy gợi cảm (…). Dưới con mắt tui đó là truyện ngắn giàu chất điện ảnh nhất
của Nguyễn Huy Thiệp” [47]. Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình cùng nhà
quay phim Lý Thái Dũng đã bỏ nhiều tâm huyết và công sức đi thực tế nhiều
lần để có được những hình ảnh tuyệt vời của thiên nhiên miền Tây cho Cánh
đồng bất tận. Bối cảnh trong phim được thể hiện trong những điều kiện tuyệt
đối tự nhiên, vì thế không chỉ sinh động mà còn rất giản dị và gần gũi. Còn
như Mùa len trâu với vẻ đẹp của một “nông thôn Việt Nam đích thực” đã
khiến không ít khán giả dường như rơi vào thế bị động bởi không thể từ chối
một ấn tượng mạnh và bị cuốn hút bởi sự phóng khoáng tuyệt vời của phong
cảnh thiên nhiên nơi đất Mũi. Chính đạo diễn – biên kịch Nguyễn Võ Nghiêm
Minh đã thốt lên khi thực hiện bộ phim: “tui đã say với trời nước Cà Mau”.
“Trong Hương rừng Cà Mau, tui đã thấy một vẻ đẹp rất đặc biệt của một
không gian bị nước bao phủ. tui rất thích hình ảnh và những triết lý về nước.
Đó là biểu tượng của sự chết. Bởi mùa nước nổi không có đất để chôn nên
người ta dì, xác người ở dưới nước, trâu bò chết mục ra... Nhưng nó cũng là
biểu tượng của sự sống vì người nông dân phải nhờ có nước để sống. Mặt
khác, tui cảm nhận được nước còn là biểu tượng của thời gian trôi qua và thời
gian mang tính chất lịch sử đang trên đà bị mất đi”. Một không gian thuần
Việt khiến đạo diễn nhận xét: “Bố trí tự nhiên thì mạnh mẽ vô cùng (...) Tôi
đã cố tránh né những phong cảnh có vẻ bưu thiếp, những góc quay hiện đại,
những cảnh quay mang tính thị hiếu”.
Từ truyện lên phim không phải nhanh chóng trong tích tắc nhưng một
nhà văn và một nhà làm phim lại có mối tương liên trong cách nhìn về không
gian nông thôn, đau đáu những nỗi niềm riêng tây cùng nhau. Tuy nhiên, vẫn
có những điểm khu biệt ở những nghệ sĩ, do cách diễn đạt khác nhau, cũng
như giới hạn về loại hình tác phẩm nghệ thuật mà họ sử dụng là không giống
nhau. Đúng như M. Duras – người được mên ̣ h danh là “ngườ i đàn bà lai” vớ i
“lối viết lai tao ̣ ” giữa văn chương và điên ̣ ảnh đã nói: “Trước sách, là hư vô.
Trước phim là sách. Nói vậy không có nghĩa là hạnh phúc – phim và hạnh
phúc – sách là như nhau. tui nghĩ tui đã có lơ là những cuốn sách, vì tính
hằng hà bao la của chúng. tui coi điện ảnh như một hỗ trợ của việc viết,
nghĩa là thay vì viết trên giấy trắng, người ta viết trên hình ảnh”.
Tuy cùng nằm trên dải đất Việt Nam nhưng nông thôn đồng bằng Bắc
Bộ và đồng bằng Nam Bộ với cơ địa và vỉa tầng văn hóa không giống nhau
tạo nên nhiều đặc trưng ấn tượng cho mỗi vùng ở cả hai loại hình tác phẩm
truyện ngắn cũng như điện ảnh. Mùa len trâu, Thương nhớ đồng quê và
Cánh đồng bât tận đã gợi tả những nét cơ bản nhất nhưng cũng đặc sắc nhất
của mỗi vùng miền và dù có khác biệt do khoảng cách địa lý nhưng người
thưởng thức vẫn tìm được sự đồng điệu trong xúc cảm, tâm hồn. Đó chính là
điểm gặp gỡ lớn nhất do mẫu số chung là không gian nông thôn đem lại.
Tuy được bao bọc trong không khí, khung cảnh làng quê cụ thể nhưng
dường như bất cứ người con nào được sinh ra từ nông thôn hay thậm chí chưa
một lần chen chân xuống bùn đất cũng vẫn như thấu hiểu được tiếng nói thì
thầm từ tâm linh, thoát khởi bởi những lưu luyến đối với quê hương từ Mùa
len trâu, Thương nhớ đồng quê hay Cánh đồng bất tận. Trong các truyện
ngắn, cả nhà văn Sơn Nam, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và nhà văn Nguyễn
Ngọc Tư đều cất công đặt vào những trang viết của mình từng hơi thở của đất,
của người nơi thôn dã. Mỗi chi tiết, nhỏ thôi nhưng thấm đượm từng mảnh
hồn quê – cái mà thế giới hiện đại ngoài kia đã bị khói bụi thổi bay. Khi lên
màn ảnh thì cái không khí, khung cảnh làng quê ấy hiển hiện, bằng thị giác,
trực tiếp vẽ lên những gì đã được các nhà văn phác họa. Cùng có điểm chung
là tính tổng hợp cao và với thế mạnh của mỗi loại hình, hồn cốt của không
gian làng quê không hề thay đổi, mà ngược lại, văn học và điện ảnh cùng thu
vào mình các thành tựu của các nghệ thuật khác, thâm nhập, ảnh hưởng lẫn
nhau, cùng thẩm thấu, bổ sung làm cho nhau thêm phong phú, đọng lại nhiều
hơn những dư ba sâu lắng trong tâm hồn người tiếp nhận. Thế giới sâu thẳm
bên trong không gian nông thôn với những rung động tế vi, thức tỉnh ta giá trị
làm người và những suy nghĩ về con người, cuộc sống.
2. Lịch sử vấn đề
Thương nhớ đồng quê – tác phẩm văn học cũng là bộ phim cùng tên
đã ra đời 15 năm có lẻ. Trên trang , bài viết với tiêu đề
Thương nhớ đồng quê có đề cập tới biểu tượng cánh đồng mà tác giả Đỗ
Phương Thảo cho rằng đó là sự gặp gỡ trong nhận thức giữa Nguyễn Huy
Thiệp và Đặng Nhật Minh. Không hề phủ nhận đây là hình ảnh gây ấn tượng
đậm nét trong lòng độc giả cũng như khán giả của truyện và phim Thương
nhớ đồng quê. Cánh đồng trở thành cái nôi lưu giữ những hoài niệm đã thôi
xa của con người. “Thương nhớ đồng quê là một hoài niệm, một nỗi đau
đớn, niềm thương nhớ xót xa về một thế giới đã mất và con người tìm lại như
thể tìm lại cái bản nguyên của chính mình” [43], Đỗ Phương Thảo nhận xét.
Cánh đồng có lúc phân hóa, được triển khai thành một hệ thống các yếu tố
cùng cấp độ nhưng có hướng nghĩa khác nhau: “đồng quê”, “làng quê”; “cánh
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top