Kelvin

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Kinh tế Nhật Bản giai đoạn "thần kỳ" (1952 - 1973)





Do điều kiện hoàn cảnh nước Nhật sau chiến tranh: lao động dư thừa cơ sở vật chất bị tàn phá sau chiến tranh kỹ thuật công nghệ lạc hậu, mặt khác, thiếu vốn nghiêm trọng. Ở Nhật đã hình thành cơ cấu kinh tế hai tầng bao gồm khu vực tiên tiến với công nghệ hiện đại, sử dụng lao động suốt đời, tiền lương cao theo thâm niên, điều kiện làm việc tốt, với khu vực doanh nghiệp nhỏ, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, sử dụng lao động hợp đồng không thường xuyên, tiền lương thấp. Duy trì kinh tế hai tầng của Nhật Bản vừa sử dụng không hợp lý lại có hiệu quả vốn đầu tư, lao động và kỹ thuật công nghệ. Sử dụng cơ cấu hai tầng phổ biến trong ngành chế tạo phụ tùng của ngành chế tạo máy móc, và ngành dệt. Giữa các Công ty lớn và doanh nghiệp nhỏ có quan hệ chặt chẽ thông qua hợp đồng thầu khoán, các Công ty nhỏ nhận được sự tài trợ về vốn, và giúp đỡ về kỹ thuật, công nghệ.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

bảo hộ mậu dịch của Nhật Bản, mặt khác do hàng hoá của Mỹ kém sức cạnh tranh so với hàng hoá của Nhật và Chính phủ của Mỹ thiếu sự khuyến khích đối với giới kinh doanh trong khi đó Chính phủ Nhật rất quan tâm đến hỗ trợ cho giới kinh doanh cạnh tranh.
Trong nhiều lĩnh vực cạnh tranh của Nhật tới mức đe doạ nhiều ngành công nghiệp lớn của Hoa Kỳ mà Chính phủ đã phải áp đặt cơ chế phi thị trường để hạn chế sự đe doạ của Nhật như sản phẩm của ngành dệt, thép, ô tô và linh kiện ô tô...
Cùng với những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực kinh tế, vào năm 1968, Nhật Bản được đánh giá là cường quốc kinh tế, đứng hàng thứ hai trong hệ thống tư bản chủ nghĩa sau Mỹ và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế đó là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, vị trí Nhật Bản trên trường quốc tế được nâng cao dần. Vậy tại sao Nhật Bản lại đạt được những thành công đó? Người ta đã đưa ra nhiều nhân tố, nhưng nhìn chung tập trung vào một số nhân tố chủ yếu sau:
1 - Nhật Bản biết huy động vốn sử dụng vốn táo bạo có hiệu quả.
Trong những năm 50 - 60 tập trung cho tăng trưởng kinh tế là mục tiêu cơ bản cho các chính sách của Nhà nước Nhật Bản. Một trong những chính sách đó là chính sách huy động vốn và sử dụng vốn.
a) Những giải pháp huy động vốn của Nhật Bản.
* Huy động vốn trong nước:
- Tỷ lệ tích luỹ của Nhật trong tổng sản phẩm quốc dân rất cao thường xuyên từ 30 - 35%, trong khi đó các nước tư bản phát triển khác chỉ trên dưới 20% (xem biểu 3). Sở dĩ người Nhật duy trì được tỷ lệ tích luỹ cao là do:
+ Chi phí cho quân sự của Nhật Bản rất thấp so với Mỹ và Tây Âu.
+ Hạn chế nhu cầu chi tiêu cho phúc lợi xã hội, tinh giảm tối đa bộ máy hành chính.
+ Tiền lương của công nhân Nhật Bản thấp hơn so với Mỹ và Tây Âu.
Tiền lương và tiền thưởng của Nhật Bản được vận dụng rất linh hoạt và đa dạng.
Nhìn chung tiền lương của họ thấp hơn so với Mỹ và Châu Âu, trong ngành chế tạo tiền lương bình quân của công nhân Nhật chỉ bằng 1/7 tiền lương của công nhân Mỹ. Nhờ đó Nhật tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm giá thành nâng cao lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế so với Mỹ và Tây Âu.
- Còn tiền thưởng của Nhật Bản cũng mang đặc trưng riêng, tiền thưởng được trả hai lần trong năm, số thưởng bằng 1/3 tiền lương nếu Công ty làm ăn phát đạt có thể bằng toàn bộ lương cơ bản cả năm của họ. Tiền thưởng được coi như là đòn bẩy kích thích người lao động, tuỳ từng trường hợp vào kết quả hoạt động của Công ty, có tác dụng thúc đẩy cả người làm quản lý và người lao động trực tiếp đều phải cố gắng. Khi Công ty có khó khăn, đồng thời với giảm người làm, hạn chế tiền thưởng, sau đó mới giảm tiền lương.
Khuyết khích tiết kiệm: ở Nhật tỷ lệ tiết kiệm so với thu nhập rất cao so với ở Mỹ và Tây Âu.
Cùng với tăng trưởng kinh tế cao, tiền lương của người lao động tăng lên, chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng, được đưa vào tiết kiệm.
Ở thời kỳ này chế độ bảo hiểm chưa phát triển, do đó người dân Nhật có tâm lý gửi tiết kiệm để phòng xa cho tuổi già.
* Vốn ngoài nước:
Cùng với huy động vốn trong nước Nhật Bản còn có nguồn gốc vốn từ bên ngoài, nguồn vốn này bao gồm:
- Nguồn viện trợ, tín dụng và những khoản "chi tiêu đặc biệt".
Sau chiến tranh thế giới thứ II, lợi dụng sự suy yếu của các nước tư bản khác, đồng thời chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc, Mỹ đưa ra chiến lược toàn cầu, thực hiện chiến lược này, Mỹ muốn mở rộng sang khu vực Châu Á. Do đó Mỹ đặc biệt chú ý đến vai trò của Nhật, Mỹ muốn Nhật trở thành căn cứ và là cơ sở kinh tế, để thực hiện mục tiêu đó giữa Mỹ và Nhật đã ký hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ và hiệp ước thương mại đầu tư. Nhật chấp nhận cho Mỹ được đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự, đổi lại với sự che chở, giúp sức của Mỹ về tài chính, thị trường, kinh tế Nhật đã hồi phục và phát triển nhanh chóng. Trong thời gian từ 1945 - 1955 Nhật đã nhận được 6 tỷ USD, dưới hình thức cung cấp đặc biệt (hàng hoá, phương tiện phục vụ cho quân đội Mỹ và Đồng minh trong thời gian chiếm đóng. Những khoản chi tiêu đặc biệt được tiếp tục trong những năm 50 - 60.
Khoản thu nhập từ đơn đặt hàng quân sự của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam. Từ năm 1950 - 1972 các tổ chức độc quyền ở Nhật đã nhận được khoảng 10,2 tỷ USD lợi nhuận.
Ngoài ra, thông qua ngân hàng phát triển thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ trong thời gian từ 1950 - 1954, những tổ chức này đã viện trợ, cho vay 3.6 tỷ USD, phần lớn dùng để phục hồi các cơ sở công nghiệp chiến tranh của Nhật.
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư nước ngoài của Nhật thời kỳ phát triển "thần kỳ" được chia thành hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất từ 1952 - 1964. Trong giai đoạn này nền kinh tế bị kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ, Chính phủ Nhật quy định khắt khe với đầu tư nước ngoài vào Nhật như:
+ Vốn là lợi nhuận không được phép đưa ra ngoài nước Nhật nếu như không được Chính phủ Nhật chấp thuận.
+ Đầu tư nước ngoài phải phù hợp với lợi ích của Nhật - nghĩa là phải đưa vào Nhật loại công nghệ độc đáo mà Nhật không thể có được.
+ Phải đầu tư vào ngành mới, vốn cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không được quá 50%.
Giai đoạn thứ hai từ năm 1964 - 1973. Lúc này cho phép đồng Yên đổi thành Đô la và những điều khoản khác không thay đổi. Chỉ đến tháng 5/1973 thực hiện chính sách tự do hoá, Chính phủ Nhật cho phép Công ty nước ngoài đầu tư 100% vốn vào Công ty mới thành lập hay đang kinh doanh. Tuy vậy đầu tư nước ngoài vào Nhật không thiết lập được cơ sở của họ ở những ngành công nghiệp truyền thống, mà chủ yếu trong một số ngành công nghiệp mới, sử dụng kỹ thuật công nghệ cao hơn như ngành điện tử, dược phẩm, vì những ngành này lợi thế cạnh tranh không thuộc về các Công ty của Nhật Bản.
b) Sử dụng vốn:
* Xuất phát từ điều kiện trong nước và quốc tế người Nhật biết đầu tư vào các ngành mang lại hiệu quả và hiệu quả cao, vừa phát huy ngành truyền thống vừa cải tạo cơ cấu ngành hàng theo xu hướng hiện đại hoá.
Trước hết là ngành công nghiệp năng lượng, nhiên liệu đặc biệt tăng tỷ lệ dầu lửa, giảm tỷ trọng than đá.
Ngành công nghiệp luyện kim được Nhà nước chú ý đầu tư để đổi mới, và hiện đại hoá ngành luyện kim đen, luyện kim màu. Những năm (1951 - 1955) Chính phủ chi cho đổi mới hiện đại hoá thiết bị cán thép là 128 tỷ Yên, năm 1956 - 1960 là 500 tỷ Yên, năm 1961 - 1965 tiếp tục đầu tư để hiện đại hoá ngành luyện, cán thép, nhờ đó Nhật đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, chiếm ưu thế trên thị trường thế giới về chất lượng và hiệu quả.
- Ngành công nghiệp hoá dầu và hoá chất: công nghiệp hoá dầu, và hoá chất được chú ý phát triển mạnh từ sau chiến tranh. Từ năm 1952 - 1956 tư bản đầu tư vào ngành này tăng nhanh từ 84,1 tỷ Yên lên 304 tỷ Yên, nhờ đó ngành này ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Giáo án địa lý 11 - Bài 9 Nhật bản Tiết 1 Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Khoa học Tự nhiên 0
P Tìm hiểu về nền kinh tế Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
Q Các hình thức chuyển tải thông tin về sự đi lên của nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc sau kỳ World cup Qua báo thời báo kinh tế Việt Nam báo doanh nghiệp và báo Quốc tế Luận văn Kinh tế 0
L Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
M Cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản Luận văn Kinh tế 2
V Vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế Nhật Bản và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam Luận văn Sư phạm 4
D Tổng quan về nền kinh tế Nhật bản Luận văn Kinh tế 0
H Kinh nghiệm thâm nhập thị trường quốc tế của các công ty Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
P Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước Luận văn Kinh tế 3
R Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhật Bản tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top