Download Khủng hoảng kinh tế Việt Nam 2008- Sự sai lầm về chính sách và vai trò của tập đoàn kinh tế quốc doanh miễn phí​





Việt Nam chịu đựng lạm phát cao gần suốt năm 2008, tính chung cho cả năm là 25%. Tuy nhiên lạm phát đã tăng mạnh từ đầu năm 2007 và trở nên nghiêm trọng vào tháng 11 năm 2007 trở đi. Lạm phát nhảy vọt vào tháng 12 năm 2007 và vào đầu năm 2008 tới mức hơn 50% nếu tính theo trung bình năm lúc đó. Đáng lẽ ra đây chính là cơ hội tốt cho ông Nguyễn Tấn Dũng, người trở thành Thủ tướng vào 27 tháng 6 năm 2006, chứng tỏ khả năng điều hành kinh tế của mình. Nhưng ngược lại, ông lại bằng mọi cách đẩy mạnh chiến lược đạt tốc độ tăng GDP cao.
Trong cuộc họp tháng 11 năm 2007 của Quốc hội, trong lúc bàn về chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng GDP, một số đại biểu bày tỏ sự e sợ về lạm phát và đề nghị đặt mức lạm phát không quá 7%. Tuy nhiên chính phủ Thủ tướng Dũng vẫn cương quyết đặt chỉ tiêu đạt tốc độ tăng GDP 8,5-9,0% cho năm 2008 và sẵn sàng chấp nhận lạm phát cao. Ông Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thay mặt Thủ tướng, thuyết phục Quốc hội rằng ở các nước đang phát triển tốc độ tăng trưởng cao bao giờ cũng kèm theo chỉ số lạm phát tăng cao và “[n]ếu chúng ta giữ chỉ số giá thấp hơn 7% thì sẽ thấy một hiện tượng là Chính phủ điều hành rất lúng túng dẫn đến hai tình hình: Một, tốc độ tăng trưởng chậm lại. Hai, việc bao cấp về giá tạo nên một khe hở trong quản lý kinh tế.” [14] Như vậy, rõ ràng là chính phủ bị ám ảnh chạy theo tốc độ tăng GDP và kế hoạch cho phép các tập đoàn quốc doanh tăng giá nhằm tăng lợi nhuận, ít nhất là nhằm giảm bù lỗ. Gần như không có ai trong chính phủ tỏ ra e sợ về ảnh hưởng mà lạm phát mang đến cho đời sống nhân dân trong kỳ họp Quốc hội này. Điều này thật là lạ lùng vì lúc đó ta thấy các cuộc đình công đòi tăng lương của công nhân nhằm bù đắp lại lạm phát nổ ra khắp nơi; số cuộc đình công tăng từ 71 năm 2000 lên 193 trong 3 tháng đầu năm 2006.[15]

ông lại bằng mọi cách đẩy mạnh chiến lược đạt tốc độ tăng GDP cao.
Trong cuộc họp tháng 11 năm 2007 của Quốc hội, trong lúc bàn về chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng GDP, một số đại biểu bày tỏ sự e sợ về lạm phát và đề nghị đặt mức lạm phát không quá 7%. Tuy nhiên chính phủ Thủ tướng Dũng vẫn cương quyết đặt chỉ tiêu đạt tốc độ tăng GDP 8,5-9,0% cho năm 2008 và sẵn sàng chấp nhận lạm phát cao. Ông Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thay mặt Thủ tướng, thuyết phục Quốc hội rằng ở các nước đang phát triển tốc độ tăng trưởng cao bao giờ cũng kèm theo chỉ số lạm phát tăng cao và “[n]ếu chúng ta giữ chỉ số giá thấp hơn 7% thì sẽ thấy một hiện tượng là Chính phủ điều hành rất lúng túng dẫn đến hai tình hình: Một, tốc độ tăng trưởng chậm lại. Hai, việc bao cấp về giá tạo nên một khe hở trong quản lý kinh tế.” [14] Như vậy, rõ ràng là chính phủ bị ám ảnh chạy theo tốc độ tăng GDP và kế hoạch cho phép các tập đoàn quốc doanh tăng giá nhằm tăng lợi nhuận, ít nhất là nhằm giảm bù lỗ. Gần như không có ai trong chính phủ tỏ ra e sợ về ảnh hưởng mà lạm phát mang đến cho đời sống nhân dân trong kỳ họp Quốc hội này. Điều này thật là lạ lùng vì lúc đó ta thấy các cuộc đình công đòi tăng lương của công nhân nhằm bù đắp lại lạm phát nổ ra khắp nơi; số cuộc đình công tăng từ 71 năm 2000 lên 193 trong 3 tháng đầu năm 2006.[15]
Vấn đề lạm phát đã được tác giả bài này báo động trong bài viết năm 2004,[16] phân tích lý do tại sao lạm phát lại thấp vào những năm 2000-2001 ngay cả khi mức phát hành tiền tăng cao, và thông báo rằng điều này sẽ không thể tiếp tục mãi như thế. Lý do là sau thành công của cuộc cải cách nhằm chấm dứt lạm phát phi mã, vòng quay đồng tiền đã giảm vì dân chúng tin vào sự ổn định của đồng tiền hơn trước, do đó họ sẵn sàng cầm đồng tiền để sử dụng rộng rãi trong giao dịch (gọi là quá trình tiền tệ hóa). Yếu tố thuận lợi này sẽ dần mất đi (hay bão hòa) gây ra lạm phát cao trở lại nếu như tốc độ cung tiền tăng quá trớn: điều này đã xuất hiện vào năm 2004.
Trong một nghiên cứu năm 2006,[17] IMF cũng kết luận là “kết quả chính của nghiên cứu cho thấy phát hành tiền đã có ảnh hưởng ngày càng tăng đối với lạm phát trong vài năm qua và quán tính gây ra lạm phát có vai trò lớn hơn ở Việt Nam so với cá nước khác trong vùng.” Tăng giá lương thực trên thế giới đặc biệt là lúa gạo đã tác động đến chỉ số lạm phát lương thực thực phẩm ở mức hàng chục phần trăm vào năm 2004 nhưng chính sách sách tài khóa đã là nguyên nhân chính làm kích cầu tăng lạm phát nói chung. Lương tối thiểu tăng 38% vào tháng giêng năm 2003, 20,7% vào tháng 10 năm 2005 và 28,6% vào tháng 10 năm 2006 chỉ ảnh hưởng tới những người ở mức lương dưới mức tối thiểu. Tuy vậy mức tăng lương trung bình của công chức lên đến 30% có thể đã có tác dụng lớn hơn vào lạm phát. Giá dầu lửa chỉ tăng vào năm 2006 và ảnh hưởng đến CPI không nhiều vì nó chỉ chiếm tỷ trọng 3% trong tổng tiêu dùng của hộ gia đình. Theo cùng bài viết này của IMF, hệ số liên hệ giữa lạm phát và cung tiền dường như có vai trò lớn hơn sau cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam vào cuối năm 1989, nhằm giải phóng kinh tế khỏi các kế hoạch cứng ngắc, đã thật sự mang lại hiệu quả toàn diện.
Vấn đề quan trọng cần nghiên cứu thêm là tình trạng không có liên hệ giữa giá và tiền khoảng thời gian giữa những năm 1999 và 2000: việc tăng cung tiền (M2) rất lớn: 35,7% năm 1999 và 50,5% năm 2000 đưa tỷ lệ tiền/GDP từ 28,4% GDP năm 1998 lên 35,7% năm 1999, và 50% năm 2000. Tuy vậy việc in tiền này dường như không có ảnh hưởng gì đáng kể đến lạm phát lúc đó. Bỏ qua hai năm này, từ 2002 trở đi đã có sự liên hệ thuận giữa tăng tiền M2 và tăng chỉ số giá CPI, và đặc biệt là liên hệ giữa tăng tín dụng và tăng CPI, rõ ràng cho thấy tác dụng giữa chính sách tiền tệ và lạm phát.[18]
Mặc dù tốc độ lạm phát vọt lên rất cao vào cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 các nhà hoạch định chính sách vẫn gạt đi không quan tâm – lúc đầu thì cho rằng đó là sai số về phương pháp luận của Tổng cục Thống kê và sau đó thì biện luận cho rằng lạm phát cao là do giá dầu hoả và giá thực phẩm như lúa gạo tăng cao trên thị trường thế giới.
Rồi vào 30 tháng 11 năm 2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã ra thông báo 252/TB-VPCP[19] chỉ thị các cơ quan chức năng chống lạm phát. Những chỉ thị này bao gồm lời kêu gọi nâng cao quyết tâm tăng năng suất nhằm đạt sản lượng cao hơn, thí dụ như:
● yêu cầu “Bộ Công thương chủ trì phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương liên quan chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc để đẩy mạnh sản xuất xuất nhập khẩu đáp ứng đủ nhu cầu hàng hoá”, hoặc
● yêu cầu “Uỷ ban nhân dân các địa phương tổ chức nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh thị trường giá cả trên địa bàn chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo cân đối cung cầu hàng hoá trong phạm vi địa phương…”, hoặc
● yêu cầu các cơ quan “phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện giao ban hàng tuần với lãnh đạo các cơ quan báo chí truyền thông làm tốt công tác thông tin tuyên truyền định hướng dư luận để các doanh nghiệp nhân dân hiểu và ủng hộ các giải pháp điều hành của Chính phủ khắc phục tình trạng thông tin sai thông tin một chiều gây tâm lý bất an trong nhân dân và làm trầm trọng thêm những khó khăn trong quản lý thị trường và giá cả.”
Khi đọc các chỉ thị trên người ta có cảm tưởng rằng lạm phát là do một lực lượng nào đó đang lũng đoạn đầu cơ phá rối thị trường. Nhưng tệ hơn thế, thông báo trên còn ra lệnh cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Kế hoạch và Đầu tư) “khẩn trương điều chỉnh phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng của nước ta cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhất là về cơ cấu rổ hàng hoá.” Trước đó cũng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đặt Tổng cục Thống kê (TCTK) dưới quyền điều hành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư này thay vì để TCTK độc lập như trước). Chỉ thị này đã không được thi hành sau khi bị chỉ trích.[20] Lạm phát ai cũng có thể cảm giác và đo được chứ đâu có thể làm nó biến mất bằng cách thay đổi phương pháp đo lường.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các quan chức trong chính phủ tuy vậy vẫn tiếp tục lý luận rằng chính sách kinh tế của họ đang theo đuổi là đúng đường. Trong một bài phỏng vấn trên Financial Times với ký giả Amy Kazmin[21] trước chuyến đi thăm nước Anh vào ngày mùng 2 tháng 3 năm 2008, khi bị ký giả đặt nghi vấn về sự tự tin quá đáng vào tình hình kinh tế Việt Nam trước chiều hướng đi xuống của kinh tế Mỹ, cũng như về tình hình lạm phát ở Việt Nam đang tăng cao, thì Thủ tướng Dũng vẫn quả quyết rằng kinh tế Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng 8 tới 9 % do chính sách đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường đầu tư của ông.
Vào ngày 28 tháng 3 năm 2008, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh khi bị chất vấn trước Quốc hội về nguyên do của lạm phát đã phát biểu rằng lạm ph...
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
F Khả năng ảnh hưởng khủng hoảng tiền tệ khu vực đến thị trường và nền kinh tế nước ta Luận văn Kinh tế 0
L hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Tháp Trung Tâm Hà Nội trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
B Khủng hoảng kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản là khủng hoảng sản xuất thừa (thừa so với sức mua eo hẹp của quần chúng lao động Luận văn Kinh tế 0
C Điều chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 200 Luận văn Kinh tế 0
C Quản lý nợ công ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu Luận văn Kinh tế 0
H Nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại Hy Lạp - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Khủng hoảng nợ công thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với phép thử từ cuộc khủng hoảng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
O Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 và tác động đối với kinh tế - xã hội Việt Nam Kinh tế quốc tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top