LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... iv MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 7 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 8 7. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 9 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................................. 10 1.1.Tác giả Nguyễn Ngọc Tư...................................................................................... 10 1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác ........................................................................ 10 1.1.2. Tiểu thuyết Sông ............................................................................................... 13 1.2. Tác giả Le Clézio ................................................................................................. 15 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác ........................................................................ 15 1.2.2. Tiểu thuyết Sa mạc ........................................................................................... 19 1.3. Nhân vật cô đơn lạc loài và kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong văn học. .......... 21 Chương 2. HÀNH TRÌNH KIẾM TÌM HẠNH PHÚC CỦA KIỂU NHÂN VẬT CÔ ĐƠN LẠC LOÀI TRONG SÔNG VÀ SAMẠC ..................................... 29 2.1. Các kiểu loại nhân vật cô đơn, lạc loài trong Sông và Sa mạc ............................ 29 2.1.1. Nhân vật tự cô đơn............................................................................................ 29 2.1.2. Nhân vật bị cô đơn............................................................................................ 36 2.2. Không gian và thời gian của hành trình............................................................... 42 2.2.1. Không gian nghệ thuật...................................................................................... 42 2.2.2. Thời gian nghệ thuật ......................................................................................... 49 2.3. Cách phản ứng của các nhân vật trước nỗi cô đơn .............................................. 58
iii
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG KIỂU NHÂN VẬT CÔ ĐƠN LẠC LOÀI TRONG TIỂU THUYẾT SÔNG VÀ SA MẠC ........................................... 63 3.1. Nghệ thuật xây dựng ngoại hình.......................................................................... 63 3.2. Nghệ thuật xây dựng hành động .......................................................................... 79 3.3. Ngôn ngữ và tâm lí nhân vật................................................................................ 85 3.3.1. Ngôn ngữ bên ngoài (đối thoại trực tiếp) ......................................................... 86 3.3.2. Ngôn ngữ bên trong (độc thoại và đối thoại nội tâm) ...................................... 90 KẾT LUẬN................................................................................................................ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 98
iv
Bảng 3.1. Bảng 3.2. Bảng 3.3.
Chi tiết miêu tả hình ảnh đôi mắt, ánh nhìn của một số nhân vật cô đơn, lạc loài trong Sông......................................................................................... 65 Chi tiết miêu tả hình ảnh đôi mắt, ánh nhìn của một số nhân vật cô
đơn, lạc loài trong Sa mạc ....................................................................... 70 Hành động của nhân vật Hartani qua tác phẩm Sa mạc ......................... 81
DANH MỤC CÁC BẢNG
iv
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Jean-Marie Gustave Le Clézio, người được Viện Hàn lâm Thụy Điển công
bố trao giải Nobel văn chương 2008 không phải là một cái tên xa lạ đối với những người yêu văn chương. Ông là một trong những nhà văn hiện đại Pháp được dịch nhiều nhất. Có thể coi ông là một trong những gương mặt nổi bật, tiêu biểu của tiểu
thuyết Pháp từ nửa sau thế kỉ XX cho đến nay. Ông thường được kể là một trong các nhà văn tiên phong.
Trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới, người yêu văn chương cũng như giới phê bình nghiên cứu khoảng mười năm đầu thế kỷ XXI không còn xa lạ với cái tên Nguyễn Ngọc Tư. Tên tuổi của chị gắn liền với những tác phẩm có dấu ấn với bạn đọc và giới phê bình.
Hai nhà văn thuộc hai quốc gia, hai châu lục khác nhau nhưng đều là những cây bút tài hoa trên văn đàn dân tộc mình. Trong sáng tác của họ thế giới nhân vật vô cùng phong phú và đa dạng, tuy nhiên trong một số tác phẩm, cả hai nhà văn đều đề cập đến kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài. Kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài giữa hai nhà văn này có những điểm tương đồng và khác biệt .
1.2. Tiểu thuyết Sa mạc là tác phẩm được giải thưởng lớn Paul Morand đồng thời được đánh giá là tinh hoa trong chặng đường sáng tác thứ hai của nhà văn Le
Clézio. Sa mạc là tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của Le Clézio. Qua tác phẩm, nhà văn tiếp tục sứ mạng của mình là phản ánh thân phận con người trong thời đại văn minh tiêu thụ. Cuộc tìm kiếm thiên đường của tự do và hạnh phúc, tình yêu con người và cuộc sống là chủ đề chính trong tiểu thuyết Sa mạc và đó cũng là vấn đề đặt ra cho toàn nhân loại. Tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư được đánh giá là độc đáo, đầy tính thời sự mà cũng giàu chất thơ. Một dòng sông hư cấu nhưng lại chảy qua những bãi bồi phù sa, ghềnh thác để chứng kiến bao thân phận con người, những biến động của thời đại nổi nênh trong những giá trị khuất lấp, xói mòn bởi những giả trá, phù phiếm và cả sự chênh vênh, bất cần trên điểm tựa chung nhất là nỗi đau mà mỗi người phải gồng gánh.
1
1.3. Nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều hệ lụy. Sống gấp, sống nhanh, sống vội vàng nhưng khi mọi thứ không theo ý muốn người ta lại dễ rơi vào trạng thái cô đơn. Kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài không phải là một đề tài mới mẻ trong văn học. Họ luôn cảm giác bơ vơ, lạc lõng. Họ là nạn nhân của những bi kịch, éo le, ngang trái, bị số phận xô đẩy đến nỗi cô đơn. Quả thật, nỗi cô đơn của nhiều nhân vật trong nhiều tác phẩm ở những quốc gia, châu lục khác nhau nhiều khi khó sẻ chia
và họ cứ sống chìm đắm rất lâu trong cái vỏ bọc của sự cô đơn ấy. Tác phẩm của hai nhà văn đã góp thêm cách cảm nhận về sự cô đơn, lạc loài ấy một cách thấm thía. Chúng tui thấy sự so sánh giữa tiểu thuyết Sa mạc và Sông cũng có những khập khiễng nhất định, mà khập khiễng lớn nhất là tầm vóc của hai nhà văn nhưng chúng tui vẫn nhìn thấy được sự thống nhất là cả hai đều có kiểu nhân vật cô đơn lạc loài và đó là lí do để chúng tui chọn hai tác phẩm này. Hiện tượng này xứng đáng là một đối tượng cho một đề tài nghiên cứu kĩ càng hơn, hệ thống và đầy đủ hơn. Bởi vậy chúng tui đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư và tiểu thuyết Sa mạc của Le Clezio. Mặt khác, đề tài này còn góp phần vào công việc nghiên cứu và học tập văn học Pháp ở Việt Nam. Từ đó, tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước Việt - Pháp trong bối cảnh giao lưu, hợp tác, cùng phát triển hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. J.M.G. Le Clézio là tác giả thu hút được sự quan tâm, chú ý của đông đảo giới nghiên cứu, phê bình và độc giả trên thế giới. Tác phẩm của ông là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình tại Pháp và nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Ý... Luận văn của chúng tui sẽ giới thiệu khái quát một số tác phẩm và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước (chủ yếu là các tài liệu bằng tiếng Việt) trong đó đề cập đến tiểu thuyết Sa mạc của Le Clézio.
Từ trước thời điểm Le Clézio được nhận giải Nobel năm 2008, tác phẩm của ông đã rải rác được giới thiệu ở Việt Nam. Khảo sát theo thời gian, chúng tui nhận thấy tác phẩm cũng như các công trình nghiên cứu về ông ngày càng tăng lên về số lượng, cụ thể hơn, chuyên sâu hơn về mặt lý luận, nghệ thuật. Trước những năm
2
2000, tác phẩm cũng như tài liệu về Le Clézio vô cùng ít ỏi. Độc giả Việt Nam biết đến ông trước tiên qua bài viết giới thiệu về J.M.G. Le Clézio kèm theo một đoạn trích từ tiểu thuyết Biên bản của tác giả Hoàng Ngọc Biên trong cuốn Tiểu thuyết của các nhà văn Pháp hiện đại, in tại Sài Gòn năm 1969.
Từ năm 1992, cuốn Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX (Đặng Thị Hạnh chủ biên) đã nhận định như sau về Le Clézio: “lối viết “vỡ tung”, sự xâm nhập các thể loại trong tác phẩm của Le Clézio là một biểu hiện chấp nhận tất cả mọi lối biểu hiện của sáng tác văn học hôm nay” [17, tr.153]. Về cuốn Sa mạc các tác giả đã khẳng định sự nổi tiếng của nó: “Lối viết trần trụi, chữ nghĩa tẻ nhạt, nhưng số phận của một phụ nữ da đen sớm thành đàn bà, Lalla, đã gợi biết bao tầng ý nghĩa cho con người hiện đại, người lao động cư trú ở nước ngoài và phụ nữ đối mặt với “văn minh” công nghiệp. Cuốn sách được dư luận đánh giá là “cuốn tiểu thuyết tuyệt nhất lâu lắm mới được viết ra bằng tiếng Pháp” [17, tr.153].
Năm 1997, trên báo Lao động số 135 ra ngày 24/8/1997 đăng bài viết của tác giả Huỳnh Phan Anh giới thiệu khuynh hướng đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết và chủ đề cuộc hành trình trong một số tác phẩm của Le Clézio trong đó có tiểu thuyết Sa mạc.
Vào năm 1999 xuất hiện bài nghiên cứu đầu tiên giới thiệu Le Clézio trong một số Chuyên san về tiểu thuyết Pháp của Tạp chí văn học, trong đó ông được khẳng định “đã chứng minh tài năng của mình”, là người được “xếp hạng” trong làng văn học Pháp đương đại từ khi còn khá trẻ (30 tuổi) với tác phẩm Biên bản (giải thưởng Renaudot). Tác giả Lộc Phương Thuỷ trong bài viết này đã giới thiệu nhà văn có công “làm cho bức tranh toàn cảnh của văn học Pháp thế kỉ XX đỡ màu ảm đạm”. Bà giúp người đọc hiểu rõ Le Clézio hơn không chỉ với tư cách một nhà tiểu thuyết mà còn là người viết truyện ngắn, tiểu luận, dịch thuật. Hơn thế ông còn là người nghiên cứu và giảng dạy ở Pháp và các nước khác như Mỹ, Mexique, Thái Lan...Tiểu thuyết Sa mạc cũng được tác giả bài báo giới thiệu như một bằng chứng về một lối viết riêng của Le Clézio: “điều đó được thể hiện không chỉ ở việc làm “vỡ tung” văn bản, mà chủ yếu là việc xâm nhập các thể loại trong tác phẩm của ông. Trong tiểu thuyết của ông có cả thơ, có tiểu luận, có sử thi, huyền thoại và cổ tích...” [36, tr. 38].
3
Năm 2001 tác giả Phùng Văn Tửu xuất bản cuốn Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI trong đó có dành một số trang để giới thiệu về sự chuyển biến tinh thần của Le Clézio thể hiện trong các tác phẩm ra đời những năm 80 như Sa mạc (1980), Người tìm vàng (1985) đồng thời tác giả cũng đề cập đến chủ đề đi tìm miền đất hứa ở thế giới quê hương cội nguồn và thiên nhiên hoang sơ tinh khiết.
Bài viết của tác giả Lê Thị Phong Tuyết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4-2004 với nhan đề Ba nhà tiểu thuyết tiêu biểu cuối thể kỉ XX nhấn mạnh chủ đề tư tưởng của tiểu thuyết Sa mạc. Theo tác giả bài viết Sa mạc “thực sự là bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh của những con người bị giết hại, những con người phải di cư. Nó cũng đồng thời tố cáo sự tàn bạo của chiến tranh, của chủ nghĩa thực dân. Đây là sự chồng chéo hai thế giới: thế giới của sa mạc và thế giới của thành phố, của văn minh. (...) Đây là bản anh hùng ca về “những người đàn ông, những người phụ nữ của cát, của gió, của ánh sáng, của buổi đêm” [42].
Đề cập cụ thể về một số yếu tố nghệ thuật trong Sa mạc phải kể đến bài viết Thời gian, không gian trong tiểu thuyết Sa mạc của Le Clézio đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2/2006 của tác giả Nguyễn Thị Bình. Tác giả bài viết đã khảo sát một cách hệ thống cấu trúc và không - thời gian trong tiểu thuyết Sa mạc và từ đó đưa ra kết luận: “Với cách xử lí thời gian và không gian đặc sắc, Le Clézio đã làm nổi bật những vấn đề bức thiết của con người, của xã hội và lịch sử. Và đặc biệt là mang lại một sắc thái mới cho đề tài viễn du. Những cuộc hành trình của các nhân vật chính là hành trình khám phá thế giới hiện thực của bản thân mình. Cái cá thể hoà nhập vào cái chung, cái tui tồn tại trong lòng cuộc đời sống động với vô vàn sắc thái đa dạng. Mặt khác cuộc viễn du đó chính là quay trở về cội nguồn, để tìm thấy bản sắc của dân tộc mình - một trong mối quan tâm của các nhà văn Pháp và chắc chắn cũng là của các nhà văn Việt Nam” [5].
Tài liệu có liên quan nhiều nhất đến đề tài luận văn của chúng tui là Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Bình với đề tài Những cuộc hành trình trong tiểu thuyết của J.M.G Le Clézio (2006). Trong luận án của mình, tác giả đi sâu khảo sát các cuộc hành trình trong bốn tiểu thuyết của J.M.G Le Clézio: Cuốn sách của những cuộc chạy trốn, Sa mạc, Người đi tìm vàng và Con cá vàng. Tiểu thuyết Sa mạc được tác giả luận án đề cập về mặt cấu trúc tác phẩm, nhân vật và không gian như những
4
chủ thể của các cuộc hành trình. Trong đó nhân vật trong Sa mạc được khai thác ở hai cấp độ đó là nhân vật chính thực hiện cuộc hành trình gồm Lalla, Nour và cộng đồng du mục và nhân vật phụ tác động, định hướng những cuộc hành trình đó là những nhân vật huyền thoại như Ma el Ainine, Al Azraq còn nhân vật Namman, Hartani lại được xếp vào loại nhân vật khai sáng. Từ khảo sát, phân tích nhân vật, tác giả đi đến những đánh giá về kỹ thuật xây dựng nhân vật độc đáo của tác giả đó là sự kết hợp bút pháp hiện thực và trữ tình gắn liền với cuộc hành trình về thế giới cội nguồn. Đồng thời tác giả luận án cũng nhận định: kiểu nhân vật độc đáo trong những cuộc hành trình đã góp phần biến đổi cốt truyện của tiểu thuyết viễn du theo cách thức của tiểu thuyết phản ánh quan niệm về thế giới, về tư tưởng.
Từ luận án này, tác giả Nguyễn Thị Bình đã sửa chữa và bổ sung để cho ra mắt cuốn Tư tưởng nhân văn trong các tác phẩm của J.M.G Le Clézio (2010).
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về Le Clézio. Trong công trình này, tác giả đã dành một phần không nhỏ (gần 1/3 số trang) để giới thiệu những cách tân, đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết của Le Clézio cùng với tư tưởng nhân văn mà ông gửi gắm trong các tiểu thuyết chủ đề “viễn du” của mình. Tác giả khẳng định: tất cả những cách tân táo bạo về kĩ thuật tiểu thuyết của Le Clézio nhằm để phản ánh những suy ngẫm về thân phận con người, những cuộc hành trình tìm kiếm tự do và hạnh phúc. Những chuyến di mải miết trong không gian vô tận để truy tìm tình yêu con người trong xã hội hiện đại được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Sự chối bỏ xã hội hiện đại, đi tìm cội nguồn, hướng tới thế giới lí tưởng được tiến hành bằng những chuyến viễn du trong thế giới hiện thực hay trong tưởng tượng. Những chuyến khởi hành đó chứa đựng sự dịch chuyển trong không gian, thời gian và những biến đổi sâu sắc thế giới tinh thần của nhân vật. Tiểu thuyết Sa mạc được tác giả xếp vào thể loại tiểu thuyết “viễn du” và được khảo cứu như là một trong số những tiểu thuyết tiêu biểu thể hiện đặc sắc tư tưởng nhân văn của tác giả. Cụ thể là chủ đề tư tưởng, cấu trúc của tác phẩm cũng như trong những cuộc hành trình tìm kiếm tự do và hạnh phúc mà cá nhân Lalla và cộng đồng du mục thực hiện.
Ngoài ra cũng phải kể đến một số khóa luận tốt nghiệp Đại học nghiên cứu về tác phẩm của Le Clézio như Khoá luận tốt nghiệp của các sinh viên:
5
Khúc Thị Hoa Phượng (2003), Nguyễn Thị Mỹ Liên (2006), Nguyễn Thị Lan Anh (2009) sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các khóa luận trên phần nào đã đề cập đến những khía cạnh thi pháp trong tác phẩm của Le Clézio như: Nghệ thuật xây dựng nhân vật; Người kể chuyện; Lối viết và bút pháp trong các tập truyện ngắn Người chưa thấy biển, Mondo và những chuyện khác, Vòng xoáy... Năm 2009, cũng tại trường Đại học này có thêm khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang với đề tài Yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết Sa mạc của Jean Marie Gustave Le Clézio. Trong khoá luận của mình, tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang tập trung khai thác các yếu tố huyền thoại thông qua cấu trúc tác phẩm, hệ thống nhân vật, không gian, thời gian cùng một số mô típ biểu tượng có chứa yếu tố huyền ảo...
Nhìn chung các bài viết cũng như các công trình nghiên cứu trên phần nào đã đề cập đến các vấn đề thi pháp và Nghệ thuật tự sự của Sa mạc song vẫn chưa được khai thác cụ thể, chuyên sâu về kiểu nhân vật cô đơn lạc loài.
2.2. Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ được nhanh chóng nhìn nhận tài năng. Chị trở thành cái tên quen thuộc, một gương mặt không xa lạ với độc giả cả nước. Các bài báo viết về Nguyễn Ngọc Tư khá nhiều từ báo mạng đến báo viết,... Các bài báo có nhiều ý kiến đa dạng, thậm chí là trái chiều và có khi đối lập nhau. Điều này cho thấy Nguyễn Ngọc Tư và sáng tác của chị được dư luận chú ý quan tâm và ít nhiều cũng là một hiện tượng nổi bật của văn học đương đại. Bên cạnh đó ta còn bắt gặp một lượng không nhỏ các báo cáo khoa học, khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư,
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy, các bài viết, các công trình nghiên cứu về tác phẩm của tác giả Nguyễn Ngọc Tư khá phong phú, tuy nhiên chủ yếu mới dừng lại ở từng tác phẩm, hay đi vào một số khía cạnh trong sáng tác của chị (phần nhiều là truyện ngắn). Tiêu biểu có thể kể đến:
Đoàn Ánh Dương (2007), “Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2, trang 96 - 109.
Lê Thị Cúc (2008), Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong hai tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” và “Cánh đồng bất tận”.
Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2012), Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư...
6
Với luận văn này, chúng tui sẽ cố gắng khảo sát một cách hệ thống, thấu đáo kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong tiểu thuyết đầu tay - Sông của Nguyễn Ngọc Tư, từ đó đúc rút những nét riêng độc đáo cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện trong sự đối sánh với tiểu thuyết Sa mạc của Le cle’zio, khẳng định những đóng góp đáng quý của hai tác giả này với nền văn học dân tộc và văn học nhân loại.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tui muốn chỉ ra kiểu nhân vật cô đơn lạc loài được đề cập đến trong hai tác phẩm, đặc điểm của hành trình kiếm tìm hạnh phúc và nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài của Nguyễn Ngọc Tư và Le Clezio trong Sông và Sa mạc. Qua đó giúp người đọc thấy được nét chung của con người cô đơn, lạc loài trong văn học hậu hiện đại đồng thời giúp độc giả có được sự nhìn nhận sâu sắc hơn về sự cô đơn lạc loài của con người trong xã hội hiện nay. Hơn thế nữa, khi nghiên cứu đề tài này chúng tui cũng muốn mọi người nhìn nhận thấy văn học Việt Nam đã có những bước tiến rất xa (về tư tưởng) so với giai đoạn trước, đang dần từng bước vươn tầm khu vực và thế giới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tui đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong Sông và Sa mạc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tui sẽ tìm hiểu và nghiên cứu kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài trong hai tiểu thuyết:
+ Sông (2012) Nxb Trẻ- tiểu thuyết đầu tay đã được xuất bản và gây được ấn tượng sâu sắc đối với độc giả của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
+ Sa mạc(2010) Nxb Văn học, dịch giả Huỳnh Phan Anh - cuốn tiểu thuyết đã mang về cho Le Clezio giải thưởng lớn Paul-Morand của Viện Hàn lâm Pháp và góp phần quan trọng giúp ông đến với giải Nobel Văn học 2008.
Chúng tui không có tham vọng tìm hiểu toàn bộ thế giới nhân vật trong tác phẩm của Le Clézio và Nguyễn Ngọc Tư mà chỉ tập trung khai thác kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài thông qua một số phương diện cơ bản như: Hành trình tìm kiếm hạnh
qua lăng kính tâm hồn của nhân vật Ân. Nguyễn Ngọc Tư đã phân tích rất sát tâm lý của một con người lạc loài và bị bỏ rơi trong tình yêu. Dù nhớ Tú khắc khoải nhưng mỗi lần nhận được tin nhắn của Tú Ân đều dằn lòng, để rồi lại mong nhớ trong xót xa bởi trò đùa của số phận.Ân vốn là một con người nhạy cảm, dễ mềm lòng nhưng không bởi vậy mà Ân cả tin. Khi niềm tin rạn nứt, Tú kết hôn với người con gái khác khiến Ân suy sụp và trốn chạy để tìm quên. Giữa lúc ấy Ân nhận được những tin nhắn níu kéo từ Tú: “Ngoái lại đi Ân”, “Chỉ một cơ hội nhỏ nhoi thôi cũng không thể cho Tú sao?” [38, tr.167]. “Mình tuyệt vọng và sắp mất hết kiên nhẫn. Về đi, Tú sẽ quăng bỏ hết mọi thứ chạy tới với Ân”. Nhớ lại cơ hội cậu đã cho Tú khi hẹn ở biển nhưng Tú không tới. “Nếu hôm đó Tú đến có lẽ Ân đã chấp nhận tiếp tục náu mình trong bóng tối, bất chấp một hay đến mười đám cưới” [38, tr.167]. Đây là kiểu lời đối thoại tha hóa thành độc thoại vì Ân không nhắn lại. Kiểu lời thoại này nhấn mạnh vào nỗi cô đơn không thể tỏ bày của nhân vật. Những cảm xúc yêu đương, hờn ghen riêng tư ấy đã được Nguyễn Ngọc Tư lột tả một cách tinh tế và bén nhạy. Hay trong mối quan hệ của nhóm ba người bạn đồng hành, Xu không gần gũi và thân thiết với Ân như Bối, cậu thường bị gạt ra khỏi cuộc nói chuyện giữa Ân. Cậu cảm giác sượng sùng khi anh bảo lúc say rượu, cậu thấy Ân cắn cậu. Hay khi thấy Bối ghé răng cắn móng tay cho Ân thì tâm trạng Xu ra sao? Cậu không nhìn thấy hay nhác thấy nhưng day đi chỗ khác? Có thể nào vì ghen mà cậu đã làm cho Bối biến mất một cách kì lạ. Tâm lí của con người quả là một thế giới hết sức phức tạp và khó có thể đoán được nhưng chị Tư đã thể hiện nó một cách tự nhiên và tài năng nhất. Nguyễn Ngọc Tư đã để cho Ân cùng chiếc quách và hai người khác mất hút giữa lòng khơi. Những con người ấy có hay không có điểm bắt đầu và rồi kết thúc cũng mập mờ, để người đọc muốn hiểu sao thì hiểu.
Qua Sông, Nguyễn Ngọc Tư đã để người đọc thấy được những gai góc của cuộc đời, những nặng nề và những số phận bất hạnh. Họ đến và đi bởi họ mang trong mình nỗi cô đơn quá lớn, họ không thể vượt qua nên họ tìm cách giải thoát. Cuộc đời thật nhiều cay đắng và chua xót... nhưng cuộc đời không chỉ có thế đâu. Nó cũng đáng để sống lắm bởi cuộc đời còn rất nhiều điều mến thương, rất nhiều con người bao dung, độ lượng và biết chia sẻ vì thế hãy cố sống tốt hơn chứ đừng bao giờ sống như Sông. Với một ngòi bút tinh tế, nhạy cảm Nguyễn Ngọc Tư đã miêu tả, phân tích tâm lý của các nhân vật cô đơn và rút ra cho chúng ta thông điệp về cuộc sống đó.
91
Ngôn ngữ của Le Clezio ở Sa mạc khá cô đọng, ngôn ngữ của ông gần như ngây thơ trong sự đơn giản của nó, và các câu của ông có xu hướng ngắn gọn và mang tính khẳng định. Tránh lặp lại nhưng ít khi cho chúng ta những câu thể hiện tiếng nói của nhân vật. Đọc Sa mạc của Le Clezio, ta thấy nhà văn thành công không phải ở ngôn ngữkể chuyện. Có thể nói việc kể chuyện bằng ngôn ngữ giản dị, chân thành của nhân vật đã “che giấu” bớt cái nhìn chủ quan của nhà văn. Bởi với giọng điệu chân thành, bình dị, nhân vật đã tự nói về những trải nghiệm thực tế của bản thân một cách chân thực, sống động. Ở đây, hầu như không có sự hư cấu, nhân vật tồn tại như một thực thể có thật, tạo cảm giác tin tưởng vì khi đó “câu chuyện được kể trở thành câu chuyện về một cái tui cụ thể nào đó, lời lẽ cái tui rất riêng ấy là nhân chứng duy nhất của mọi sự kiện được kể”
Để thể hiện chân thực thế giới nội tâm của nhân vật, các nhà văn hiện đại thường để nhân vật của mình tự bộc lộ thông qua “độc thoại nội tâm” (vì độc thoại nội tâm lâu nay được xem là phương tiện thích hợp nhất thể hiện những tình cảm sâu kín của nhân vật). Trong Sa mạc Le Clézio sử dụng những đoạn độc thoại nội tâm cùng với đó là việc để cho nhân vật thoải mái hình dung, tưởng tượng về thiên nhiên và con người. Từ đó nhà văn giúp ta nhận ra tâm lí của các nhân vật. Le Clézio truyền đạt sự mâu thuẫn giữa sự im lặng và sức mạnh của từ để thể hiện cảm xúc và ý tưởng. Ví dụ như khi tìm hiểu nhân vật Hartani ta thấy dường như Hartani thay mặt cho một lối sống cũ, một cuộc sống đơn giản phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, xa những ưu tiên và nhu cầu của thành phố. Cách duy nhất để nói chuyện với anh ta là nhìn vào mắt anh ta. Nhà văn không khắc sâu vào ngôn ngữ âm thanh bởi Hartani là một người câm vả lại không biết chữ. Lalla nhìn anh và đọc ánh sáng trong đôi mắt đen của anh, và anh nhìn sâu vào đôi mắt hổ phách của cô; anh không chỉ nhìn vào khuôn mặt của cô, nhưng thực sự sâu vào mắt cô, và nó như thể anh hiểu những gì cô muốn nói với anh. Cuốn tiểu thuyết lý tưởng hoá việc truyền thông vượt ra ngoài ngôn từ, trong một khung cảnh tự nhiên, trái ngược với những âm thanh hiện đại trong thành phố. Lalla có thể bắt nguồn từ cái nhìn của Hartani để hiểu về sự vật, sự việc đang diễn ra, thậm chí cả những thứ vượt quá khả năng của từ để diễn tả. Điều bạn muốn nói, sâu thẳm bên trong, giống như một bí mật, giống như một lời cầu
92
nguyện. Và Hartani không nói theo bất kỳ cách nào khác; anh ta biết cách đưa ra và nhận được loại thông điệp đó.Rất nhiều thứ được chuyển tải thông qua sự im lặng. Lalla không biết điều đó trước khi gặp Hartani. Những người khác mong đợi chỉ có lời nói, hay hành động, bằng chứng, nhưng Hartani“anh nhìn Lalla với đôi mắt kim loại đẹp của anh, mà không nói gì cả, và trong ánh mắt anh nghe thấy anh đang nói gì, anh đang hỏi gì” [21, tr.68]. Chức năng mô tả của các từ không bị cản trở nhiều bởi ngôn ngữ. Đoạn văn này, rõ ràng là những từ được lựa chọn tốt, nhưng lại cung cấp nhiều hơn sự gợi lên của từ. Nó nằm trong ý thức về đời sống sa mạc.
Cuốn tiểu thuyết như một tổng thể cung cấp một cách nhìn vượt ra ngoài bề mặt của sự vật, vượt ra ngoài bề ngoài của từ. Là một người bị khủng bố chạy trốn khỏi những khoảng cách khắc nghiệt của sa mạc "những bó cuộn trên lưng, giống như những con côn trùng kỳ lạ sau cơn bão"[21, tr.27]. Sự im lặng đáng thương của họ dường như cả lời cầu nguyện lẫn phản đối. Phẩm giá và sự tử đạo yên tĩnh của họ tạo nên sự tương phản với người dân của một thành phố châu Âu (thành phố Lalla đã trốn thoát). Trong thành phố ẩm ướt này, những cuộc phiêu lưu của Lalla được kể bằng những từ ngữ mang tính mô tả, chứ không phải ngôn ngữ nói. Sa mạc là một cuốn tiểu thuyết hình ảnh. Từ một cuộc lưu vong, nó kể lại cuộc tìm kiếm không bao giờ kết thúc chosự bình đẳng về chủng tộc và an toàn cho cuộc sống con người. Ngoài lời nói, vượt ra ngoài các giá trị thẩm mỹ, nhân đạo nằm trong nội dung các trang sách.
Khám phá nhân vật trong tác phẩm của Le Clezio ta thấy nhà văn cũng đã tạo ra một thế giới tâm lí nhân vật khá phong phú và đa dạng. Không phải là nhân vật chính và tiêu biểu nhất nhưng khi nhắc đến Radicz, chúng ta những tưởng đó là cậu bé bướng bỉnh, bất cần đời nhưng thực sự cậu ta là con người giàu cảm xúc và có nội tâm sâu thẳm. Chỉ khi ở bên cạnh Lalla, người bạn thân tình mà cậu ta quí mến cậu mới thể hiện những suy nghĩ, những cảm xúc của mình. Tâm hồn nhạy cảm của cậu được thể hiện trong suy nghĩ của cậu, trong nỗi buồn và cả sở thích của cậu. Radicz thích ngắm biển lúc hoàng hôn và không gian thành phố lúc sáng tinh sương khi không khí còn trong trẻo. Và đặc biệt Radicz rất thích quẹt diêm...Đôi khi nhà văn cũng để cho nhân vật độc thoại nội tâm. Chẳng hạn sau cuộc đối thoại với Lalla, nhà văn miêu tả: “Nó vừa tiếp tục suy nghĩ vừa hút thuốc: Nhưng em cóc quan tâm đến những gì tụi nó nói. Em thì em cho
93
rằng ngủ với một người đàn bà thì cũng hay hố gì, mấy trò đó chỉ để tỏ ra láu cá đùa cợt mà thôi” [21, tr.352]. Qua độc thoại nội tâm đó ta thấy rõ tính cách nhân vật, tuy trẻ trung nhưng khá già dặn trong suy nghĩ với lối sống kín đáo.Trong diễn biến tâm lí cùng thế giới nội tâm của Radicz khi phải sống bằng nghề ăn mày và trộm cắp, cậu luôn thấy sợ hãi và cái chết rình rập mình. Và cậu đã chết một cách rất thương tâm. Thông qua việc miêu tả tâm lí nhân vật này, tác giả muốn lột tả số phận những con người như Radicz bị hoàn cảnh xã hội xô đẩy và chúng phải sống cuộc sống không mong muốn. Nhà văn cũng muốn gửi tới độc giả thông điệp giàu lòng nhân ái và tính nhân văn đó là: Hãy quan tâm và giành tình yêu thương cho những đứa trẻ thiếu may mắn để chúng không phải sống cuộc sống đau khổ và chịu kết cục đau thương.
Tâm lí, tính cách con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét cho cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Tài năng của nhà văn không phụ thuộc vào điều họ nói mà thể hiện ở việc họ miêu tả tâm lí nhân vật ra sao. Nhà văn lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí. Le Clezio chính là một nhà văn như thế, qua việc khắc họa tâm lí của các nhân vật trong Sa mạc, ông đã thức tỉnh được độc giả bằng chính ý nghĩa nhân văn mà các nhân vật đem lại: Con người hãy sống với bản chất tự nhiên của chính mình, đó chính là thiên đường hạnh phúc. Như vậy, cả hai nhà văn đều sử dụng ngôn ngữ nhân vật như là một phương tiện để phản ánh tính cách của nhân vật.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... iv MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 7 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 8 7. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 9 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................................. 10 1.1.Tác giả Nguyễn Ngọc Tư...................................................................................... 10 1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác ........................................................................ 10 1.1.2. Tiểu thuyết Sông ............................................................................................... 13 1.2. Tác giả Le Clézio ................................................................................................. 15 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác ........................................................................ 15 1.2.2. Tiểu thuyết Sa mạc ........................................................................................... 19 1.3. Nhân vật cô đơn lạc loài và kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong văn học. .......... 21 Chương 2. HÀNH TRÌNH KIẾM TÌM HẠNH PHÚC CỦA KIỂU NHÂN VẬT CÔ ĐƠN LẠC LOÀI TRONG SÔNG VÀ SAMẠC ..................................... 29 2.1. Các kiểu loại nhân vật cô đơn, lạc loài trong Sông và Sa mạc ............................ 29 2.1.1. Nhân vật tự cô đơn............................................................................................ 29 2.1.2. Nhân vật bị cô đơn............................................................................................ 36 2.2. Không gian và thời gian của hành trình............................................................... 42 2.2.1. Không gian nghệ thuật...................................................................................... 42 2.2.2. Thời gian nghệ thuật ......................................................................................... 49 2.3. Cách phản ứng của các nhân vật trước nỗi cô đơn .............................................. 58
iii
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG KIỂU NHÂN VẬT CÔ ĐƠN LẠC LOÀI TRONG TIỂU THUYẾT SÔNG VÀ SA MẠC ........................................... 63 3.1. Nghệ thuật xây dựng ngoại hình.......................................................................... 63 3.2. Nghệ thuật xây dựng hành động .......................................................................... 79 3.3. Ngôn ngữ và tâm lí nhân vật................................................................................ 85 3.3.1. Ngôn ngữ bên ngoài (đối thoại trực tiếp) ......................................................... 86 3.3.2. Ngôn ngữ bên trong (độc thoại và đối thoại nội tâm) ...................................... 90 KẾT LUẬN................................................................................................................ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 98
iv
Bảng 3.1. Bảng 3.2. Bảng 3.3.
Chi tiết miêu tả hình ảnh đôi mắt, ánh nhìn của một số nhân vật cô đơn, lạc loài trong Sông......................................................................................... 65 Chi tiết miêu tả hình ảnh đôi mắt, ánh nhìn của một số nhân vật cô
đơn, lạc loài trong Sa mạc ....................................................................... 70 Hành động của nhân vật Hartani qua tác phẩm Sa mạc ......................... 81
DANH MỤC CÁC BẢNG
iv
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Jean-Marie Gustave Le Clézio, người được Viện Hàn lâm Thụy Điển công
bố trao giải Nobel văn chương 2008 không phải là một cái tên xa lạ đối với những người yêu văn chương. Ông là một trong những nhà văn hiện đại Pháp được dịch nhiều nhất. Có thể coi ông là một trong những gương mặt nổi bật, tiêu biểu của tiểu
thuyết Pháp từ nửa sau thế kỉ XX cho đến nay. Ông thường được kể là một trong các nhà văn tiên phong.
Trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới, người yêu văn chương cũng như giới phê bình nghiên cứu khoảng mười năm đầu thế kỷ XXI không còn xa lạ với cái tên Nguyễn Ngọc Tư. Tên tuổi của chị gắn liền với những tác phẩm có dấu ấn với bạn đọc và giới phê bình.
Hai nhà văn thuộc hai quốc gia, hai châu lục khác nhau nhưng đều là những cây bút tài hoa trên văn đàn dân tộc mình. Trong sáng tác của họ thế giới nhân vật vô cùng phong phú và đa dạng, tuy nhiên trong một số tác phẩm, cả hai nhà văn đều đề cập đến kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài. Kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài giữa hai nhà văn này có những điểm tương đồng và khác biệt .
1.2. Tiểu thuyết Sa mạc là tác phẩm được giải thưởng lớn Paul Morand đồng thời được đánh giá là tinh hoa trong chặng đường sáng tác thứ hai của nhà văn Le
Clézio. Sa mạc là tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của Le Clézio. Qua tác phẩm, nhà văn tiếp tục sứ mạng của mình là phản ánh thân phận con người trong thời đại văn minh tiêu thụ. Cuộc tìm kiếm thiên đường của tự do và hạnh phúc, tình yêu con người và cuộc sống là chủ đề chính trong tiểu thuyết Sa mạc và đó cũng là vấn đề đặt ra cho toàn nhân loại. Tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư được đánh giá là độc đáo, đầy tính thời sự mà cũng giàu chất thơ. Một dòng sông hư cấu nhưng lại chảy qua những bãi bồi phù sa, ghềnh thác để chứng kiến bao thân phận con người, những biến động của thời đại nổi nênh trong những giá trị khuất lấp, xói mòn bởi những giả trá, phù phiếm và cả sự chênh vênh, bất cần trên điểm tựa chung nhất là nỗi đau mà mỗi người phải gồng gánh.
1
1.3. Nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều hệ lụy. Sống gấp, sống nhanh, sống vội vàng nhưng khi mọi thứ không theo ý muốn người ta lại dễ rơi vào trạng thái cô đơn. Kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài không phải là một đề tài mới mẻ trong văn học. Họ luôn cảm giác bơ vơ, lạc lõng. Họ là nạn nhân của những bi kịch, éo le, ngang trái, bị số phận xô đẩy đến nỗi cô đơn. Quả thật, nỗi cô đơn của nhiều nhân vật trong nhiều tác phẩm ở những quốc gia, châu lục khác nhau nhiều khi khó sẻ chia
và họ cứ sống chìm đắm rất lâu trong cái vỏ bọc của sự cô đơn ấy. Tác phẩm của hai nhà văn đã góp thêm cách cảm nhận về sự cô đơn, lạc loài ấy một cách thấm thía. Chúng tui thấy sự so sánh giữa tiểu thuyết Sa mạc và Sông cũng có những khập khiễng nhất định, mà khập khiễng lớn nhất là tầm vóc của hai nhà văn nhưng chúng tui vẫn nhìn thấy được sự thống nhất là cả hai đều có kiểu nhân vật cô đơn lạc loài và đó là lí do để chúng tui chọn hai tác phẩm này. Hiện tượng này xứng đáng là một đối tượng cho một đề tài nghiên cứu kĩ càng hơn, hệ thống và đầy đủ hơn. Bởi vậy chúng tui đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư và tiểu thuyết Sa mạc của Le Clezio. Mặt khác, đề tài này còn góp phần vào công việc nghiên cứu và học tập văn học Pháp ở Việt Nam. Từ đó, tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước Việt - Pháp trong bối cảnh giao lưu, hợp tác, cùng phát triển hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. J.M.G. Le Clézio là tác giả thu hút được sự quan tâm, chú ý của đông đảo giới nghiên cứu, phê bình và độc giả trên thế giới. Tác phẩm của ông là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình tại Pháp và nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Ý... Luận văn của chúng tui sẽ giới thiệu khái quát một số tác phẩm và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước (chủ yếu là các tài liệu bằng tiếng Việt) trong đó đề cập đến tiểu thuyết Sa mạc của Le Clézio.
Từ trước thời điểm Le Clézio được nhận giải Nobel năm 2008, tác phẩm của ông đã rải rác được giới thiệu ở Việt Nam. Khảo sát theo thời gian, chúng tui nhận thấy tác phẩm cũng như các công trình nghiên cứu về ông ngày càng tăng lên về số lượng, cụ thể hơn, chuyên sâu hơn về mặt lý luận, nghệ thuật. Trước những năm
2
2000, tác phẩm cũng như tài liệu về Le Clézio vô cùng ít ỏi. Độc giả Việt Nam biết đến ông trước tiên qua bài viết giới thiệu về J.M.G. Le Clézio kèm theo một đoạn trích từ tiểu thuyết Biên bản của tác giả Hoàng Ngọc Biên trong cuốn Tiểu thuyết của các nhà văn Pháp hiện đại, in tại Sài Gòn năm 1969.
Từ năm 1992, cuốn Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX (Đặng Thị Hạnh chủ biên) đã nhận định như sau về Le Clézio: “lối viết “vỡ tung”, sự xâm nhập các thể loại trong tác phẩm của Le Clézio là một biểu hiện chấp nhận tất cả mọi lối biểu hiện của sáng tác văn học hôm nay” [17, tr.153]. Về cuốn Sa mạc các tác giả đã khẳng định sự nổi tiếng của nó: “Lối viết trần trụi, chữ nghĩa tẻ nhạt, nhưng số phận của một phụ nữ da đen sớm thành đàn bà, Lalla, đã gợi biết bao tầng ý nghĩa cho con người hiện đại, người lao động cư trú ở nước ngoài và phụ nữ đối mặt với “văn minh” công nghiệp. Cuốn sách được dư luận đánh giá là “cuốn tiểu thuyết tuyệt nhất lâu lắm mới được viết ra bằng tiếng Pháp” [17, tr.153].
Năm 1997, trên báo Lao động số 135 ra ngày 24/8/1997 đăng bài viết của tác giả Huỳnh Phan Anh giới thiệu khuynh hướng đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết và chủ đề cuộc hành trình trong một số tác phẩm của Le Clézio trong đó có tiểu thuyết Sa mạc.
Vào năm 1999 xuất hiện bài nghiên cứu đầu tiên giới thiệu Le Clézio trong một số Chuyên san về tiểu thuyết Pháp của Tạp chí văn học, trong đó ông được khẳng định “đã chứng minh tài năng của mình”, là người được “xếp hạng” trong làng văn học Pháp đương đại từ khi còn khá trẻ (30 tuổi) với tác phẩm Biên bản (giải thưởng Renaudot). Tác giả Lộc Phương Thuỷ trong bài viết này đã giới thiệu nhà văn có công “làm cho bức tranh toàn cảnh của văn học Pháp thế kỉ XX đỡ màu ảm đạm”. Bà giúp người đọc hiểu rõ Le Clézio hơn không chỉ với tư cách một nhà tiểu thuyết mà còn là người viết truyện ngắn, tiểu luận, dịch thuật. Hơn thế ông còn là người nghiên cứu và giảng dạy ở Pháp và các nước khác như Mỹ, Mexique, Thái Lan...Tiểu thuyết Sa mạc cũng được tác giả bài báo giới thiệu như một bằng chứng về một lối viết riêng của Le Clézio: “điều đó được thể hiện không chỉ ở việc làm “vỡ tung” văn bản, mà chủ yếu là việc xâm nhập các thể loại trong tác phẩm của ông. Trong tiểu thuyết của ông có cả thơ, có tiểu luận, có sử thi, huyền thoại và cổ tích...” [36, tr. 38].
3
Năm 2001 tác giả Phùng Văn Tửu xuất bản cuốn Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI trong đó có dành một số trang để giới thiệu về sự chuyển biến tinh thần của Le Clézio thể hiện trong các tác phẩm ra đời những năm 80 như Sa mạc (1980), Người tìm vàng (1985) đồng thời tác giả cũng đề cập đến chủ đề đi tìm miền đất hứa ở thế giới quê hương cội nguồn và thiên nhiên hoang sơ tinh khiết.
Bài viết của tác giả Lê Thị Phong Tuyết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4-2004 với nhan đề Ba nhà tiểu thuyết tiêu biểu cuối thể kỉ XX nhấn mạnh chủ đề tư tưởng của tiểu thuyết Sa mạc. Theo tác giả bài viết Sa mạc “thực sự là bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh của những con người bị giết hại, những con người phải di cư. Nó cũng đồng thời tố cáo sự tàn bạo của chiến tranh, của chủ nghĩa thực dân. Đây là sự chồng chéo hai thế giới: thế giới của sa mạc và thế giới của thành phố, của văn minh. (...) Đây là bản anh hùng ca về “những người đàn ông, những người phụ nữ của cát, của gió, của ánh sáng, của buổi đêm” [42].
Đề cập cụ thể về một số yếu tố nghệ thuật trong Sa mạc phải kể đến bài viết Thời gian, không gian trong tiểu thuyết Sa mạc của Le Clézio đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2/2006 của tác giả Nguyễn Thị Bình. Tác giả bài viết đã khảo sát một cách hệ thống cấu trúc và không - thời gian trong tiểu thuyết Sa mạc và từ đó đưa ra kết luận: “Với cách xử lí thời gian và không gian đặc sắc, Le Clézio đã làm nổi bật những vấn đề bức thiết của con người, của xã hội và lịch sử. Và đặc biệt là mang lại một sắc thái mới cho đề tài viễn du. Những cuộc hành trình của các nhân vật chính là hành trình khám phá thế giới hiện thực của bản thân mình. Cái cá thể hoà nhập vào cái chung, cái tui tồn tại trong lòng cuộc đời sống động với vô vàn sắc thái đa dạng. Mặt khác cuộc viễn du đó chính là quay trở về cội nguồn, để tìm thấy bản sắc của dân tộc mình - một trong mối quan tâm của các nhà văn Pháp và chắc chắn cũng là của các nhà văn Việt Nam” [5].
Tài liệu có liên quan nhiều nhất đến đề tài luận văn của chúng tui là Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Bình với đề tài Những cuộc hành trình trong tiểu thuyết của J.M.G Le Clézio (2006). Trong luận án của mình, tác giả đi sâu khảo sát các cuộc hành trình trong bốn tiểu thuyết của J.M.G Le Clézio: Cuốn sách của những cuộc chạy trốn, Sa mạc, Người đi tìm vàng và Con cá vàng. Tiểu thuyết Sa mạc được tác giả luận án đề cập về mặt cấu trúc tác phẩm, nhân vật và không gian như những
4
chủ thể của các cuộc hành trình. Trong đó nhân vật trong Sa mạc được khai thác ở hai cấp độ đó là nhân vật chính thực hiện cuộc hành trình gồm Lalla, Nour và cộng đồng du mục và nhân vật phụ tác động, định hướng những cuộc hành trình đó là những nhân vật huyền thoại như Ma el Ainine, Al Azraq còn nhân vật Namman, Hartani lại được xếp vào loại nhân vật khai sáng. Từ khảo sát, phân tích nhân vật, tác giả đi đến những đánh giá về kỹ thuật xây dựng nhân vật độc đáo của tác giả đó là sự kết hợp bút pháp hiện thực và trữ tình gắn liền với cuộc hành trình về thế giới cội nguồn. Đồng thời tác giả luận án cũng nhận định: kiểu nhân vật độc đáo trong những cuộc hành trình đã góp phần biến đổi cốt truyện của tiểu thuyết viễn du theo cách thức của tiểu thuyết phản ánh quan niệm về thế giới, về tư tưởng.
Từ luận án này, tác giả Nguyễn Thị Bình đã sửa chữa và bổ sung để cho ra mắt cuốn Tư tưởng nhân văn trong các tác phẩm của J.M.G Le Clézio (2010).
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về Le Clézio. Trong công trình này, tác giả đã dành một phần không nhỏ (gần 1/3 số trang) để giới thiệu những cách tân, đổi mới kỹ thuật tiểu thuyết của Le Clézio cùng với tư tưởng nhân văn mà ông gửi gắm trong các tiểu thuyết chủ đề “viễn du” của mình. Tác giả khẳng định: tất cả những cách tân táo bạo về kĩ thuật tiểu thuyết của Le Clézio nhằm để phản ánh những suy ngẫm về thân phận con người, những cuộc hành trình tìm kiếm tự do và hạnh phúc. Những chuyến di mải miết trong không gian vô tận để truy tìm tình yêu con người trong xã hội hiện đại được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Sự chối bỏ xã hội hiện đại, đi tìm cội nguồn, hướng tới thế giới lí tưởng được tiến hành bằng những chuyến viễn du trong thế giới hiện thực hay trong tưởng tượng. Những chuyến khởi hành đó chứa đựng sự dịch chuyển trong không gian, thời gian và những biến đổi sâu sắc thế giới tinh thần của nhân vật. Tiểu thuyết Sa mạc được tác giả xếp vào thể loại tiểu thuyết “viễn du” và được khảo cứu như là một trong số những tiểu thuyết tiêu biểu thể hiện đặc sắc tư tưởng nhân văn của tác giả. Cụ thể là chủ đề tư tưởng, cấu trúc của tác phẩm cũng như trong những cuộc hành trình tìm kiếm tự do và hạnh phúc mà cá nhân Lalla và cộng đồng du mục thực hiện.
Ngoài ra cũng phải kể đến một số khóa luận tốt nghiệp Đại học nghiên cứu về tác phẩm của Le Clézio như Khoá luận tốt nghiệp của các sinh viên:
5
Khúc Thị Hoa Phượng (2003), Nguyễn Thị Mỹ Liên (2006), Nguyễn Thị Lan Anh (2009) sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các khóa luận trên phần nào đã đề cập đến những khía cạnh thi pháp trong tác phẩm của Le Clézio như: Nghệ thuật xây dựng nhân vật; Người kể chuyện; Lối viết và bút pháp trong các tập truyện ngắn Người chưa thấy biển, Mondo và những chuyện khác, Vòng xoáy... Năm 2009, cũng tại trường Đại học này có thêm khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang với đề tài Yếu tố huyền thoại trong tiểu thuyết Sa mạc của Jean Marie Gustave Le Clézio. Trong khoá luận của mình, tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang tập trung khai thác các yếu tố huyền thoại thông qua cấu trúc tác phẩm, hệ thống nhân vật, không gian, thời gian cùng một số mô típ biểu tượng có chứa yếu tố huyền ảo...
Nhìn chung các bài viết cũng như các công trình nghiên cứu trên phần nào đã đề cập đến các vấn đề thi pháp và Nghệ thuật tự sự của Sa mạc song vẫn chưa được khai thác cụ thể, chuyên sâu về kiểu nhân vật cô đơn lạc loài.
2.2. Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ được nhanh chóng nhìn nhận tài năng. Chị trở thành cái tên quen thuộc, một gương mặt không xa lạ với độc giả cả nước. Các bài báo viết về Nguyễn Ngọc Tư khá nhiều từ báo mạng đến báo viết,... Các bài báo có nhiều ý kiến đa dạng, thậm chí là trái chiều và có khi đối lập nhau. Điều này cho thấy Nguyễn Ngọc Tư và sáng tác của chị được dư luận chú ý quan tâm và ít nhiều cũng là một hiện tượng nổi bật của văn học đương đại. Bên cạnh đó ta còn bắt gặp một lượng không nhỏ các báo cáo khoa học, khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư,
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy, các bài viết, các công trình nghiên cứu về tác phẩm của tác giả Nguyễn Ngọc Tư khá phong phú, tuy nhiên chủ yếu mới dừng lại ở từng tác phẩm, hay đi vào một số khía cạnh trong sáng tác của chị (phần nhiều là truyện ngắn). Tiêu biểu có thể kể đến:
Đoàn Ánh Dương (2007), “Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2, trang 96 - 109.
Lê Thị Cúc (2008), Khảo sát ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong hai tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” và “Cánh đồng bất tận”.
Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2012), Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư...
6
Với luận văn này, chúng tui sẽ cố gắng khảo sát một cách hệ thống, thấu đáo kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong tiểu thuyết đầu tay - Sông của Nguyễn Ngọc Tư, từ đó đúc rút những nét riêng độc đáo cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện trong sự đối sánh với tiểu thuyết Sa mạc của Le cle’zio, khẳng định những đóng góp đáng quý của hai tác giả này với nền văn học dân tộc và văn học nhân loại.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tui muốn chỉ ra kiểu nhân vật cô đơn lạc loài được đề cập đến trong hai tác phẩm, đặc điểm của hành trình kiếm tìm hạnh phúc và nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài của Nguyễn Ngọc Tư và Le Clezio trong Sông và Sa mạc. Qua đó giúp người đọc thấy được nét chung của con người cô đơn, lạc loài trong văn học hậu hiện đại đồng thời giúp độc giả có được sự nhìn nhận sâu sắc hơn về sự cô đơn lạc loài của con người trong xã hội hiện nay. Hơn thế nữa, khi nghiên cứu đề tài này chúng tui cũng muốn mọi người nhìn nhận thấy văn học Việt Nam đã có những bước tiến rất xa (về tư tưởng) so với giai đoạn trước, đang dần từng bước vươn tầm khu vực và thế giới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tui đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu kiểu nhân vật cô đơn lạc loài trong Sông và Sa mạc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tui sẽ tìm hiểu và nghiên cứu kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài trong hai tiểu thuyết:
+ Sông (2012) Nxb Trẻ- tiểu thuyết đầu tay đã được xuất bản và gây được ấn tượng sâu sắc đối với độc giả của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
+ Sa mạc(2010) Nxb Văn học, dịch giả Huỳnh Phan Anh - cuốn tiểu thuyết đã mang về cho Le Clezio giải thưởng lớn Paul-Morand của Viện Hàn lâm Pháp và góp phần quan trọng giúp ông đến với giải Nobel Văn học 2008.
Chúng tui không có tham vọng tìm hiểu toàn bộ thế giới nhân vật trong tác phẩm của Le Clézio và Nguyễn Ngọc Tư mà chỉ tập trung khai thác kiểu nhân vật cô đơn, lạc loài thông qua một số phương diện cơ bản như: Hành trình tìm kiếm hạnh
qua lăng kính tâm hồn của nhân vật Ân. Nguyễn Ngọc Tư đã phân tích rất sát tâm lý của một con người lạc loài và bị bỏ rơi trong tình yêu. Dù nhớ Tú khắc khoải nhưng mỗi lần nhận được tin nhắn của Tú Ân đều dằn lòng, để rồi lại mong nhớ trong xót xa bởi trò đùa của số phận.Ân vốn là một con người nhạy cảm, dễ mềm lòng nhưng không bởi vậy mà Ân cả tin. Khi niềm tin rạn nứt, Tú kết hôn với người con gái khác khiến Ân suy sụp và trốn chạy để tìm quên. Giữa lúc ấy Ân nhận được những tin nhắn níu kéo từ Tú: “Ngoái lại đi Ân”, “Chỉ một cơ hội nhỏ nhoi thôi cũng không thể cho Tú sao?” [38, tr.167]. “Mình tuyệt vọng và sắp mất hết kiên nhẫn. Về đi, Tú sẽ quăng bỏ hết mọi thứ chạy tới với Ân”. Nhớ lại cơ hội cậu đã cho Tú khi hẹn ở biển nhưng Tú không tới. “Nếu hôm đó Tú đến có lẽ Ân đã chấp nhận tiếp tục náu mình trong bóng tối, bất chấp một hay đến mười đám cưới” [38, tr.167]. Đây là kiểu lời đối thoại tha hóa thành độc thoại vì Ân không nhắn lại. Kiểu lời thoại này nhấn mạnh vào nỗi cô đơn không thể tỏ bày của nhân vật. Những cảm xúc yêu đương, hờn ghen riêng tư ấy đã được Nguyễn Ngọc Tư lột tả một cách tinh tế và bén nhạy. Hay trong mối quan hệ của nhóm ba người bạn đồng hành, Xu không gần gũi và thân thiết với Ân như Bối, cậu thường bị gạt ra khỏi cuộc nói chuyện giữa Ân. Cậu cảm giác sượng sùng khi anh bảo lúc say rượu, cậu thấy Ân cắn cậu. Hay khi thấy Bối ghé răng cắn móng tay cho Ân thì tâm trạng Xu ra sao? Cậu không nhìn thấy hay nhác thấy nhưng day đi chỗ khác? Có thể nào vì ghen mà cậu đã làm cho Bối biến mất một cách kì lạ. Tâm lí của con người quả là một thế giới hết sức phức tạp và khó có thể đoán được nhưng chị Tư đã thể hiện nó một cách tự nhiên và tài năng nhất. Nguyễn Ngọc Tư đã để cho Ân cùng chiếc quách và hai người khác mất hút giữa lòng khơi. Những con người ấy có hay không có điểm bắt đầu và rồi kết thúc cũng mập mờ, để người đọc muốn hiểu sao thì hiểu.
Qua Sông, Nguyễn Ngọc Tư đã để người đọc thấy được những gai góc của cuộc đời, những nặng nề và những số phận bất hạnh. Họ đến và đi bởi họ mang trong mình nỗi cô đơn quá lớn, họ không thể vượt qua nên họ tìm cách giải thoát. Cuộc đời thật nhiều cay đắng và chua xót... nhưng cuộc đời không chỉ có thế đâu. Nó cũng đáng để sống lắm bởi cuộc đời còn rất nhiều điều mến thương, rất nhiều con người bao dung, độ lượng và biết chia sẻ vì thế hãy cố sống tốt hơn chứ đừng bao giờ sống như Sông. Với một ngòi bút tinh tế, nhạy cảm Nguyễn Ngọc Tư đã miêu tả, phân tích tâm lý của các nhân vật cô đơn và rút ra cho chúng ta thông điệp về cuộc sống đó.
91
Ngôn ngữ của Le Clezio ở Sa mạc khá cô đọng, ngôn ngữ của ông gần như ngây thơ trong sự đơn giản của nó, và các câu của ông có xu hướng ngắn gọn và mang tính khẳng định. Tránh lặp lại nhưng ít khi cho chúng ta những câu thể hiện tiếng nói của nhân vật. Đọc Sa mạc của Le Clezio, ta thấy nhà văn thành công không phải ở ngôn ngữkể chuyện. Có thể nói việc kể chuyện bằng ngôn ngữ giản dị, chân thành của nhân vật đã “che giấu” bớt cái nhìn chủ quan của nhà văn. Bởi với giọng điệu chân thành, bình dị, nhân vật đã tự nói về những trải nghiệm thực tế của bản thân một cách chân thực, sống động. Ở đây, hầu như không có sự hư cấu, nhân vật tồn tại như một thực thể có thật, tạo cảm giác tin tưởng vì khi đó “câu chuyện được kể trở thành câu chuyện về một cái tui cụ thể nào đó, lời lẽ cái tui rất riêng ấy là nhân chứng duy nhất của mọi sự kiện được kể”
Để thể hiện chân thực thế giới nội tâm của nhân vật, các nhà văn hiện đại thường để nhân vật của mình tự bộc lộ thông qua “độc thoại nội tâm” (vì độc thoại nội tâm lâu nay được xem là phương tiện thích hợp nhất thể hiện những tình cảm sâu kín của nhân vật). Trong Sa mạc Le Clézio sử dụng những đoạn độc thoại nội tâm cùng với đó là việc để cho nhân vật thoải mái hình dung, tưởng tượng về thiên nhiên và con người. Từ đó nhà văn giúp ta nhận ra tâm lí của các nhân vật. Le Clézio truyền đạt sự mâu thuẫn giữa sự im lặng và sức mạnh của từ để thể hiện cảm xúc và ý tưởng. Ví dụ như khi tìm hiểu nhân vật Hartani ta thấy dường như Hartani thay mặt cho một lối sống cũ, một cuộc sống đơn giản phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, xa những ưu tiên và nhu cầu của thành phố. Cách duy nhất để nói chuyện với anh ta là nhìn vào mắt anh ta. Nhà văn không khắc sâu vào ngôn ngữ âm thanh bởi Hartani là một người câm vả lại không biết chữ. Lalla nhìn anh và đọc ánh sáng trong đôi mắt đen của anh, và anh nhìn sâu vào đôi mắt hổ phách của cô; anh không chỉ nhìn vào khuôn mặt của cô, nhưng thực sự sâu vào mắt cô, và nó như thể anh hiểu những gì cô muốn nói với anh. Cuốn tiểu thuyết lý tưởng hoá việc truyền thông vượt ra ngoài ngôn từ, trong một khung cảnh tự nhiên, trái ngược với những âm thanh hiện đại trong thành phố. Lalla có thể bắt nguồn từ cái nhìn của Hartani để hiểu về sự vật, sự việc đang diễn ra, thậm chí cả những thứ vượt quá khả năng của từ để diễn tả. Điều bạn muốn nói, sâu thẳm bên trong, giống như một bí mật, giống như một lời cầu
92
nguyện. Và Hartani không nói theo bất kỳ cách nào khác; anh ta biết cách đưa ra và nhận được loại thông điệp đó.Rất nhiều thứ được chuyển tải thông qua sự im lặng. Lalla không biết điều đó trước khi gặp Hartani. Những người khác mong đợi chỉ có lời nói, hay hành động, bằng chứng, nhưng Hartani“anh nhìn Lalla với đôi mắt kim loại đẹp của anh, mà không nói gì cả, và trong ánh mắt anh nghe thấy anh đang nói gì, anh đang hỏi gì” [21, tr.68]. Chức năng mô tả của các từ không bị cản trở nhiều bởi ngôn ngữ. Đoạn văn này, rõ ràng là những từ được lựa chọn tốt, nhưng lại cung cấp nhiều hơn sự gợi lên của từ. Nó nằm trong ý thức về đời sống sa mạc.
Cuốn tiểu thuyết như một tổng thể cung cấp một cách nhìn vượt ra ngoài bề mặt của sự vật, vượt ra ngoài bề ngoài của từ. Là một người bị khủng bố chạy trốn khỏi những khoảng cách khắc nghiệt của sa mạc "những bó cuộn trên lưng, giống như những con côn trùng kỳ lạ sau cơn bão"[21, tr.27]. Sự im lặng đáng thương của họ dường như cả lời cầu nguyện lẫn phản đối. Phẩm giá và sự tử đạo yên tĩnh của họ tạo nên sự tương phản với người dân của một thành phố châu Âu (thành phố Lalla đã trốn thoát). Trong thành phố ẩm ướt này, những cuộc phiêu lưu của Lalla được kể bằng những từ ngữ mang tính mô tả, chứ không phải ngôn ngữ nói. Sa mạc là một cuốn tiểu thuyết hình ảnh. Từ một cuộc lưu vong, nó kể lại cuộc tìm kiếm không bao giờ kết thúc chosự bình đẳng về chủng tộc và an toàn cho cuộc sống con người. Ngoài lời nói, vượt ra ngoài các giá trị thẩm mỹ, nhân đạo nằm trong nội dung các trang sách.
Khám phá nhân vật trong tác phẩm của Le Clezio ta thấy nhà văn cũng đã tạo ra một thế giới tâm lí nhân vật khá phong phú và đa dạng. Không phải là nhân vật chính và tiêu biểu nhất nhưng khi nhắc đến Radicz, chúng ta những tưởng đó là cậu bé bướng bỉnh, bất cần đời nhưng thực sự cậu ta là con người giàu cảm xúc và có nội tâm sâu thẳm. Chỉ khi ở bên cạnh Lalla, người bạn thân tình mà cậu ta quí mến cậu mới thể hiện những suy nghĩ, những cảm xúc của mình. Tâm hồn nhạy cảm của cậu được thể hiện trong suy nghĩ của cậu, trong nỗi buồn và cả sở thích của cậu. Radicz thích ngắm biển lúc hoàng hôn và không gian thành phố lúc sáng tinh sương khi không khí còn trong trẻo. Và đặc biệt Radicz rất thích quẹt diêm...Đôi khi nhà văn cũng để cho nhân vật độc thoại nội tâm. Chẳng hạn sau cuộc đối thoại với Lalla, nhà văn miêu tả: “Nó vừa tiếp tục suy nghĩ vừa hút thuốc: Nhưng em cóc quan tâm đến những gì tụi nó nói. Em thì em cho
93
rằng ngủ với một người đàn bà thì cũng hay hố gì, mấy trò đó chỉ để tỏ ra láu cá đùa cợt mà thôi” [21, tr.352]. Qua độc thoại nội tâm đó ta thấy rõ tính cách nhân vật, tuy trẻ trung nhưng khá già dặn trong suy nghĩ với lối sống kín đáo.Trong diễn biến tâm lí cùng thế giới nội tâm của Radicz khi phải sống bằng nghề ăn mày và trộm cắp, cậu luôn thấy sợ hãi và cái chết rình rập mình. Và cậu đã chết một cách rất thương tâm. Thông qua việc miêu tả tâm lí nhân vật này, tác giả muốn lột tả số phận những con người như Radicz bị hoàn cảnh xã hội xô đẩy và chúng phải sống cuộc sống không mong muốn. Nhà văn cũng muốn gửi tới độc giả thông điệp giàu lòng nhân ái và tính nhân văn đó là: Hãy quan tâm và giành tình yêu thương cho những đứa trẻ thiếu may mắn để chúng không phải sống cuộc sống đau khổ và chịu kết cục đau thương.
Tâm lí, tính cách con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét cho cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Tài năng của nhà văn không phụ thuộc vào điều họ nói mà thể hiện ở việc họ miêu tả tâm lí nhân vật ra sao. Nhà văn lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí. Le Clezio chính là một nhà văn như thế, qua việc khắc họa tâm lí của các nhân vật trong Sa mạc, ông đã thức tỉnh được độc giả bằng chính ý nghĩa nhân văn mà các nhân vật đem lại: Con người hãy sống với bản chất tự nhiên của chính mình, đó chính là thiên đường hạnh phúc. Như vậy, cả hai nhà văn đều sử dụng ngôn ngữ nhân vật như là một phương tiện để phản ánh tính cách của nhân vật.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links