Download Tiểu luận Kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia Châu Á đạt mức sinh thấp dưới mức thay thế miễn phí
Trong sốcácquốcgia Đông Nam Á, TháiLan làquốcgia giảmsinh nhanh
nhất, từTFR= 6,5 trong những năm đầuthậpniên 60 đãgiảm mạnhxuốngcòn5,4
sau khoảng10 nă m (1970-74), 3,9 vào đầuthậpniên 90 và đạtdướimứcsinh thay
thế(1,9) vàonăm 1996. Trong nửacuốithậpniên 90, cácnhàhoạch địnhchính
sáchvàcáchọcgiảTháiLan đã đặtvấn đềliệumứcsinh củaTháiLan cótiếptục
giảmxuốngnữahay không. Những ngườitheo trườngphái khuyến sinh cho rằng
mứcsinh củaTháiLan sẽtiếp tụcgiảmvàTháiLan sẽphải đốimặtvớinhững hậu
quảdo mứcsinh thấp nhưcácnướcphát triển ởChâu Âu. Những ngườiquátảcòn
khẳng địnhmứcsinh thấpsẽlàm dân tộcTháisuy vong. Song cũngcóngườicho
rằngmứcsinh củaTháidao độngxung quanh mứcsinh thay thếtrên cơ sởphân tích
sốliệucủacáccuộc điều tra vềsốcon mong muốn. Knodel và đồng sự(1996) đãcó
phát hiệnkhálýthúvềxu thếgiảmsinh trên cơsởphân tíchtổnghợpkếtquả của
mộtloạt điều tra khảosátcấpquốcgia. Qua phân tíchcho thấytỷlệphụnữ15-49
tuổicóchồngmong muốncó2 con đãtăng không ngừng từ19% trong những nă m
1969-70 lên 64% năm 1993. Trong khi đó, tỷlệmong muốncódưới2 con hầunhư
không thay đổiqua cácnăm. Khácvớinhững quốcgia cónềnvăn hoáNho giáo, mô
hình gia đìnhlýtưởngcủangườiTháilà2 con đủcảnếp tẻ. Tạithời điểm nă m
2000, (năm tiến hànhTổng điềutra dân số) TháiLan cũngkhông dễdàng gìtrong
dự báo xu thếmứcsinh. Kết quả điều tra cho thấy, khủnghoảng kinh tế1997 cũng
làmộttrong những nguyên nhân tác động đến giảmmứcsinh. Mặcdùlạmphát
khiến cho chi phí dịchvụKHHGĐtăng lên, tỷlệsửdụngbiệnpháp tránh thai của
cáccặpvợchồngthuộcnhóm chịu ảnhhưởngnhiềucủakhủnghoảngkinh tế đã
tăng lên nhằmhoãnsinh đứacon thứhai. Kết quả điều tra mẫu nhỏcho thấy, 10%
phụnữthuộcnhóm chịu ảnh hưởngnhiềucủa khủnghoảngcho biết họsẽnạophá
thai nếu không may cóthai trong thờigian khủnghoảngkinh tếnày.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
A MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á ĐẠT MỨC SINH THẤPDƯỚI MỨC THAY THẾ
Trong suốt 50 năm cuối của thế kỷ 20, châu Á đã giảm đáng kể mức sinh và
mức chết. Tổng tỷ suất sinh vào khoảng 6 con (1950-1955) đã giảm hơn một nửa,
xuống còn 2,7 (1995-2000). Tại thời điểm năm 2001, đã có 14 quốc gia châu Á đạt
mức sinh dưới mức thay thế trong giai đoạn 1995-2000. Trong số các quốc gia khu
vực Đông Á và Đông Nam Á, Nhật Bản và Xinh-ga-po đạt mức sinh thay thế vào
năm 1975. Cùng thời kỳ đó, tổng tỷ suất sinh của Hàn Quốc là 3,2, Trung Quốc 3,6
và Thái Lan 4,9. Sau 25 năm, tất cả 5 quốc gia này đều có mức sinh thấp dưới mức
thay thế. Mức sinh thấp nhất thế giới đã trở thành hiện thực ở Hồng Kông, thành phố
Thượng Hải và thành phố Tokyo và các mô hình sinh không khác gì mấy so với các
mô hình sinh của các nước có mức sinh thấp nhất ở Châu Âu. Ngay cả ở những nước
chưa đạt mức sinh thay thế thì cũng đã có những vùng, thành phố đạt mức sinh thấp
như Bali (Indonesia), Kerala (Ấn Độ). Trong giới chuyên gia nhân khẩu học cũng đã
có ý kiến tranh luận rằng một khi mức sinh đã giảm xuống quá thấp dưới mức thay
thế thì gần như không có khả năng khôi phục mức sinh thay thế trong một thời gian
ngắn1.
Đã có người quan sát và rút ra nhận xét rằng ở những quốc gia châu Á đã đạt
mức sinh thấp, những yếu tố sau tác động làm giảm mức sinh: Xu thế kết hôn, mô
hình kết hôn, trình độ học vấn nhất là trình độ học vấn của phụ nữ, tỷ lệ chết trẻ em,
tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại. Ngoài ra còn có ảnh hưởng của những
biến động kinh tế-xã hội, tỷ lệ đô thị hoá. Ở cả 05 quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Xinh-ga-po và Thái Lan, hơn ba phần tư số phụ nữ trên 15 tuổi biết
chữ. Riêng Thái Lan, chỉ có hơn 1/3 nữ vị thành niên còn đang đi học và Trung
Quốc là trường hợp ngoại lệ với các mức chết trẻ em xấp xỉ 20. Tỷ lệ kết hôn vị
thành niên (dưới 18 tuổi) ở những nước này hầu như rất thấp và tuổi kết hôn lần đầu
là khá cao. 2
Mức sinh của Nhật Bản bắt đầu giảm xuống dưới mức thay thế trong thập
niên 70 do tác động của việc tăng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, đặc biệt là
biện pháp triệt sản, và nạo phá thai được coi là hợp pháp. Mức sinh thấp dao động ở
mức 1,8 cho đến năm 1985, sau đó tiếp tục giảm (1,5 giai đoạn 1990-94, 1,34 năm
1999, 1,3 năm 2001). Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như giảm tỷ lệ phụ
nữ 15-49 tuổi có chồng, giảm mức sinh của phụ nữ có chồng. (Atoh 2001). Sau năm
1985, ngoài những nguyên nhân này, mức sinh của Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng
của những biến động kinh tế xã hội ví dụ như thu nhập bình quân đầu người tăng
vọt, tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 37% lên 77% và tuổi thọ tăng từ 54 lên 82 tuổi với
1 Gubhaju và Moriki-Durand, Mức sinh thấp dưới mức thay thế ở Đông Á và Đông Nam Á: Hệ quả và các chính sách
thích ứng , Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003
2 Bruce K. Caldwell và John C. Caldwell, Mức sinh thấp dưới mức thay thế: Các yếu tố quyết định và viễn cảnh ở
Nam Á, Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003
2
nữ và 50 lên 76 tuổi với nam. (Retherford, Ogawa và Sakamoto 1996).3 Theo
Ogawa, sở dĩ Nhật Bản duy trì mức sinh quá thấp trong một thời gian dài vì có thay
đổi cơ bản trong các giá trị về hôn nhân và gia đình. Khi mô hình hôn nhân thông
qua mai mối suy giảm cũng là lúc chấm dứt khái niệm “mọi người đều lập gia đình”
đồng thời xuất hiện khái niệm “độc thân mới”. Đó là những người con đã trưởng
thành không chịu lập gia đình và vẫn sống cùng cha mẹ, không phải lo nghĩ gì nhiều
về mọi chi tiêu hay việc nhà. Tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến. Sinh hoạt
tình dục trước hôn nhân, sống chung như vợ chồng gia tăng.
Chương trình KHHGĐ quốc gia của Xinh-ga-po được chính thức triển khai
vào tháng 1 năm 1966, đánh dấu thời kỳ thực hiện chính sách giảm sinh. Để kiểm
soát tăng trưởng dân số, Xinh-ga-po đã thực hiện nhiều biện pháp khá “cứng rắn”,
thi hành các chính sách thưởng phạt gắn với lợi ích kinh tế, phúc lợi dành cho bà mẹ
và trẻ em nhằm mục tiêu sớm đạt mức sinh thay thế và duy trì ổn định dân số với
mức tăng trưởng dân số bằng không. Nhờ đó tỷ suất sinh thô đã giảm từ 32%o
(1964) xuống còn 17,81%o và đạt mức sinh thay thế vào năm 1975, trước 5 năm so
với kế hoạch. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1976-80) mục tiêu đặt ra là duy trì
mức sinh thay thế để ổn định dân số vào năm 2030. Chính phủ bắt đầu có những
điều chỉnh trong chính sách chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình:
Giai đoạn 1970-75 Chính phủ khuyến khích triệt sản và nạo phá thai với những quy
định khá “cởi mở”, Chính phủ trợ giá hay cung cấp dịch vụ KHHGĐ miễn phí tuỳ
thuộc vào mức thu nhập của đối tượng. Sau 1975, những quy định này bị bãi bỏ.
Năm 1980, tổng tỷ suất sinh đã giảm xuống còn 1,8 và Chính phủ bắt đầu nới lỏng
các rào cản hạn chế sinh đồng thời triển khai một số biện pháp khuyến khích phụ nữ
có trình độ học vấn cao sinh nhiều con. Chính sách khuyến sinh có chọn lọc của
Xinh-ga-po chính thức bắt đầu vào tháng 3 năm 1987. Mặc dù Chính phủ đã tập
trung nỗ lực trong thực hiện các chính sách khuyến sinh song tổng tỷ suất sinh vẫn
tiếp tục suy giảm dưới mức thay thế. Với trường hợp Xinh-ga-po, tuổi trung bình kết
hôn lần đầu và tuổi trung bình sinh con lần đầu, tỷ lệ phụ nữ chưa từng kết hôn ở
mức cao; tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại và nạo phá thai không ngừng
tăng là những yếu tố chính làm giảm nhanh mức sinh và tiếp tục làm giảm mức sinh
dưới mức thay thế.
Năm 1962, trước sức ép của bùng nổ dân số do hiện tượng sinh bù sau Đại
chiến tranh thế giới thứ 2, Hàn Quốc triển khai chính sách kiểm soát sinh thông qua
chương trình KHHGĐ. Trong thực tế, chương trình chỉ thực sự bắt đầu trên phạm vi
cả nước vào năm 1965. Khi đó tổng tỷ suất sinh là 6,0 con, tỷ lệ gia tăng dân số hàng
năm là 2,9%, một tỷ lệ cao nhất trong lịch sử Hàn Quốc. Những năm 70 chứng kiến
mức sinh giảm liên tục từ 4,5 con xuống còn 2,7 con vào năm 1982 và đạt mức sinh
thay thế 2,1 con vào năm 1983. Kết quả đạt mức sinh thay thế trong vòng 25 năm là
3 Bruce K. Caldwell và John C. Caldwell, Mức sinh thấp dưới mức thay thế: Các yếu tố quyết định và viễn cảnh ở
Nam Á, Tạp chí nghiên cứu dân số Vol.20, No 1, 2003.
3
ngoài sự tiên liệu của nhiều nhà hoạch định chính sách và quản lý chương trình dân
số-KHHGĐ.
Mặc dù kết quả của nhiều cuộc điều tra cho thấy kết hôn muộn, nạo phá thai
và thực hiện KHHGĐ bằng các biện pháp tránh thai là 3 yếu tố chủ yếu quyết định
giảm sinh nhanh trong những năm 70-80, song số sinh tăng trở lại vào những năm
đầu thập niên 80 đã khiến cho các nhà lãnh đạo đất nước lo ngại việc “bùng nổ dân
số” lần hai. Với quyết tâm nhanh chóng ổn định dân số, Chính phủ Hàn Quốc quyết
định thực hiện chương trình kiểm soát gia tăng dân số toàn diện với những biện pháp
mạnh hơn, coi đó là mộ...