giamdocnhamoi

New Member

Download miễn phí Đề tài Khu di tích lịch sử Đền Và





Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ năm 1649, 1703, 1850. Căn nhà lâu đời nhất có tuổi thọ hơn 400 năm, còn lưu giữ được bài văn cúng tế bằng chữ nho được viết bằng mực tàu trên một tấm ván.
Các chi tiết làm nên" linh hồn" của nhà cổ như tường đá ong, cổng đá ong, lối đi lát gạch nghiêng, bậu cửa cao và gian thờ tổ tiên.
Cổng nhà hình quai giỏ, mềm mại về đường nét và vững chắc nhờ vật liệu đá ong. Những nhà quan lại thường có vòng cửa mặt hồ phù, phía trên đắp hình long, ly, quy, phượng hay lưỡng long chầu nguyệt. Mỗi ngôi nhà là một đồ gia bảo, là lịch sử, văn hoá và cũng là nơi thờ tự thiêng liêng của mỗi dòng họ.
Những khuôn cửa bức bàn già nua, khi thường kẽo kẹt khép lại thế giới riêng, mỗi khi có việc lại được ngả ra làm bàn.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

qua sông Hồng sang tả ngạn ở Đền Dội (xã Vĩnh Linh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) là nơi theo truyền thuyết Thánh Tản Viên đã tắm để tế lễ, nên diễn lại sự tích này rồi quay trở lại Đền Và. Cứ vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì hội rằm tháng Giêng được tổ chức lớn hơn gọi là hội chính.  Lễ hội Đền Và mùa thu với nghi thức chính là đánh bắt cá ở sông Tích để chọn ra 99 con cá trắng to chế biến thành các món tế Thánh. Ngoài phần lễ trang nghiêm còn có phần hội với các trò chơi dân gian như đánh cờ người, đánh vật, chơi gà chọi, cùng các tiết mục văn nghệ với các bài dân ca mang đậm nét đắc trưng văn hóa xứ Đoài./.
2. Chùa Mía
Lịch sử
Theo truyền thuyết, chùa này do bà Nguyễn Thị Rong, vợ chúa Trịnh Tráng (1623-1657), được gọi là Bà Chúa Mía, cho xây dựng. Thực ra chùa đã có từ trước đó. Tấm bia dưới gác chuông năm Vĩnh Tộ thứ 3 (1621) nói về việc lập chùa. Theo tấm bia khắc năm Đức Long thứ 6 (1634) ở trong chùa thì chùa được trùng tu năm 1632, do các cung tần phủ chúa là Nguyễn Thị Ngọc Rệu, Nguyễn Thị Ngọc Thạch và phu nhân Ngô Thị Ngọc Loan. Lần sửa này khá lớn, làm quy mô chùa rộng hơn trước nhiều.
Chùa Mía toạ lạc nơi miền đất 2 vua Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội; từ lâu chùa Mía không chỉ được biết đến là nơi thể hiện tín ngưỡng Phật giáo của người dân khắp nơi trong cả nước. Ngôi chùa này còn được mọi người biết đến là ngôi chùa có nhiều tượng Phật cổ, nghệ thuật nhất Việt Nam và gìn giữ nhiều hiện vật quý báu mang giá trị lớn về nghệ thuật và lịch sử.
Từ chợ Mía , bước qua cổng Tam quan để vào chùa mọi người mới cảm giác như bước vào một thế giới khác, trái ngược hoàn toàn với cảnh xô bồ, tấp nập ngoài kia. Mảnh sân trước chùa có những cây đa cổ thụ tạo cho không chỉ đem lại cho chùa 1 không gian mát mẻ, thoáng đãng mà còn khoác lên chùa chiếc áo trầm mặc, cổ kính và linh thiêng.  Phía trong ngôi chùa cổ là khu nội điện gồm tiền đường, đại hùng, bảo điện, thượng điện được sắp xếp theo cấu trúc “Nội công ngoại quốc” trông rất bề thế. Dãy hành lang sắp xếp theo hình chữ “Mục” khiến ban thờ này nối tiếp ban thờ kia. Những người vào tham quan sẽ không phải quay lưng vào bất cứ ban thờ nào.  Trụ trì Thích Cẩn Thẩn, người có nhiều năm gắn bó với chùa Mía cho biết chùa còn có tên là Sùng Nghiêm Tự. Chùa được xây dựng từ thời xa xưa, nhưng có thời kỳ không ai chăm sóc nên bị hoang phế, điêu tàn. Mãi đến năm 1632, cung phi Ngô Thị Ngọc Diệu, 1 phi tần của chúa Trịnh Tráng mới kêu gọi thiện nam, tín nữ các làng Đông Sàng, Mông Phụ, Cam Toàn…cùng nhau tôn tạo lại chùa. Cũng vì các làng đó thuộc tổng Mía, cũng là quê hương của cung phi Ngô Thị Ngọc Diệu cho nên để tỏ lòng mến mộ, người ta đã lấy tên chùa là chùa Mía. Mọi người còn xây dựng thêm một đến thờ riêng để thờ Bà chúa Mía.
Tượng phật trong Chùa
Kiến trúc và mĩ thuật
Điều đặc biệt khiến chùa Mía khác những ngôi chùa bình thường không chỉ bởi tuổi đời của chùa mà còn ở số lượng tượng phật nghệ thuật lớn ở đây. Chùa có đến 287 pho tượng lớn nhỏ, hầu hết những bức tượng đều có từ khi thành lập chùa. Mỗi bức tượng là 1 câu chuyện ca ngợi những đức tính tốt đẹp của con người, dân tộc Việt Nam. Trong 287 bức tượng đó là 6 pho tượng đồng, 106 pho tượng gỗ và 174 pho tượng làm bằng đất nung được sơn son thếp vàng. Tất cả những bức tượng đều mang giá trị lớn về nghệ thuật. Đặc biệt có bức tượng “Thích Ca nhập niết bàn” là một bức tượng thuộc loại quý hiếm, ít thấy trong các chùa ở miền Bắc cũng như cả nước.
 Ngoài tượng “Thích ca nhập niết bàn”, chùa còn có bộ 8 pho tượng “Bát Bộ Kim Cương” được làm hoàn toàn bằng đất luyện. Mỗi bức tượng miêu tả tư thế của 1 vị võ tướng đang ở trong tư thế chuẩn bị chiến đấu trừ tà và bảo vệ pháp luật. Miêu tả ngoại hình, tinh thần của những người đầy khí phách, tinh thần thượng võ một cách đầy sống động, đường nét nên bộ tượng “Bát Bộ Kim Cương” đã được coi là điển hình nghệ thuật của tượng Phật.
Hàng tượng La Hán trong Chùa
Dọc theo các dãy hành lang còn có nhiều bức tượng nghệ thuật đặc sắc khác. Có thể kể đến là tượng “Phật Tuyết Sơn”, tượng “Quan Âm Tống Tử”…Tất cả các bức tượng dưới bàn tay nghệ nhân chạm khắc một cách mềm mại, trau chuốt đều diễn tả được một cách sống động tính cách của từng nhân vật. Gây ấn tượng lớn đối với khách tham quan.  
Không chỉ có nhiều pho tượng Phật nghệ thuật, chùa Mía còn mang theo suốt quá trình lịch sử những hiện vật giá trị. Tầng trên Tam quan là chiếc chuông lớn đúc từ năm Cảnh Hưng thứ 6( 1745) và 1 chiếc khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ 6 (1846). Tiếp đến là tòa tháp “Cửu Phẩm Liên Hoa”,cao 13m. Tòa tháp này được xây dựng để thờ vọng Xá lị đức phật. Bên cạnh đó, ngọn tháp cũng được những người xây dựng gửi gắm ước muốn được gìn giữ, phát triển nét văn hóa của làng quê.
Tượng Phật Tuyết Sơn
Điều đặc biệt nhất là trong chùa còn có một tấm bia đá rất đẹp, cao 1,6m; rộng 1,2m và được đặt trên lưng một con rùa. Tấm bia đá được khắc năm 1634, nói về việc trùng tu chùa năm 1632. Tại tấm bia đá này cũng lưu trữ nhiều tài liệu quý báu mang giá trị lịch sử lớn lao của ngôi chùa.  Với kiến trúc độc đáo và những tác phẩm điêu khắc có giá trị, chùa Mía đã được bộ Văn hóa - thể thao và du lịch xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.  
Du lịch và lễ hội
Về chùa Mía vào dịp không có lễ hội, không thấy được cách tổ chức nghi lễ mang đậm nét văn hóa của con người miền Bắc. Không gặp được những người vẫn nhiệt tình kể vanh vách những câu chuyện truyền thuyết, văn hóa và tín ngưỡng. Nhưng về đây, dưới sự trầm mặc, uy nghi và đầy cổ kính của chùa Mía, chúng tui không phải mang nhiều nuối tiếc với những gì đã được chiêm ngưỡng ở ngôi chùa mang đậm bản sắc văn hóa này. 
3. Đình Mông Phụ
Đến Đường Lâm, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng 16 di tích kiến trúc gồm đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ, lăng mộ… Ngoài ra, chúng ta còn có cơ hội đến thăm hàng trăm ngôi nhà cổ hiện nay vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Trong quần thể kiến trúc cổ đó, đáng chú ý nhất là đình làng Mông Phụ. Đình Mông Phụ là một trong tám di tích lịch sử văn hoá ở Đường Lâm được bộ Thông tin và Truyền thông xếp vào loại đặc biệt. Lịchsử và kiến trúc   
Nằm ngay tại trung tâm của làng Mông Phụ, đình được xây dựng năm 1684 (Niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông), là ngôi đình đặc trưng cho ngôi đình Việt truyền thống. Đình xây dựng xếp thành hai chữ: Trước cửa là chữ Môn, sau hậu cung là chữ Nhị. Đến thời Tự Đức năm thứ 12 đình được tu sửa lại. Ngôi đình được xây dựng mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt - Mường. Nhưng ở đây vẫn có một nét độc đáo riêng. Nền sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh. Khi mưa xuống nước từ xung quanh dồn lại đây và chảy theo hai lối thoát nước dọc hai bên đình tạo thành ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Tìm hiểu nguồn gốc và tái hiện lịch sử ô nhiễm của các độc chất hữu cơ đa vòng thơm ngưng tụ trên cơ sở nghiên cứu các cột trầm tích tại một khu vực điển hình của Vịnh Bắc Bộ Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý du lịch tại Khu di tích lịch sử đền Hùng Luận văn Kinh tế 3
C Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào Kinh tế quốc tế 0
P Lịch sử phát triển trầm tích Holocen khu vực Trà Vinh trong mối quan hệ với sự dao động mực nước biển Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu xác định các địa điểm thích hợp xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu Khoa học Tự nhiên 0
Q Lịch sử phát triển trầm tích Holocen khu vực cửa sông Tiền trong mối quan hệ với sự dao động mực nước biển Khoa học Tự nhiên 0
H Nhận thức của người dân thạch thành đối với việc giữ gìn di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo trong điều kiện kinh tế thị trường Tài liệu chưa phân loại 0
A Thực trạng phát triển du lịch ở khu di tích lịch sử Lam Kinh – Thọ Xuân – Thanh Hoá Luận văn Kinh tế 2
H Tìm hiểu về các khu di tích lịch sử ở Miền Bắc Tài liệu chưa phân loại 0
A Đánh giá giá trị chất lượng môi trường tại khu di tích lịch sử Côn Sơn - Kiếp Bạc thông qua phương pháp Chi phí du lịch Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top