chuotnhat_green

New Member

Download Đề tài Một số kinh nghiệm sử dụng thiết bị dạy học để dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 1,2,3 miễn phí





Chương trình 2000 nói chung môn TN - XH nói riêng có sự đổi mới khá căn bản.
- Về nội dung chương trình SGK có thể lựa chọn các phương pháp thích hợp đối với từng đối tượng HS để tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
- Hình thức tổ chức dạy học thường linh hoạt, phối hợp giữa hoạt động trong lớp và ngoài lớp, ở nhà trường và cuộc sống xung quanh học sinh.
- Các lệnh của SGK đưa ra rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Các con vật, mô hình gần gũi với các em, các em rễ kiếm rễ nhớ, rễ sử dụng.
- Các hình thức như: trò chơi, phỏng vấn đóng vai . được đưa vào tiết học tạo cho các em giao tiếp tự nhiên hơn, tiết học sinh động hơn.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

a. Đặt vấn đề
I . lời nói đầu :
Đất nước ta đang trên đà phát trển và đổi mới từng ngày trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá , khoa học kĩ thuật... Để hội nhập với xu thế phát triển của thời đại, Đảng ta đã vạch raphương hướng chiến lược : Giáo dục& đào tạolà quốc sách hàng đầu , là động lực phát triển kinh tế- xã hội ( Văn kiện hội nghị lần thứ IV BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII tháng 12/ 1998). Thực hiện chủ trương đúng đắn đó , Bộ Giáo dục & Đào tạo đã và đang phát triển đổi mới đồng bộ giáo dục và đào tạo trong đó có đổi mới chương trình dạy học các cấp nóichung, chương trình tiểu học nói riêng.
Chương trình tiểu học mới nhằm kế thừavà phát triển khắc phục những tồn tại của chương trình cũ, chương trình mới đẩy mạnh đổi mới nội dung và phương pháp dạy học kèm theo dự thảo nay là bộ thay sách giáo khoa mới được ra đời trong đó có môn Tự nhiên và Xã hội .
Môn tự nhiên và xã hội có một vị trí rất quan trọng, nó là một môn học gần gũi vối các em học sinh. Học xong môn học này học sinh sẽ có một kiến thức cơ bản về con người và sức khoẻ, những hiện tượng cơ đơn giản trong tự nhiên và xã hội bước đầu biết tự chăm sóc bản thân và cộng đồng, có ý thức giữ gìn vệ sinh , yêu thiên nhiên , gia đình dòng họ .
Học tốt môn tự nhiên và xã hội sẽ giúp các em học tốt các môn học khác .
Như vây, muốn học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội thì trước tiên giáo viên phải dạy tốt , người giáo viên ngoài kiến thức tự nhiên và xã hội phải luôn tìm hiểu , nghiên cứu cập nhật chương trình mới để trang bị cho mình vốn kiến thức dạy học mới nhằm đạt được mục tiêu chương trình mới đề ra .
Mặt khác, môn Tự nhiên và Xã hội là môn học mà đồ dùng dạy học được sử dụng nhiều nhất : Đồ dùng có trong thiết bị dạy học, tranh ảnh trong sách giáo khoa , mẫu vật giáo viên sưu tầm được , mẫu vật học sinh chuẩn bị được ...
Làm thế nào mà trong một tiết mà giáo viên sử dụng hợp lí đồ dùng dạy học để thực hiện tốt nội dung bài học . Các lệnh cho học sinh thực hiện trên đồ dùng như thế nào ? phối hợp giữa tranh ảnh và vật thật ra sao để học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã Hội? Xuất phát từ lí do trên nên tui chọn đề tài : “ Một số kinh nghiệm sử dụng TBDH để dạy học môn TN&XH lớp 1,2,3.”
II thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
1) Thực trạng:
Như chúng ta đã biết . Khi dạy môn tự nhiên và Xã hội , giáo viên cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau như : Hỏi đáp , thảo luận nhóm , trò chơi , quan sát , đóng vai , thực hành...
Trong các phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội thì phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng , chủ đạo nhất trong quá trình dạy học .
Trong môn Tự nhiên và Xã hội học sinh quan sát chủ yếu là để nhận biết đặc điểm bên ngoài của cơ thể của một số cây xanh , một số động vật hay nhận biết các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên và trong cuộc sống hàng ngày . Đối tượng quan sát là các sự kiện , hiện tượng hay các vật thật , tranh ảnh , mô hình , sơ đồ diễn tả các sự vật hiện tượng đó ... Đấy chính là : đồ dùng dạy học .
Đồ dùng dạy học có vai trò rất quan trọng trong việc dạy học nói chung và môn TN-XH nói riêng .Thông qua ĐDDH giúp học sinh:
- Thu nhận thông tin về các sự vật hiện tượng một cách sinh động, đầy đủ chính xác. Qua đó giúp các em hình thành biểu tượng một cách rõ nét.
- Giúp học sinh nắm kiến thức mới, dễ hiểu bài, nhớ lâu kiến thức bài học.
- Phù hợp với tâm lí học sinh tiểu học giai đoạn 1,2,3. Đó là tư duy trực quan cụ thể còn chiếm ưu thế. ĐDDH gây hứng thú cho học sinh trong học tập, phát triển tư duy đặc biệt là tư duy phân tích tổng hợp khái quát đối chiếu các sự vật hiện tượng.
- Giúp GV trình bày bài giảng một cách đầy đủ, chính xác, sinh động, hấp dẫn qua đó nâng cao hiệu quả bài dạy.
- Theo nhà nghiên cứu khoa học cho thấy:
+ Nếu giáo viên không sử dụng ĐDDH. Mà chỉ bằng lời giảng thì kiến thức chỉ lưu lại trong học sinh 30% trong thời gian 3 ngày.
+ Nếu có hình ảnh + Đồ dùng dạy học + Lời giảng của GV thì 70% kiến thức được lưu lại trong học sinh.
+ Nếu có hình ảnh + Đồ dùng dạy học + hoạt động của học sinh trên đồ dùng đó thì 90% kiến thức được lưu lại trong học sinh.
Mặt khác: Qua thực tiễn dạy học cho biết nếugiáo viên biết cách hướng cho học sinh sử dụng tốt đồ dùng dạy học để tìm ra kiến thức mới thì tiết học diễn ra nhẹ nhàng hơn - Tự nhiên hiệu quả hơn.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng:
2.1. Đánh giá chung thực trạng sử dụng thiết bị dạy học.
a/ Về giáo viên.
ã GV chưa sưu tầm những con vật, đồ vật sẵn có trong tự nhiên.
Môn học tự nhiên, xã hội là môn học gần gũi với học sinh, những cây, những hoa, những con vật ở xung quanh các em. những khi dạy môn này GV còn quá lệ thuộc sách hướng dẫn, chưa chịu khó cho học sinh sưu tầm những vật thật để các em tự hoạt động, tự khám phá kiến thức trên những cây, vật thật đó để tìm ra kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy bài “Quả” (TN-XH lớp 3) Giáo viên đã dạy như sau:
- Hoạt động 1: Cho học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa để trả lời các câu hổi về hình dáng, màu sắc, mùi vị của từng loại quả.
- Hoạt động 2: Học sinh quan sát tiếp tranh những quả đã bổ và trả lời: Quả có những bộ phận nào?
- Hoạt động 3: Cho biết lợi ích của Quả
Nhận xét: Cách dạy trên chỉ áp dụng cho những nơi mà địa phương đó không có loại quả nào. Nhưng thực tế khi dạy đến bài này thì ở địa phương nào cũng có đầy đủ các loại quả mà học sinh có thể sưu tầm được, mà GV không đề cập đến việc sưu tầm của học sinh.
* GV vận dụng chồng chéo giữa vật thật và tranh ảnh trong sách giáo khoa.
Trong quá trình dự giờ, thăm lớp GV. tui thấy một số đồng chí đã chuẩn bị vật thật nhưng khi lên lớp dạy học GV lại vận dụng chồng chéo: Vừa sử dụng vật thật lại vừa quan sát các vật đó bằng hình ảnh trong sách giáo khoa.
Với cách dạy đó tạo nên một hoạt động lặp lại 2 lần. Việc làm này vừa mất thời gian mà lại loãng trong sự chốt lại kiến thức cho học sinh.
Ví dụ bài: Quả.
Trong hoạt động 1: Quan sát để nhận biết màu sắc, hình dạng của quả. Giáo viên đã tiến hành như sau:
- Giáo viên cho học sinh mang lại tất cả các quả đã đưa đến đặt lên bàn.
- GV đặt câu hỏivà kết luận : + Quả có hình dạng, màu sắc khác nhau nhưng thường có 3 phần: Vỏ, thịt, hạt.
Sau đó giáo viên quay về tranh trong sách giáo khoa và hỏi tương tự các câu hỏi trên: Đó là quả gì? hình dạng, màu sắc quả như thế nào?
* GV chưa biết cách khai thác những vật thật khi lên lớp GV còn quá lạm dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải trên vật đó. Chưa biết cách cho học sinh khai thác vật thật để tìm ra kiến thức mới.
Ví dụ bài: Quả.
Trong hoạt động của GV: chuẩn bị một số quả, bỏ vào giỏ.
- Cho học sinh bỏ vào giỏ và nhận biết màu sắc, mùi vị, hình dạng của quả.
- GV bổ quả ra - Học sinh ph
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D VẤN đề cơ bản TRIẾT học TRONG tác PHẨM CHỦ NGHĨA DUY vật và CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN GIÁ TRỊ và ý NGHĨA LỊCH sử Môn đại cương 1
D Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần dẫn xuất Hidrocacbon Hóa học Lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao hiệu quả tự học cho học Luận văn Sư phạm 0
D Một vài kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Văn hóa, Xã hội 0
B Thực trạng việc tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ cho người nghèo thời gian vừa qua - Kinh nghiệm nước trên thế giới cho người nghèo vay vốn Luận văn Kinh tế 0
T Pháp luật quốc gia về sử dụng khoảng không vũ trụ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng pháp luật vũ trụ Luận văn Luật 0
H Pháp luật quốc gia về không sử dụng năng lượng nguyên tử và kinh nghiệm đối với Việt Nam Luận văn Luật 0
C Pháp luật về sử dụng nguồn nước của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Luận văn Luật 0
P Giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất có sự tham gia của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Tòa án Việt Nam và kinh nghiệm nước ngoài Luận văn Luật 0
M Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Luận văn Kinh tế 2
K Kinh nghiệm sử dụng tính năng Wake on Lan InterNet 5

Các chủ đề có liên quan khác

Top