cool_girl2404

New Member
Sa Pa là một thị trấn và là khu nghỉ mát thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Từ Hà Nội, có thể đi bằng tàu hỏa hay ô tô đến thị xã Lào Cai (376 km). Tuy nhiên việc đi lại bằng ô tô có thể gặp trở ngại về mùa mưa. Từ Lào Cai đến Sa Pa bằng ô tô hay xe máy trên quãng đường khoảng 38 km. Sa Pa đồng thời cũng là tên gọi của một huyện của tỉnh Lào Cai.

@ Các địa danh du lịch ở Sapa:

- Hàm Rồng, thác Bạc, Cầu Mây, bản Cát Cát, bản Tả Van, Tả Phìn, Bãi đá cổ

- Phanxipang - Nóc nhà của Đông Dương.

- Chợ Bắc Hà, sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu

@ Đi lại:

Từ Hà nội đi Sapa bạn có đi bằng tàu hoả vé ghế mềm giá 150k/lượt cho tàu SP (tàu du lịch). Nếu bạn mua vé giường nằm điều hào giá 240k/lượt, còn bạn đi tàu LC (tàu chợ) vé sẽ rẻ hơn nhưng tàu đi muộn và chậm hơn . Lên tàu 9h30 tối đến Lào Cai 6h sáng. Đến Lào Cai bạn đi xe khách (rất nhiều tại sân ga) lên Sapa giá vé 25k. Đến Sapa bạn nên ở KS Mùa xuân giá phòng 100k cho phòng 2 giường (KS này nhìn ra thung lũng và có thể nhìn ngọn núi Fanxipăng rất đẹp). Bạn có thể thuê xe máy giá 100k/ngày (đổ đầy xăng) hay 75k/ngày (tự đổ xăng) đi chu du những địa điểm bạn thích. Trước hết bạn nên hỏi mua bản đồ du lịch Sapa (tại các văn phòng DL hay tại quầy bán vé lên núi Hàm Rồng) đề bạn có thể xác định đường và lịch trình cụ thể.
Đến Sapa vào cuối tháng 8, trong tháng 9 các ruộng bậc thang rất đẹp hay bạn đi vào sau Tết âm lịch để ngắm hoa đào Sapa.

@ Ăn ở:



- Khách sạn Mountain View: giá fòng là 150k, hình như vẫn còn loại rẻ hơn. MV ở ngay cạnh Royal, vị trí nói chung là đẹp hơn Mùa Xuân, Cát Cát…, Bamboo và Victoria (chính ra ở V. rất buồn mà lại đắt). Nếu ở được fòng 204 là sướng nhất vì fòng này có ban công nhìn xuống đường mà cũng ra được cái sân thượng trồng hoa nhìn xuống thung lũng rất đẹp.

- Khách sạn Mùa Xuân (0203824890)

-Khách sạn Apatit đi, tớ kô nhớ số ĐT (có thể gọi 1080 Lào cai để hỏi). Lớp tớ mới đi hồi tháng 3. Đợt đó đi hơn 10 người, KS nói là 100k/fòng/đêm, nhưng cuối cùng thanh toán có 70k thôi. hehe. Bi giờ vào mùa chính có lẽ sẽ đắt hơn đấy, nhưng có thể rẻ hơn chỗ khác. Cái KS nè chỉ cách nhà thờ một đoạn, mà trông giống như vila ý, có khuôn viên cây cối thoáng, rất đẹp.

-KS Cao nguyên -Phố Cầu Mây,phòng đẹp mà rẻ .Lần trước bọn tớ cũng ở đây,tại gần quán ăn Anh Đào .Ăn ở Anh đào ngon .THuê xe máy của mấy anh xe ôm ngay cửa Ks (Ko biết có ưu đãi gì không nhưng giá thuê rẻ lắm:30.000đ)

-Xuân Ngần - phố Xuân Viên - ĐT : 020 871 704 - 0912578325 . Giá : 80-100K/ph , 2 giường rộng rãi . Đến SP gọi điện là chủ nhà ra đón .
Ăn nhớ hỏi giá trước , nói chung không đắt lắm . Đêm ra phố nướng mà uống rượu , có nhiều đồ nướng lạ : trứng nướng , lòng nướng , dạ dày nướng , gà nướng . . . Trời rét mà ăn dồ nướng rồi uống rượu San lùng hay phết !!!

- Ăn uống :

Riêng mấy cái củ khoai tím nướng, trứng gà, trứng vịt lộn nướng, cơm lam, chả lợn cắp nách đã đủ béo phì. 2000d/củ khoai, 3000 /xiên thịt lợn cắp nách, cơm lam thì 2 000 thì phải ( ăn miễn phí nên không biết ạ), quả trứng cứ 2000 mà nướng ( mag nhớ chọn cái quả nào bịn rịn mồ hôi như nắng chang chang mùa hè mà xơi, nếu không thì cứ trứng luộc mà nướng…mất thơm ngon tinh khiết). À quên! hạt dẻ…nó to như ngón chân cái…. mấy nghìn một xiên cũng không biết chắc là 1 ngàn( miễn phí mà, có phải giả xiền đâu) Còn chú heo con nào thích ăn rau su su, cải mèo…thì cứ a lê hấp vào chợ ẩm thực ngay trước nhà thờ mà gặm

Phòng trên Sapa có thể 4,5 người thậm chí 10 người ở cũng được nhé :) (Jetravel)

@Một số lịch trình cơ bản:

LT1: 4 đêm – 3 ngày từ tối thứ 5 sáng thứ 2

Preparation: Đặt vé tàu (2 chiều nếu được, ~220k/ng) và phòng khách sạn (2 đêm – 24, 25, 1 phòng ~80-100k chia 2-3 người)
Mua: mì, bánh kẹo, sữa, giấy ăn… nói chung là hậu cần (total ~40k/ng)
Thứ 5 – HN-LÀO CAI – tối lên tàu (LC1: 10h10)
Thứ 6 – LÀO CAI-SAPA
- Sáng sớm đến (7h10), mua vé xe bus du lịch (~25k/ng) lên Sapa (nếu đi bus thường thì 10k nhưng fải chờ, không đợi sẵn ở ga)
- Nhận phòng KS, mua bản đồ. Nếu chưa mua được vé tàu về về thì đặt của KS (phí 20k/vé) + hỏi các tour ngủ đêm tại bản  đặt tour cho cả ngày thứ 7 + sáng CN – hỏi: có giảm tiền KS hôm ngủ bản ko?) – maybe đi Tả Van, Tả Phìn + hỏi thuê xe máy tự lái.
- Ăn sáng. (Chapa Restaurant, vì mọi người giới thiệu dữ quá, he he)
- Đi bộ thăm Hàm Rồng , trên đó có radio tower and look-out (lệ phí 15k). Ăn trưa. Nghỉ tại khách sạn.
- Chiều: loanh quanh khu phố, nhà thờ…, chiều tối ra chợ shopping (đào, souvenir…) – toàn đi bộ.
- Ăn tối. Về nghỉ sớm mai đi tour (máu thì ra thăm nghĩa địa xem đom đóm)
Thứ 7, 25 – Trekking Tour – nơi đặt tour được đề nghị: Auberge Hotel (871 243), Mountain View Hotel (871 334)…
CN – SAPA surroundings + SAPA-LÀO CAI
- Tầm trưa về SAPA. Ăn trưa.
- Thuê xe máy (~100k/xe cả xăng) or đi tour xe ôm (Thác Bạc, chân núi Fanxipan, Cầu Mây, and/or Cổng Trời, Bãi Đá Cổ… tự chọn sau ~ 50k lệ phí tất cả)
- Bắt xe lên Lào Cai. Chơi. Ăn tối, chờ lên tàu.
- 7h (LC2) or 8h35 (SP2) tối lên tàu về HN.
Thứ 2 – Sáng sớm về đến HN, the end (4h or 4h20)

Nếu tính trung bình mỗi bữa ăn ~30k, ngày 3 bữa Ăn uống cả tour ~180k
KS ~80k/ng, Xe cộ các loại ~200k, Tàu ~220k, Đồ mua ở HN ~40k, Lệ phí tham quan, mua sắm và các khoản phụ khác ~200k

TOTAL: < 900.000 VND (tính dư dả lắm rồi, không lo thiếu.)

Đấy là em rút ngắn để tiết kiệm thời gian và tiền của (theo ý của bạn em). Đã tham khảo topic về Sapa trên các diễn đàn, kể cả ttvnol, box Du nịch.
Nếu máu để em dựng lại cái plan mà đi cả chợ Bắc Hà, thêm 1 ngày nữa.
Sáng sớm tinh mơ thứ 2 về nên các bạn không phải nghỉ làm.
À còn nữa, đấy là em tính đợt vắng khách, không biết các dịp lễ tết giá cả nó thế nào.

Comment tiếp nhân chuyến trekking Minh Lương - Sapa vừa rồi:

- Bản Hồ, bản Sín Chải là những bản dân tộc đáng để đi, Cát Cát gần hơn nhưng không bằng

- Thác Bạc rất mùa xuân rất ít nước, nói chung là không đẹp
 

oanh_meo8x

New Member
Với vài ngày nghỉ phép bạn có thể thực hiện được một chuyến du lịch Sa Pa. Đến với đất trời và con người nơi đây, bạn sẽ có những ngày đáng nhớ về một vùng đất vẫn được xem là "vườn treo trong sương mù" này. Dưới đây là một vài thông tin và hướng dẫn về chuyến đi. Điểm tâm tại chợ Sa Pa có cháo lòng và bánh cuốn thịt nướng.
Nếu ăn trưa bằng bánh mì hay mì gói sẽ không lo tức bụng vì đường xóc. Chiều về bạn có thể thưởng thức món rau quả vùng ôn đới có vị rất khác miền xuôi như rau mì chính, su su, su hào, nấm hương...

Đặc biệt rau ô dây vị hơi chua khá lạ miệng. Khoai Lệ Phố hay khoai Thượng Hải được quảng cáo mua từ Trung Quốc vừa bở vừa bùi nấu canh rất tuyệt. Ghé Lào Cai chớ quên nếm thử món cuốn sủi, một loại phở không nước mà chỉ rưới nước thịt bò nấu sệt trộn lạc, dong. Món thịt lợn và vịt quay mang âm hưởng Trung Quốc cũng khá ngon.

Từ Sa Pa đi thăm chợ phiên Bắc Hà, có thể nghỉ ở khách sạn Trần Xìn đối diện chợ. Tại đây bạn nên thưởng thức món khâu nhục - thịt lợn ba chỉ thái miếng to trùm lên trên bát lớn đựng rau dưa chua và vị thuốc hấp nhừ. Chợ Simacai nổi tiếng với món thắng cố, một dạng thập cẩm thịt, da và xương các loài ăn cỏ như ngựa, bò, dê...

Nước, bia, thuốc lá là các món đắt hơn miền xuôi và giá tăng gấp rưỡi khi dùng tại bản cũng như Bắc Hà. Có thể dùng bia hơi địa phương, giá và hương vị chấp nhận được. Nếu muốn sát trùng bao tử nên dùng rượu ngô Bản Phố nấu từ ngô bắp và men chế biến theo công thức bí truyền của người H'mông, có nồng độ trên 40 độ. Giá 7.000 đồng/lít.

Nên mua vừa làm quà vừa làm thuốc an thần khi qua con dốc Trung Đô giữa Sa Pa và Bắc Hà, 14 km cheo leo gấp khúc mà trên đỉnh thường phủ sương muối dày đặc, pha đèn chỉ thấy mờ mờ phía trước vài mét. Nên mang theo đủ áo ấm và áo mưa, loại có thể nhanh chóng mặc vào cởi ra. Vì bạn sẽ trải qua tình trạng đang nếm gió Lào rát mặt dưới chân đèo, lên giữa chừng đèo lại hứng cái lạnh cắt da và có khi hưởng thêm mưa đá...

Ở Sa Pa không thể bỏ qua núi Hàm Rồng nhiều hoa cỏ cây thích hợp cho các cặp đang yêu. Cổng Trời thường được quảng cáo có mây luồn nhưng nếu không đủ kiên nhẫn chờ đợi thì nên quay về bản Cát Cát, Sín Chải thăm thủy điện thời Pháp và mua thổ cẩm trong nhà dân địa phương tại đây. Ngủ đêm trên bản có thể chọn Bản Hồ - Thạnh Phú. Thăm động Tả Phìn có người Dao Dỏ và động đá sâu.

Có tour chinh phục Phanxipăng đang thử nghiệm khai thác, chào giá 300.000 đồng/người. Tàu hoả quay về Hà Nội sẽ xuất phát từ Lào Cai lúc 19h và 4h sáng hôm sau sẽ tới nơi.
 

lehieu_2111

New Member
Tớ vừa mới đi du lich sapa về, noi chung là khung cảnh đẹp con người thân thiện, nhưng dịch vụ ở đây cậu nên hỏi giá trước. Cậu đừng nên ở khách sạn Hoa Đào (ĐT 020.3872606 Mr. Lượng 0983.015678) tên này nói rất dễ nghe và tất nhiên cũng rất dễ bị lừaKinh nghiệm du lịch sapa ?Kinh nghiệm du lịch sapa ?, tớ bữa trước mới bị lừa xong cả tiền phòng, dịch vụ đặt vé tàu vè Hà Nội và dịch vụ đi cửa khẩu Hà Khẩu nó ăn chặn của tớ hơn 400k thế mới điên chứ, chỉ biết bấm bụng trách mình thôi.Kinh nghiệm du lịch sapa ?Tớ gửi cho cậu bảng giá một số dịch vụ để cậu tham khảo nhéTàu Hà Nội - Sapa:186.000 đ cho ghế ngồi mềm và 300.000 cho nằm phòng 4 giường.Xe Lào Cai - Sapa: 30.000 đ/ chuyếnGiá Khách Sạn : khoảng 150 k -200k phòng chấp nhận được nhưng nếu lên mùa lạnh cần máy sưởi thì phải hỏi thêm giá đó đã bao gồm máy sưởi chưa nhé.Xe máy thuê một ngày 100k xăng tự đổĐồ ăn chủ yếu là đồ nướng và cơm lam mức giá các hàng quán như nhau nên không ngai.Tắm lá thuốc dân tộc của người Dao đỏ cũng hay lắm 60k/ người không massage, 140k massage lun.Đây là một vài thông tin tham khảo, cậu đi phát hiện ra cái j mới thì báo cho anh em biết thêm nhé.have a good trip!
 

nang_la30

New Member
Cái này cũng quan trọng không kém cho bác nào muốn đi khám phá bản Sapa: Các phong tục cần biết khi đi du lịch Sapa đến làng bản của đồng bào các dân tộc Cuộc sống và những nét văn hóa ngàn đời của các dân tộc thiểu số luôn là nét khám phá hấp dẫn của biết bao khách du lịch. Bên cạnh đó, văn hóa của các đồng bào dân tộc cũng ẩn chứa rất nhiều nét khác lạ mà bạn cần tìm hiểu kĩ trước khi muốn ghé thăm.

1. Khi đến bản làng:

Trên đường vào nhà người Hà Nhì, khi thấy một cánh cổng chào dựng tạm phía trên buộc tua tủa những dao gỗ, kiếm gỗ , đầu cánh gà ... đó là lúc rong làng đang tổ chức lễ cúng xua đuổi tà ma. Tương tự như vậy hàng năm các nghi lễ chung cúng thần làng, xua đuổi ma ác của đồng bào Tày, Thái, Giáy, Lào, Bố y, Xá Phó... thường được tổ chức vào tháng 2 hay tháng 6 , tháng 7 âm lịch. Khi cúng đồng bào đặt các dấu hiệu kiêng kỵ cấm người lạ vào làng như buộc chùm lá xanh ở cột cao trên đường vào làng hay đan phên mắt cáo, buộc vào đó xương hàm lợn, trâu, bò. Cả làng không ai đi làm, không cho người lạ vào làng. Nếu người lạ vô tình gồng gánh, đội nón, che ô, đeo gùi, ba lô... vào làng sẽ bị phạt bằng cách nộp đủ số lễ vật để làm lại lễ cúng làng. Trường hợp có việc khẩn cấp , muốn vào làng ngay, khách lạ phải bỏ mũ, ba lô, gồng gánh ... tất cả đồ đạc đều phải xách tay. Như vậy mới mong được giảm hay miễn phạt.

Kinh nghiệm du lịch sapa ?Mỗi làng đồng bào các dân tộc ở Lào Cai đều có khu rừng cấm, thờ thế lực siêu nhiên Mỗi làng đồng bào các dân tộc ở Lào Cai đều có khu rừng cấm, thờ thế lực siêu nhiên. Nơi thờ cúng có thể ở gốc cây to, hòn đá lớn ở trong rừng. Rừng cấm là khu rừng chung của cả làng . Mọi người tự nguyện bảo vệ rừng , không ai được tự tiện chặt phá, phóng uế, trai gái không được phép đến nơi đó tâm tình.

2. Khi vào thăm nhà

Trước khi vào thăm nhà đồng bào các dân tộc, du khách cần quan sát kỹ, nếu thấy ở trước cửa nhà, ở đầu cầu thang cắm hay treo một cành lá xanh, một cành gai hay cắm một tấm phên đan hình mắt cáo... Đó là những dấu hiệu kiêng cấm, gia đình không muốn người lạ vào nhà.

Nhà người Hà Nhì Đen có hai lớp cửa, khách xa tới chỉ nên vào cửa thứ nhất. Nếu muốn vào cửa thứ hai thì phải được gia đình chủ đồng ý. Nhà người Thái có đầu cầu thang, phụ nữ chỉ được lên cầu thang có sân phải ( bên trái), không được lên cầu thang bên phải. Ở vị trí quan trọng nhất trong nhà (vách nhà ở gian giữa hay góc đầu nhà sàn, là nơi thờ tổ tiên. Trang trí nơi thờ tổ tiên mỗi dân tộc có khác nhau, nhưng đều chung một quan niệm : Nơi thờ tổ tiên là chốn linh thiêng nhất . Khách không dược đặt mũ, nón, tư trang và đồ dùng khác ở nơi đó, không được sờ tay lên các đồ thờ cúng . Khi ngồi không được quay lưng vào nơi thờ. Ở vùng người Thái Đen, phụ nữ không được đến gian đầu ngồi nhà sàn- nơi thờ tổ tiên.
Kinh nghiệm du lịch sapa ?

Nhà người Hà Nhì Đen có hai lớp cửa, khách xa tới chỉ nên vào cửa thứ nhất Bếp lửa vừa là nơi nấu nướng vừa là nơi tiếp khách của đồng bào các dân tộc, đồng thời là nơi thiêng liêng thờ vua bếp, thần lửa. Do đó có nhiều kiêng kị liên quan đến bếp lửa, ngồi cạnh bếp lửa sưởi không chen chân lên hay làm xê địch hòn đá kê làm kiềng , vì theo quan niện của một số dân tộc thì các hòn đá này là nơi trú ngụ của thần lửa . Khi đun nấu đồng bào Tày, Thái, Nùng, Giáy, Bố Y, Lào, Lự... đều chú ý đặt quay ninh, chảo, nồi lên bếp không được để hai quay nồi , chảo theo hương cây xà ngang (vì đó là hướng nằm của người chết) mà phải đặt theo hướng đòn nóc nhà . ở vùng đồng bào Mông, Dao, Hà Nhì.... khi đưa củi vào bếp, không đưa ngọn vào trước, vì quan niện sợ con gái gia chủ sau này sẽ sinh ngược. Khi ngồi gần bếp , du khách không quay lưng và giẫm chân vào bếp.
Kinh nghiệm du lịch sapa ?
Đồng bào dân tộc kiêng không huýt sáo ở trong nhà Trong ngôi nhà đồng bào các dân tộc cửa và cây cột chính cũng là vị trí linh thiêng thờ thần cửa, thần cột cái. Vì vậy không nên ngồi bậu cửa hay treo mũ nón và tựa lưng vào cột cái. Ở vùng người Thái, Tày, Kháng, La Ha, Phú Lá kiêng không đem lá xanh, cành cây xanh, rau xanh vào cửa chính.
Đồng bào kiêng không huýt sáo ở trong nhà, vì nó là tín hiệu gọi ma tà, bão giông.

3. Giao tiếp sinh hoạt

Chào hỏi: Khi đến nhà, đi đường, khách cần chủ động chào hỏi bằng thái độ chân thành, nụ cười thật thà sẽ xoá đi mặc cảm bất đồng ngôn ngữ. Khi chia tay có thể bắt tay, không cần nói lời tạm biệt, hẹn gặp lại nhưng luôn nở nụ cười. Không xoa tay lên đầu trẻ em người Mông, Dao, vì theo quan niện của họ, hồn người trú ngụ ở đầu, người lạ sờ vào , hồn hoảng sợ bỏ trốn ,làm cho rrẻ hay bị ốm đau.
Kinh nghiệm du lịch sapa ?
Không xoa tay lên đầu trẻ em người Mông, Dao Khi ăn uống: Mỗi dân tộc có quan niện khác nhau về vị trí chỗ ngồi , vì vậy cần lưu ý không ngồi vào một số vị trí đặc biệt như: ở vùng người Giáy, Dao phía dãy ghế ở gần bàn thờ dành riêng cho người cao tuổi nhất, khách quý nhát. Đồng bào Mông khi bố mẹ mất, vị trí đầu bàn (gần bàn thờ) luôn bỏ trống với ý niệm nơi đó giành cho hồn bố mẹ. Người Thái, Tày, Mường nơi giáp cửa sổ gia chủ đặt hai chén con có ý giành cho tổ tiên về tiếp khách, khách không ngồi ở vị trí đó.

Trước khi ăn uống cần kiên trì nghe gia chủ tién hành các nghi lễ mời tổ tiên, chúc tụng các điều tốt lành. Khách không rót rượu trước, không gắp thức ăn trước, khi dùng xong tuyệt đối không úp chén, úp bát xuống mâm.Kinh nghiệm du lịch sapa ? Mỗi căn nhà của đồng bào dân tộc ở Lào Cai đều có chỗ ngủ dành riêng cho khách

Khi ngủ: Mỗi căn nhà của đồng bào dân tộc ở Lào Cai đều có chỗ ngủ dành riêng cho khách, nên cần tuân theo sự bố trí của gia chủ, không nằm để chân về phía bàn thờ. ở một số vùng người Mông, Dao,Thái, La Ha, Kháng kiêng không mắc màn màu trắng trong nhà.Theo: didau.org___________________________________________________________________ Chào mừng bạn đến với diễn đàn mạng du lịch : di dau.orgMạng du lịch | Thông tin tour | Thông tin du lịch | Du lịch Sapa | Du lịch Đà Nẵng | Diễn đàn du lịch | Du lịch trung quốc | Mang du lich | Thong tin tour | Thong tin du lich | Du lich Sapa | Du lich Đa Nang | Dien dan du lich | du lich trung quoc | Tour du lịch | tour du lich | Công ty du lịch | Du lịch Huế | tour du lịch Sapa | tour du lịch Đà Nẵng | tour du lịch Huế l Công ty du lịch l Hội An l chùa Linh Ứng l chùa Tam Bảo l cầu sông Hàn du lịch Nha Trang
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D VẤN đề cơ bản TRIẾT học TRONG tác PHẨM CHỦ NGHĨA DUY vật và CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN GIÁ TRỊ và ý NGHĨA LỊCH sử Môn đại cương 1
D Một vài kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Văn hóa, Xã hội 0
O Kinh nghiệm phát triển lịch Quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Luận văn Kinh tế 2
M Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử kinh tế quốc dân Tài liệu chưa phân loại 0
A Hỏi kinh nghiệm sử dụng lịch trong MS Outlook 2013 Hỏi đáp Tin học 0
X Xin hỏi du lịch Vịnh Hạ Long và chùa Yên Tử cho kinh nghiệm với. Mình củm ơn nhều :) Địa lý & Du lịch 0
N Một vài kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Tài liệu chưa phân loại 0
B Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng tám và sự chuẩn bị chu đáo, chọn đúng thời cơ của Đảng và Hồ chủ tịch Tài liệu chưa phân loại 2
S Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo - Giải pháp cho phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4

Các chủ đề có liên quan khác

Top