phuonghathien
New Member
Download miễn phí Kỹ năng tổ chức các hội thi
c. Với các đối tượng dự thi và tổ chức hội thi - Với thí sinh:
Cần bình tĩnh, tự tin, không "tự nhiên chủ nghĩa", cần tránh các biểu
hiện khiếm nhã trước khán giả như bĩu môi, vò đầu, bứt tai, so vai, rụt
cổ, dạng chân, khuỳnh tay v.v. Tránh chào và chúc quá nhiều đặc biệt
là đối với ban giám khảo.
- Với người dẫn chương trình:
+ Cần nghiên cứu kỹ các đối tượng dự thi, chuẩn bị kỹ kịch bản từ lời
giới thiệu, thuyết minh ngắn gọn dí dỏm, hấp dẫn phù hợp với từng thí
sinh đến một vài lời bình để chuyển tiếp nội dung hợp lý.
+ Cần tuân thủ chương trình, kịch bản đã định không tuỳ hứng thay đổi
làm thí sinh mất bình tĩnh thiếu tự tin.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-06-04-ky_nang_to_chuc_cac_hoi_thi.Wd4i3iIB0d.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-68297/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
KỸ NĂNG TỔ CHỨC CÁC HỘI THII. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CÁC HỘI THI.
1. Mục đích.
- Hội thi là hệ thống cách thức, biện pháp tác động vào thanh thiếu nhi,
kích thích họ tích cực tìm hiểu, tiếp thu, rèn luyện và thể hiện năng lực
hành động, năng lực hiểu biết về một chủ đề nhất định, đạt những chỉ
tiêu nhất định do ban tổ chức hội thi đặt ra.
- Hội thi là một trong những cách hoạt động hấp dẫn của Đoàn,
Hội, Đội nhằm giáo dục bồi dưỡng rèn luyện thanh thiếu nhi về truyền
thống, phẩm chất đạo đức, lối sống, về kỹ năng nghiệp vụ... để giải
quyết những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra hay do nhiệm vụ học
tập lao động, công tác, nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị đòi hỏi.
- Thông qua các hội thi tuyên truyền ảnh hưởng, uy tín của tổ chức
Đoàn, Hội, Đội đối với toàn xã hội, đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ.
2. Ý nghĩa.
- Hội thi là dịp để các tổ chức cơ sở Đoàn thu hút đông đảo thanh thiếu
nhi vào tổ chức, vào các hoạt động tập thể. Quá trình chuẩn bị và tham
gia hội thi, thanh thiếu nhi tích cực tự giác chủ động tìm hiểu, luyện tập
để nâng cao nhận thức, trình độ và có được những kỹ năng hoạt động tập
thể cần thiết
- Hội thi là môi trường, tạo cơ hội cho thanh thiếu nhi bộc lộ năng khiếu,
năng lực và kiểm nghiệm khả năng trình độ của mình về một vấn đề nào
đó, từ đó góp phần điều chỉnh nhận thức hành vi của mình trong học tập,
lao động công tác và trong cuộc sống hàng ngày.
- Hội thi còn là diễn đàn để thanh thiếu nhi bày tỏ quan điểm, nhận thức,
tình cảm của mình về các vấn đề mà họ quan tâm (theo chủ đề hội thi).
Thông qua đó các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn xã hội thấy rõ
trách nhiệm của mình trong công tác thanh thiếu nhi.
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT HỘI THI
1. Công tác chuẩn bị
- Xây dựng kế hoạch hội thi: Kế hoạch phải thật chi tiết, xác định rõ chủ
đề của hội thi, mục đích yêu cầu, qui mô thời gian, địa điểm, đối tượng,
thành phần dự thi; các nội dung chính của hội thi, thể lệ cuộc thi; Ban tổ
chức, Ban giám khảo hội thi; các giải thưởng của hội thi và biện pháp
thực hiện.
- Báo cáo chủ trương, kế hoạch hội thi với cấp uỷ và lãnh đạo địa
phương, đơn vị; báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Đoàn cấp trên (nếu
hội thi không phải do cấp Đoàn trên tổ chức). Tranh thủ sự trợ giúp kinh
phí vật chất và các điều kiện khác của các ngành, các đoàn thể, các tổ
chức kinh tế - xã hội.
- Triệu tập cuộc họp cán bộ Đoàn mở rộng và các thay mặt của các đơn
vị tham gia hội thi quán triệt chủ trương phổ biến kế hoạch, bàn biện
pháp thực hiện.
- Các đơn vị, cá nhân tham gia hội thi tiến hành họp bàn biện pháp thực
hiện, thống nhất chọn cử đại biểu dự thi (trừ hội thi bắt buộc tất cả dự
thi). Tổ chức tập dượt theo các nội dung của hội thi.quán triệt nội qui và
thể lệ cuộc thi cho các đối tượng tham gia hội thi.
- tuỳ từng trường hợp vào tính chất và yêu cầu của hội thi mà ban tổ chức cuộc thi
có thể tiến hành tập huấn kỹ cho thanh thiếu nhi tham gia hội thi về
những vấn đề cơ bản nhất để đảm bảo chất lượng và sự thống nhất trong
quá trình thực hiện các nội dung của hội thi.
- Chọn địa điểm, thời gian thích hợp với chủ đề của Hội thi. Xây dựng,
duyệt và thực hiện makét trang trí đảm bảo nêu bật được chủ đề, tính
hấp dẫn của hội thi.
- Thiết kế chương trình công diễn của hội thi, tổ chức tổng duyệt (nếu
thấy cần thiết) hay phổ biến cho các đối tượng dự thi để có kế hoạch
thực hiện đúng theo kịch bản.
2. Tổ chức hội thi
Hội thi có thể tiến hành qua vòng loại, vòng sơ khảo và vòng chung
khảo, tuỳ từng trường hợp theo từng chủ đề nhất định. Vòng chung khảo là thời
điểm thể hiện kết quả của từng thí sinh (đơn vị) về các nội dung dự thi.
Để hội thi đạt kết quả cao cần chú ý một số vấn đề sau (đối với các Hội
thi cần thể hiện trước công chúng)
a) Bài trí sân khấu - Phông màn nên chọn gam màu sáng, qua ánh đèn
tôn vẻ tươi trẻ phù hợp với ma két trang trí đã được duyệt. Tuy nhiên tuỳ
tình hình cụ thể mà có những sửa đổi điều chỉnh hay thay đổi cho hợp lý.
- Có hệ thống đèn đủ sáng, có đèn màu càng tốt. Phân công người phụ
trách ánh sáng để điều phối màu cho phù hợp theo nội dung thi. Nên có
cây cảnh đặt trên sân khấu, đảm bảo khung cảnh hội thi gần với thiên
nhiên.
- Âm thanh: Nên có máy "tăng âm", Micro tốt (vì chất lượng âm thanh
góp phần lớn vào sự thành công của hội thi).. Có Micro cho thí sinh và
người dẫn chương trình, cho ban giám khảo (nếu thấy cần thiết)
- Các thí sinh có chỗ ngồi, có phòng tập kết, nơi trang điểm, thay trang
phục.
- Sắp xếp chỗ ngồi của ban giám khảo hợp lý đảm bảo theo dõi thí sinh
thực hiện các nội dung hoàn chỉnh từ đầu đến cuối hội thi.
b) Chương trình hội thi (công diễn) - Ổn định tổ chức bằng chương trình
văn nghệ chào mừng hay một số bài hát cá nhân hay tập thể.
- Khai mạc hội thi, giới thiệu đại biểu, giới thiệu người dẫn chương
trình.
- Người dẫn chương trình tự giới thiệu (có thể 2 người) giới thiệu Ban
giám khảo và điều khiển thực hiện các nội dung hội thi theo kịch bản.
- Các thí sinh tham gia thực hiện các nội dung của hội thi. Xen kẽ giữa
các phần thi có các tiết mục văn nghệ để các thí sinh có thời gian thay
trang phục chuẩn bị cho các phần thi tiếp theo. Đồng thời ban giám khảo
có thời gian đánh giá kết quả những nội dung đã thực hiện.
- Công bố kết quả và trao thưởng cho những thí sinh, đơn vị đoạt giải.
- Bế mạc hội thi
c. Với các đối tượng dự thi và tổ chức hội thi - Với thí sinh:
Cần bình tĩnh, tự tin, không "tự nhiên chủ nghĩa", cần tránh các biểu
hiện khiếm nhã trước khán giả như bĩu môi, vò đầu, bứt tai, so vai, rụt
cổ, dạng chân, khuỳnh tay v.v... Tránh chào và chúc quá nhiều đặc biệt
là đối với ban giám khảo.
- Với người dẫn chương trình:
+ Cần nghiên cứu kỹ các đối tượng dự thi, chuẩn bị kỹ kịch bản từ lời
giới thiệu, thuyết minh ngắn gọn dí dỏm, hấp dẫn phù hợp với từng thí
sinh đến một vài lời bình để chuyển tiếp nội dung hợp lý.
+ Cần tuân thủ chương trình, kịch bản đã định không tuỳ hứng thay đổi
làm thí sinh mất bình tĩnh thiếu tự tin.
+ Khi đọc câu hỏi cho thí sinh (nếu có) cần rõ ràng mạch lạc kết hợp với
ánh mắt, nụ cười, tạo cho họ niềm tin, bình tĩnh trả lời. Biết động viên
khích lệ thí sinh nhưng không nên đánh giá chất lượng câu trả lời của thí
sinh.
+ Không nói quá dài, đi lại quá nhiều trên sân khấu, không được nhầm
lẫn họ tên, số báo danh thí sinh.
+ Trước các tình huống bất ngờ cần bình tĩnh chủ động xử lý. Trường
hợp ngoài giới hạn cho phép cần xin ý kiến của Ban tổ chức hội thi hay
Ban giám khảo.
- Với Ban giám khảo:
+ Cần thống nhất nội dung đáp án và thang điểm cho từng nội dung thi.
+ Chuẩn bị hệ thống câu hỏi phụ về xử lý tình huống để chủ động hỏi thí
...