zaivietnam_tenlabatman
New Member
Link tải miễn phí luận văn
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN LOẠI VÀ PHÂN BỐ
1. Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân loại
• Lớp Osteichthyes
• Lớp phụ Artinopterygii
• Bộ Perciformes
• Họ Eleotridae
• Loài: Oxyeleotris marmoratus Bleeker.
Các vi và tia vi
• Tia vi A I,9 (vi hậu môn)
• Tia vi ID VI (vi lưng)
• Tia vi IID I,9-10 (vi lưng)
• Tia vi P 17-19 (vi ngực)
• Tia vi V I,5 (vi bụng)
Hình 1: Hình dạng bên ngoài của cá Bống tượng
2. Đặc điểm về hình thái
Cá Bống tượng là loài có kích thước lớn nhất trong các loài thuộc họ cá bống. Thịt cá thơm ngon, ít xương và có giá trị kinh tế cao. Cá có thân hình khỏe, dẹp bên về phía sau, đầu rộng và dẹp, mõm bằng. Miệng hướng lên trên chẻ rộng và sâu, môi dưới lồi. Cá có mắt rộng nằm ở lưng bên. Vẩy cá rất nhỏ, vây lưng có hai phần, vây ngực rất phát triển và nằm cao, vây bụng cũng rất phát triển và nằm ở mặt dưới của thân và trước vây ngực, vây đuôi dài và tròn. Lúc tươi, thân cá có màu nâu đến màu gạch, đỉnh đầu đen. Mặt bụng nhạt, lưng và hai bên có chấm đen, các vảy có màu nâu nhạt và các chấm đen không đều. (Nguyễn Anh Tuấn, 1994).
3. Phân bố
Cá Bống tượng là loài đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Chúng phân bố rộng rãi các nước thuộc Đông Nam Châu Á như Campuchia, Lào, Thái lan, Indonesia, Malaysia và Việt nam. Ở Việt nam, cá được tìm thấy ở các lưu vực thuộc hệ thống sông Cửu Long, sông Vàm cỏ và sông Đồng nai (Nguyễn Mạnh Hùng, 1995).
Cá Bống tượng có tập tính sống đáy, hoạt động nhiều về đêm, ban ngày thường vùi mình xuống bùn, đặc biệt khi gặp nguy hiểm chúng có thể chúi xuống sâu đến 1m ở lớp bùn đáy và có thể sống ở đó hàng chục giờ. Trong ao, cá ưa sống ẩn ở ven bờ, những nơi có hang hốc, rong cỏ và thực vật thủy sinh thượng đẳng làm giá đỡ. Ở Việt nam, cá thường được khai thác, đánh bắt tự nhiên. Sản lượng khai thác tự nhiên hàng năm khá lớn. Theo thống kê, sản lượng khai thác ở các tỉnh Nam bộ, Nam trung bộ và Tây nguyên khoảng 40 tấn/năm (Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 1994).
Gần đây, do nhu cầu về cá cho xuất khẩu rất lớn đã kích thích nghề thu gom, dưỡng cá và nuôi cá bè. Nghề nuôi cá bè trên các sông, kênh, hồ đã phát triển khắp các tỉnh ĐBSCL nhất là An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và vùng hồ Trị An. Theo Sầm Hoàng Văn - Sở Nông nghiệp tỉnh Đồng tháp, hiện tại tỉnh có hơn 500 bè nuôi cá bống tượng và khoảng 40-50 hộ nuôi cá trong ao. Ở Trị An, mặc dù chỉ mới phát triển nhưng nghề nuôi cá Bống tượng trong bè đã phát triển rất nhanh. Chỉ riêng khu vực tỉnh Đồng nai đã có hơn 500 bè, đặc biệt là ở khúc sông La Ngà có tới 400 bè (Nguyễn Mạnh Hùng, 1995).
Cá Bống tượng được chào hàng sang Hồng Kông, Singapore vào những năm 1980, sau đó do không có thị trường, thiếu đầu tư khoa học kỹ thuật nên phong trào lắng xuống. Đến những năm 1991, 1992 thị trường cá bống tượng lại mở ra khá hấp dẫn, giá cá loại I cao gấp hai lần tôm cùng loại. Vào thời điểm 1993, giá cá loại I (> 400 gam) thu mua tại An giang, Đồng tháp, Tiền giang là 80.000-100.000 đ/kg. Nhưng đến thời điểm 5/1994 giá cá loại I từ 120.000 - 130.000 đ/kg. Đến 1995, do cá xuất khẩu bị chậm lại nên giá cá loại I giảm xuống còn 60.000 - 80.000 đ/kg. Tuy nhiên, do thịt cá bống tượng thơm, ngon nên giá trên thị trường ở Malaysia, Singapore vào khoảng 14 USD/kg.
II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1. Đặc điểm môi trường
Cá Bống tượng sống trong các thủy vực nước ngọt như: sông ngòi, kinh rạch, ao hồ. Cá có thể chịu đựng được với môi trường nước phèn pH dao động từ 5-6 và có thể sống trong nước lợ có nồng độ muối 15 %o. Nhờ có cơ quan hô hấp phụ, cá có thể chịu được trong điều kiện oxy thấp và ngay cả chui rúc trong bùn trong nhiều giờ. Cá có thể sống trong khoảng nhiệt độ 15-41,5oC. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 26-32oC.
2. Đặc điểm về dinh dưỡng
Phân tích chiều dài ruột và chiều dài thân cho thấy tỉ lệ Li/L ( 0,5 nên mang đặc tính của cá ăn động vật (Niconski, 1963). Đây là loài cá dữ điển hình, thức ăn chủ yếu là động vật như tôm, tép, cá nhỏ, cua, ốc... Tuy nhiên, khác với cá lóc, cá Bống tượng không chủ động bắt mồi mà chỉ rình mồi. Ngoài ra khi nuôi trong lồng, ao cá ăn được các thức ăn chế biến.
So với các loài cá khác, cá Bống tượng có độ tăng trưởng chậm, đặc biệt là ở giai đoạn dưới 100g, từ 100g trở lên tốc độ tăng trưởng của cá khá hơn. Ở giai đoạn từ cá bột đến cá giống, cá phải mất thời gian là 2-3 tháng mới đạt được chiều dài khoảng 3-4 cm. Từ cá giống, để có thể đạt được kích cỡ 100 g/con cho việc nuôi bè, cá cần 4-5 tháng nữa. Trong tự nhiên, những cá con còn sống sót sau khi nở phải cần khoảng 1 năm để có thể đạt cỡ 100-300 g/con. Để có được cá thương phẩm tờ 400 g/con trở lên, cá giống có trọng lượng 100 g/con cần thời gian nuôi trong từ 5 - 8 tháng, nuôi trong bè từ 5-6 tháng (Nguyễn Mạnh Hùng, 1995).
Cá bống tượng thành thục sinh dục trên dưới một năm. Mùa vụ sinh sản tự nhiên của cá từ tháng 4-11, tập trung từ 5-8. Khi đến mùa sinh sản, cá cái tìm cá đực bắt cặp và tiến hành sinh sản. Cá đẻ trứng dính và tập hợp trứng lại tạo thành hình tròn bám vào giá thể. Ngoài tụ nhiên, cá đẻ trứng dính vào các hang, hốc đá, rể cây và các vật thể khác dưới nước. Sau khi đẻ, cá đực canh tổ và tham gia ấp cùng cá cái, cá cái bơi quanh ổ trứng và dùng đuôi quạt nước tạo thành dòng chảy lưu thông để cung cấp oxygen cho trứng phát triển và nở thành cá con.
Sức sinh sản của cá bống tượng khá cao 100.000-200.000 trứng/kg cá cái. Tuy sức sinh sản cao nhưng trong điều kiện tự nhiên có nhiều địch hại nên cá bị hao hụt nhiều.
III. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BỐNG TƯỢNG
Trong vài năm gần đây, phong trào nuôi cá bống tượng phát triển mạnh nhưng phần lớn con giống đều bắt từ tự nhiên. Một số nơi đã cho sinh sản và ương nuôi thành công góp phần cung cấp cá giống cho người nuôi. Qui trình nuôi vổ cá bố mẹ được thực hiện như sau:
1. Chuẩn bị ao nuôi vỗ cá bố mẹ
Ao nuôi cá bố mẹ có diện tích dao động từ 500–1000 m2. Ao có dạng hình chữ nhật, chiều dài gấp 3-4 lần chiều ngang, độ sâu của ao từ 1,2-1,5m. Ao phải có nguồn cấp, thoát nước chủ động. Nguồn nước phải trong sạch, không bị ô nhiễm. Đất không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Trước khi thả cá, ao phải được tát cạn, tẩy dọn sạch sẽ, vét hết bùn đáy, lấp và trét hết các hang hốc, lổ cua, lổ mọi, lổ chuột đào, đắp lại chổ sạt lở, trang bằng đáy. Nếu ao không tát cạn được thì tiến hành thuốc cá bằng rễ dây thuốc cá với liều lượng 0,5 kg/100 m2. Sau đó tiến hành bón vôi với liều lượng 7-10 kg/100m2, ở những vùng bị nhiễm phèn lượng vôi có thể tăng lên gấp đôi. Sau khi bón vôi nên tiến hành phơi đáy ao 2-3 ngày trước khi thả cá.
Sau khi cải tạo xong thì tiến hành lấy nước vào ao. Cống phải bịt lưới hai đầu và kích thước mắt lưới nhỏ để ngăn cá tạp và địch hại xâm nhập vào ao cũng như không cho cá thoát ra ngoài.
2. Cá bố mẹ
Cá bống tượng có thể nuôi vỗ thành thục dễ dàng trong ao đất. Khi chưa thành thục rất khó phân biệt đực, cái. Khi cá đã thành thục thì phân biệt đực, cái dễ dàng.
• Cá cái: gai sinh dục dài gần đến gốc vi hậu môn, có màu đõ ửng và tươi, đầu gai sinh dục tròn, bụng cá to tròn. Trong một số trường hợp cá thành thục sinh dục có thể thấy được buồng trứng hai bên bụng.
• Cá đực: gai sinh dục ngắn, đầu mút nhọn có hình tam giác.
Việc chọn cá bố nuôi vỗ phải tốt, khỏe mạnh không dị tật, không xây xát và đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
• Cá trên 1 năm tuổi.
• Trọng lượng từ 0.25 - 1.5 kg.
• Kích cỡ cá đều, mập, khỏe.
Thời gian nuôi vỗ. Tùy từng điều kiện cụ thể mà thời gian nuôi vỗ thành thục sinh sản khác nhau. Thời gian nuôi vỗ được trình bày qua bảng sau.
Bảng 1: Thời gian nuôi vỗ thành thục sinh dục của cá Bống tượng
Địa điểm Thời gian nuôi vỗ (ngày) Tác giả Điều kiện ao
Long mỹ (Cần thơ) 74 Huỳnh Thị Mỹ Hương, 1986 Ao nước tĩnh
ĐH Cần thơ 65 Huỳnh Thị Mỹ Hương, 1986 Ao tĩnh thay nước
Cổ lịch 19 Huỳnh Văn Mừng, 1987 Ao thông rạch
Châu thành (Tiền giang) 42 Nguyễn Văn Vàng, 1988 Ao tĩnh bơm nước
Tân xuân (Đồng tháp) 32 Trần Thị Hồng An, 1994 Ao nước ra vào theo thủy triều
Bình Đức (An giang) 13 Lê Thành Nhân, 1995 Ao tĩnh thay nước
Thời điểm nuôi vỗ thích hợp là vào cuối tháng 12 hay đầu tháng giêng. Cá có thể đẻ tự nhiên trong ao với tỉ lệ ghép 1 đực và 1 cái. Trong ao nuôi vỗ nên tách riêng đực cái vì cá có thể đẻ tự nhiên trong ao và thuận lợi sau này có thể thu được nhiều cá thể và nhiều trứng cùng một lúc.
• Mật độ nuôi vỗ. Mật độ nuôi chung cá bố mẹ trong một ao là 0,2-0,3 kg/m2, nếu nuôi riêng đực là 0,5 kg/m2 và cái là 0,2 kg/m2.
• Chế độ nuôi vỗ. Nuôi vỗ cá bống tượng bằng các loại thức ăn như: cá vụn, tép, ốc, cua... Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng hay buổi chiều. Lượng thức ăn chiếm 3–5 % trọng lượng cơ thể. Thức ăn nên được đặt trong máng hay sàng và đặt nơi cố định trong ao. Hàng ngày nên kiểm tra sàn ăn, nếu thừa thì loại bỏ thức ăn, còn nếu thiếu thì bổ sung thêm thức ăn (Trần Mạnh Hùng, 1995). Một nghiên cứu khác của Panu Tavatmaneekul (1989) ở Thái lan thì lượng thức ăn nuôi vỗ hàng ngày chiếm 5–10 % trọng lượng thân. Trong gian đoạn đầu, tỉ lệ các thành phần thức ăn trong hỗn hợp là: cá tạp 95 %, cám 4 % và 1 % vitamin, khoáng.
Bảng 2: Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ lên sự thành thục cá bống tượng (Ngô Bá Thành và ctv, 1988)
Lô thí nghiệm Thức ăn nuôi vỗ Số cá thí nghiệm Số lần thành thục Tỉ lệ thành thục
I Giun đất 15 45 300%
II Cá, tép sống 13 35 269%
III Cá, tép chết 12 29 242%
Các thức ăn có nguồn gốc động vật đều cho kết quả thành thục tốt, điều này phù hợp với tính ăn của cá trong tự nhiên. Cá bống tượng là loài đẻ nhiều lần trong năm, thời gian tái phát dục 3-4 lần/năm.
3. Sinh sản
Vật liệu cho đẻ. Cá bống tượng là loài đẻ trứng dính và có tập tính đẻ ở tầng đáy. Vì vậy khi cho cá đẻ ta cần chuẩn bị tốt các giá thể. Giá thể thường là mê bồ hay gạch tàu. Nhược điểm của mê bồ là để lâu gây thối nước ảnh hưởng đến trứng cá. Hiện nay giá thể thường sử dụng phổ biến là gạch tàu. Trước khi đặt giá thể cần rửa sạch và đặt nghiêng một góc 45o hay song song với đáy và cách đáy 20-30 cm.
Kích thích sinh sản. Hiện nay, người ta thường cho cá bống tượng sinh sản theo 3 dạng cơ bản sau:
Cho đẻ tự nhiên trong ao. Mùa vụ cá đẻ tự nhiên từ tháng 3-11 dương lịch. Theo phương cách này, cần kiểm tra độ thành thục sinh dục của cá để xác định thời điểm cá đẻ và đặt giá thể kịp thời.. Hàng ngày nên kiểm tra giá thể khoảng 2-3 lần để vớt trứng tránh các loài cá tạp khác ăn trứng. Khi kiểm tra phải thao tác nhẹ nhàng, tránh khuấy động ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của cá. Nhược điểm của cách này là cá thường đẻ không đồng loạt và kéo dài thời gian.
Phương pháp sinh sản bán tự nhiên trong ao. Để cho cá đồng loạt đẻ trong ao, thu được nhiều trứng cùng một lúc, ta có thể tiêm kích dục tố rồi cá bắt cặp đẻ tự nhiên trong ao. Kích dục tố có tác dụng làm chuyển hóa buồng trứng và làm cho cá cái rụng trứng. Kích dục tố thường dùng cho cá bống tượng đẻ là HCG (Human Chorionic Gonadotropin) và não thùy. Liều lượng sử dụng cho 1 kg cá cái là 1-2 mg đối với não thùy và 250-300 UI/kg cá đối với HCG. Sau khi tiêm kích dục tố, ta thả cá vào ao đã đặt sẵn giá thể. Thông thường sau 10-12 giờ là cá đẻ.
Phương pháp sinh sản nhân tạo. Giống như phương pháp trên nhưng đến thời điểm rụng trứng, ta tiến hành vuốt trứng, vuốt tinh cá đực rồi tiến hành thụ tinh nhân tạo. Sau đó rãi đều trứng lên giá thể và đem ương. Nếu có điều kiện, sau khi tiến hành thụ tinh thì khử dính trứng bằng dung dịch Tanin và ấp trứng bằng bình Weys hay bể vòng.
III ƯƠNG ẤP TRỨNG VÀ CÁ CON
1. Ương ấp trứng
Sau khi vớt trứng lên hay sau khi thụ tinh xong thì tiến hành ấp trứng. Trong quá trình ương ấp trớng cần đáp ứng đòi hỏi môi trường thuận lợi. Môi trường ương ấp cần có nhiệt độ thích hợp tờ 25–28 oC, oxygen hòa tan 5 mg/l, pH từ 7 - 7,5 và không có sinh vật hại trứng (động vật phù du nhóm Cyclops, bọ gạo...).
Thời gian nở của trứng từ 34-82 giờ. Nhìn chung nhiệt độ càng cao (trong giới hạn cho phép) thì thời gian nở càng nhanh. Ngoài ra cách ấp trứng cũng ảnh hưởng đến thời gian nỡ. Thời gian nở của phương pháp nước tĩnh bắt đầu từ 36 giờ và kéo dài đến 82 giờ trong khi thời gian nở theo phương pháp nước chảy và nước tĩnh có sục khí cũng bắt đầu từ 36 giờ nhưng tập trung nhất vào khoảng 48-56 giờ sau khi thụ tinh. Qua kinh nghiệm thực tiễn thì ấp trứng theo phương pháp nước tĩnh có sục khí là tốt nhất vì kích thước cá bột rất nhỏ và rất yếu dể mẫn cảm với điều kiện môi trường (Ngô Bá Thành, 1988).
Phát triển phôi cá bống tượng
• Cá mới nở: có chiều dài 2,40-2,85 mm. Mắt chưa có sắc tố, cá nằm dưới đáy, bơi co giật một đoạn ngắn
• Ngày thứ I bắt đầu xuất hiện bóng hơi, cá bơi một đoạn dài hơn.
• Ngày thứ II chiều dài 2,65-3 mm. Cá bơi lên mặt nước rồi chìm xuống đáy theo chiều thẳng đứng. Noãn hoàng còn to.
• Ngày thứ III cá bắt đầu bơi ngang một đoạn ngắn, tim và mao quản thấy có màu hồng đỏ. Mắt có sắc tố.
• Ngày thứ IV chiều dài cá 3-3,2 mm. Cá bắt đầu mở miệng hớp mồi, thấy xuất biện những mấu răng bên trong hàm, một vài sắc tố xuất hiện trên đuôi cá bột.
• Ngày thứ V vi ngực bắt đầu hơi nhú noãn hoàng tiêu hết.
• Ngày thứ VI chiều dài cá 3,2-3,6 mm. Cá bơi lưng chừng mặt nước, miệng mở rộng.
• Ngày thứ VII. Cá chết nhiều nếu không có thức ăn thích hợp.
• Ngày thứ VIII. chiều dài 3,9-4,2 mm. Đốt sống cuối cùng cong ngược lên phía lưng.
• Ngày thứ X. chiều dài 5-7mm. Các vi hình thành với đầy đủ các tia vi, sắc tố đen xuất hiện ngang hông với các vi hậu môn. Cá bơi nhanh nhẹn.
• Ngày thứ XX. Cá có chiều dài 10-11 mm. Cá hình thành đầy đủ các cơ quan và có hình dáng như cá trưởng thành. Cá có tập tính nằm sát đáy, ít di chuyển.
2. Ương nuôi cá bột
Có hai cách ương cá bột bống tượng là ương trong ao đất và uơng trong bể xi măng.
a. Ương trong ao đất
Ao ương:
• Ao ương có thể là ao tự nhiên sẳn có, nếu đào mới, ao nên có hình chử nhật, xuôi chiều gió, chiều dài bằng 2-3 lần chiều rộng.
• Diện tích ao dao động 250-1000 m2, tốt nhất 400-500 m2.
• Ao phải sâu để giử mức nước trong thời gian ương 0,6-0,8m và mặt bờ cao hơn mực nước lũ tối đa là 0,4m.
• Ao nghiêng về cống thoát để thu hoạch được dễ dàng.
Chuẩn bị ao ương:
• Tát cạn ao ương, nếu không cạn thì tiến hành thuốc cá bằng rễ dây thuốc cá với lượng 0,5 kg/100m2 ao có mực nước sâu 20-30 cm.
• Sên vét lớp bùn đáy ao, bùn đáy ao không quá 5 cm.
• Phơi khô đáy ao và cày bừa lớp đất mặt để tăng quá trình oxy hóa và khoáng hóa lớp đất này.
• Nếu không thể phơi khô được thì dùng vôi xử lý với lượng 8-12 kg/100 m2 đối với ao bình thường hay 30-40 kg/100m2 nếu ao mới đào, ao không thể tát cạn hay ao đã ương nhiều vụ.
• Đưa nước vào ao qua lưới lọc mịn (0,5 - 0,7 mm)
Mật độ ương tùy từng điều kiện cụ thể mà mật độ ương cá khác nhau, thông thường là từ 500-1000 con/m2
Kỹ thuật ương: ao ương cá bống tượng không cần bón phân trước nhưng cần có một ao gây nuôi tảo và trùng bánh xe riêng biệt. Trong giai đoạn này, cho cá ăn 50-70 g bột đậu nành và 10 lòng đỏ trứng bóp nhuyễn cho 100.000 cá bột. Thức ăn được hòa với nước rãi đều khắp ao. Hàng ngày nên cho ăn 4-5 lần. Lượng thức ăn mỗi ngày tăng dần lên 5 - 10 %. Thêm vào đó, mỗi ngày vớt tảo và trùng bánh xe cho cá ăn. Sau 20 ngày tuổi, cá ăn được thức ăn tự nhiên có kích thước lớn như giáp xác chân chèo, giáp xác râu ngành. Lúc này cần quan sát màu nước ao. Nếu ao không lên màu thì tiến hành bón phân với liều lượng 25-30 kg/100m2 đối với phân hữu cơ và 3-4 g phân DAP.
b. Ương trong bể xi măng
Mật độ ương trên bể xi măng thường là 1000-2000 con/m2 giai đoạn đầu và 150-250 con/m2 ở giai đoạn sau
Kỹ thuật ương. Có thể ương cá thành 2 giai đoạn: từ 3-10 ngày tuổi và 10-60 ngày tuổi.
Cá bột từ 3-10 ngày tuổi được ương trong bể xi măng với các loại thức ăn khác nhau như lòng đỏ trứng (1 trứng/2 vạn cá), bột đậu nành xay nhuyễn (1 muỗng cà phê/5000 cá) và thức ăn tự nhiên với thành phần chủ yếu là nguyên sinh động vật - Protozoa, trùng bánh xe - Rotifera, tảo đơn bào Chlorella.
Sau 10 ngày ương, cá có thể ăn được các loại sinh vật thức ăn có kích thước thấy được bằng mắt thường như giáp xác chân chèo, giáp xác râu ngành. Trong giai đoạn này, cá được cho ăn thêm Moina và lòng đỏ trứng trộn với đậu nành số lượng giảm đi một nữa. Khi cá được 15 ngày tuổi thì không cần cung cấp trứng và bột đậu nành. Sau 25 ngày cá đã hình thành đầy đủ sắc tố và bám vào thành bể bằng vi bụng hay nằm ở đáy bể. Sau 30 ngày tuổi cá có thể ăn ấu trùng muổi, giáp xác nhỏ... Sau 60 ngày cá đạt 3-4 cm thì tiến hành đem nuôi thịt.
IV. KỸ THUẬT NUÔI CÁ THỊT
1. Nuôi trong ao đất
a. Chuẩn bị ao nuôi.
Ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật như ương, nuôi vỗ, ao nuôi cá bống tượng thịt nên chọn thông qua các tiêu chuẩn sau:
• Hệ thống nuôi phải gần nguồn cung cấp nước, nước ra vô thường xuyên, điều kiện thay nước cũng được thực hiện dễ dàng. Độ đục < 80 mg/l.
• Chất lượng nước tốt, không bị nhiễm phèn, nhiễm bẩn từ các nguồn nước sinh hoạt, nước thải từ các khu công nghiệp.
• Ao nên chọn những nơi có thành phần cơ giới nặng như đất sét, thịt pha sét.
• Đối với ao đã nuôi rồi, nên vét hết lớp bùn đáy ao, trước khi thả nuôi tiếp.
• Ao ở nơi thoáng mát, gần nhà để tiện chăm sóc và bảo vệ.
• Trước khi nuôi nên diệt cá tạp, bón vôi, bón phân gây màu, có thể nói đây là yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng trong công nghệ nuôi cá bống tượng trong ao đất.
b. Chọn và thả giống
Nguồn giống hiện nay ta có thể mua giống từ hai nguồn là các cơ sở sản xuất giống và từ tự nhiên qua các điểm thu gom. Đặc tính của hai nguồn giống
Giống tự nhiên Giống nhân tạo
Số lượng hạn chế nên thời gian thả kéo dài Cung cấp đủ giống với số lượng lớn một lần
Cá lớn nhưng kích cỡ không đều, cá dễ bị phân đàn Cá nhỏ nhưng kích cỡ đều, cá nuôi ít phân đàn
Cá dễ bị xay xát do đánh bắt Cá ít bị xay xát
Giá rẻ Giá thành cao
Thả giống. Giống thường được vận chuyển vào lúc trời mát, trước khi thả cá vào hệ thống nuôi, cần ngâm bao cá trong nước khỏang 15 phút để tránh cá bị sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa bao đựng cá và môi trường nước ao nuôi. Mật độ cá thường là 5-7 con/m2. Trong điều kiện chủ động thức ăn, đặc biệt là thức ăn tươi sống cùng khả năng kiểm soát môi trường ao nuôi, người nuôi có thể thả tăng mật độ từ 8–12 con/m2.
Chăm sóc, quản lý. Thức ăn chủ yếu cho cá là tép, cá nhỏ, cua, ốc, trùn... Tùy điều kiện từng nơi, thức ăn có thể mua ở chợ hay tự tìm kiếm từ các thủy vực tự nhiên, nhưng cần đảm bảo thức ăn còn tươi. Lượng thức ăn cung cấp cho cá nuôi hàng ngày dao động bình quân từ 5–7 % trọng lượng thân. Sau 8-10 tháng nuôi, khi cá đạt trọng lượng dao động từ 600–800 g/con thì thu hoạch. Năng suất thường đạt từ 15-20 tấn/ha/vụ.
2. Nuôi trong lồng, bè
a. Chọn vị trí nuôi
Vị trí lý tưởng cho việc nuôi cá lồng, bè cần đặt những nơi kênh, rạch, sông, hồ có dòng nước chảy nhẹ, thoáng, sạch và độ trong cao (độ đục < 80 mg/l). Nguồn nước không bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn. Nên chọn những nơi nước sâu để đảm bảo lượng nước ngập trong lồng bè dao động từ 1,4-1,6 m. Đối với việc nuôi cá bống tượng trong lồng bè nhỏ, phải khẳng định rằng khâu chọn điểm là yêu cầu kỹ thuật cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự thành công của hệ thống nuôi.
b. Bè và cách đóng bè
Vật liệu: Bè có thể làm bằng tre, gổ hay tre, gổ kết hợp. Để giữ cho bè nổi lên trên mặt nước, người ta dùng hệ thống phao. Phao thường được làm bằng thùng phuy (Hình 2A), thùng nhựa hay bằng tre (Hình 2B). Số lượng thùng phuy sử dụng tùy thuộc vào kích thước bè. Trung bình cớ 8-9 thùng cho bè 15m3. Đối với bè nhỏ người ta có thể sử dụng phao làm bằng tre. Tre, nứa nguyên cây đem phơi khô sau đó bó lại thành bó 10-15 cây cặp hai bên bè.
Thiết kế bè. Bè thường có hình hộp chử nhật với kích thước khác nhau. Kích thước một số bè như sau 3 x 2 x 1.5 m hay 4 x 3 x 1,75 m. Bè nên đặt có một phần nổi trên mặt nước cách mặt nước 0,2-0,5 m. Hiện nay bè nuôi cá Bống tượng có hai dạng chính là bè cố định và bè nổi. Ngoài ra một số nơi như Đồng tháp, người ta đào ven kênh, rạch rồi dùng cây, ván bao xung quanh và nuôi cá trong đó. Bè nên đặt cách nhau 2 m đủ để một xuồng nhỏ qua lại và gió có thể thông được bè.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN LOẠI VÀ PHÂN BỐ
1. Đặc điểm hình thái cấu tạo và phân loại
• Lớp Osteichthyes
• Lớp phụ Artinopterygii
• Bộ Perciformes
• Họ Eleotridae
• Loài: Oxyeleotris marmoratus Bleeker.
Các vi và tia vi
• Tia vi A I,9 (vi hậu môn)
• Tia vi ID VI (vi lưng)
• Tia vi IID I,9-10 (vi lưng)
• Tia vi P 17-19 (vi ngực)
• Tia vi V I,5 (vi bụng)
Hình 1: Hình dạng bên ngoài của cá Bống tượng
2. Đặc điểm về hình thái
Cá Bống tượng là loài có kích thước lớn nhất trong các loài thuộc họ cá bống. Thịt cá thơm ngon, ít xương và có giá trị kinh tế cao. Cá có thân hình khỏe, dẹp bên về phía sau, đầu rộng và dẹp, mõm bằng. Miệng hướng lên trên chẻ rộng và sâu, môi dưới lồi. Cá có mắt rộng nằm ở lưng bên. Vẩy cá rất nhỏ, vây lưng có hai phần, vây ngực rất phát triển và nằm cao, vây bụng cũng rất phát triển và nằm ở mặt dưới của thân và trước vây ngực, vây đuôi dài và tròn. Lúc tươi, thân cá có màu nâu đến màu gạch, đỉnh đầu đen. Mặt bụng nhạt, lưng và hai bên có chấm đen, các vảy có màu nâu nhạt và các chấm đen không đều. (Nguyễn Anh Tuấn, 1994).
3. Phân bố
Cá Bống tượng là loài đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Chúng phân bố rộng rãi các nước thuộc Đông Nam Châu Á như Campuchia, Lào, Thái lan, Indonesia, Malaysia và Việt nam. Ở Việt nam, cá được tìm thấy ở các lưu vực thuộc hệ thống sông Cửu Long, sông Vàm cỏ và sông Đồng nai (Nguyễn Mạnh Hùng, 1995).
Cá Bống tượng có tập tính sống đáy, hoạt động nhiều về đêm, ban ngày thường vùi mình xuống bùn, đặc biệt khi gặp nguy hiểm chúng có thể chúi xuống sâu đến 1m ở lớp bùn đáy và có thể sống ở đó hàng chục giờ. Trong ao, cá ưa sống ẩn ở ven bờ, những nơi có hang hốc, rong cỏ và thực vật thủy sinh thượng đẳng làm giá đỡ. Ở Việt nam, cá thường được khai thác, đánh bắt tự nhiên. Sản lượng khai thác tự nhiên hàng năm khá lớn. Theo thống kê, sản lượng khai thác ở các tỉnh Nam bộ, Nam trung bộ và Tây nguyên khoảng 40 tấn/năm (Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 1994).
Gần đây, do nhu cầu về cá cho xuất khẩu rất lớn đã kích thích nghề thu gom, dưỡng cá và nuôi cá bè. Nghề nuôi cá bè trên các sông, kênh, hồ đã phát triển khắp các tỉnh ĐBSCL nhất là An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và vùng hồ Trị An. Theo Sầm Hoàng Văn - Sở Nông nghiệp tỉnh Đồng tháp, hiện tại tỉnh có hơn 500 bè nuôi cá bống tượng và khoảng 40-50 hộ nuôi cá trong ao. Ở Trị An, mặc dù chỉ mới phát triển nhưng nghề nuôi cá Bống tượng trong bè đã phát triển rất nhanh. Chỉ riêng khu vực tỉnh Đồng nai đã có hơn 500 bè, đặc biệt là ở khúc sông La Ngà có tới 400 bè (Nguyễn Mạnh Hùng, 1995).
Cá Bống tượng được chào hàng sang Hồng Kông, Singapore vào những năm 1980, sau đó do không có thị trường, thiếu đầu tư khoa học kỹ thuật nên phong trào lắng xuống. Đến những năm 1991, 1992 thị trường cá bống tượng lại mở ra khá hấp dẫn, giá cá loại I cao gấp hai lần tôm cùng loại. Vào thời điểm 1993, giá cá loại I (> 400 gam) thu mua tại An giang, Đồng tháp, Tiền giang là 80.000-100.000 đ/kg. Nhưng đến thời điểm 5/1994 giá cá loại I từ 120.000 - 130.000 đ/kg. Đến 1995, do cá xuất khẩu bị chậm lại nên giá cá loại I giảm xuống còn 60.000 - 80.000 đ/kg. Tuy nhiên, do thịt cá bống tượng thơm, ngon nên giá trên thị trường ở Malaysia, Singapore vào khoảng 14 USD/kg.
II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1. Đặc điểm môi trường
Cá Bống tượng sống trong các thủy vực nước ngọt như: sông ngòi, kinh rạch, ao hồ. Cá có thể chịu đựng được với môi trường nước phèn pH dao động từ 5-6 và có thể sống trong nước lợ có nồng độ muối 15 %o. Nhờ có cơ quan hô hấp phụ, cá có thể chịu được trong điều kiện oxy thấp và ngay cả chui rúc trong bùn trong nhiều giờ. Cá có thể sống trong khoảng nhiệt độ 15-41,5oC. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 26-32oC.
2. Đặc điểm về dinh dưỡng
Phân tích chiều dài ruột và chiều dài thân cho thấy tỉ lệ Li/L ( 0,5 nên mang đặc tính của cá ăn động vật (Niconski, 1963). Đây là loài cá dữ điển hình, thức ăn chủ yếu là động vật như tôm, tép, cá nhỏ, cua, ốc... Tuy nhiên, khác với cá lóc, cá Bống tượng không chủ động bắt mồi mà chỉ rình mồi. Ngoài ra khi nuôi trong lồng, ao cá ăn được các thức ăn chế biến.
So với các loài cá khác, cá Bống tượng có độ tăng trưởng chậm, đặc biệt là ở giai đoạn dưới 100g, từ 100g trở lên tốc độ tăng trưởng của cá khá hơn. Ở giai đoạn từ cá bột đến cá giống, cá phải mất thời gian là 2-3 tháng mới đạt được chiều dài khoảng 3-4 cm. Từ cá giống, để có thể đạt được kích cỡ 100 g/con cho việc nuôi bè, cá cần 4-5 tháng nữa. Trong tự nhiên, những cá con còn sống sót sau khi nở phải cần khoảng 1 năm để có thể đạt cỡ 100-300 g/con. Để có được cá thương phẩm tờ 400 g/con trở lên, cá giống có trọng lượng 100 g/con cần thời gian nuôi trong từ 5 - 8 tháng, nuôi trong bè từ 5-6 tháng (Nguyễn Mạnh Hùng, 1995).
Cá bống tượng thành thục sinh dục trên dưới một năm. Mùa vụ sinh sản tự nhiên của cá từ tháng 4-11, tập trung từ 5-8. Khi đến mùa sinh sản, cá cái tìm cá đực bắt cặp và tiến hành sinh sản. Cá đẻ trứng dính và tập hợp trứng lại tạo thành hình tròn bám vào giá thể. Ngoài tụ nhiên, cá đẻ trứng dính vào các hang, hốc đá, rể cây và các vật thể khác dưới nước. Sau khi đẻ, cá đực canh tổ và tham gia ấp cùng cá cái, cá cái bơi quanh ổ trứng và dùng đuôi quạt nước tạo thành dòng chảy lưu thông để cung cấp oxygen cho trứng phát triển và nở thành cá con.
Sức sinh sản của cá bống tượng khá cao 100.000-200.000 trứng/kg cá cái. Tuy sức sinh sản cao nhưng trong điều kiện tự nhiên có nhiều địch hại nên cá bị hao hụt nhiều.
III. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BỐNG TƯỢNG
Trong vài năm gần đây, phong trào nuôi cá bống tượng phát triển mạnh nhưng phần lớn con giống đều bắt từ tự nhiên. Một số nơi đã cho sinh sản và ương nuôi thành công góp phần cung cấp cá giống cho người nuôi. Qui trình nuôi vổ cá bố mẹ được thực hiện như sau:
1. Chuẩn bị ao nuôi vỗ cá bố mẹ
Ao nuôi cá bố mẹ có diện tích dao động từ 500–1000 m2. Ao có dạng hình chữ nhật, chiều dài gấp 3-4 lần chiều ngang, độ sâu của ao từ 1,2-1,5m. Ao phải có nguồn cấp, thoát nước chủ động. Nguồn nước phải trong sạch, không bị ô nhiễm. Đất không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Trước khi thả cá, ao phải được tát cạn, tẩy dọn sạch sẽ, vét hết bùn đáy, lấp và trét hết các hang hốc, lổ cua, lổ mọi, lổ chuột đào, đắp lại chổ sạt lở, trang bằng đáy. Nếu ao không tát cạn được thì tiến hành thuốc cá bằng rễ dây thuốc cá với liều lượng 0,5 kg/100 m2. Sau đó tiến hành bón vôi với liều lượng 7-10 kg/100m2, ở những vùng bị nhiễm phèn lượng vôi có thể tăng lên gấp đôi. Sau khi bón vôi nên tiến hành phơi đáy ao 2-3 ngày trước khi thả cá.
Sau khi cải tạo xong thì tiến hành lấy nước vào ao. Cống phải bịt lưới hai đầu và kích thước mắt lưới nhỏ để ngăn cá tạp và địch hại xâm nhập vào ao cũng như không cho cá thoát ra ngoài.
2. Cá bố mẹ
Cá bống tượng có thể nuôi vỗ thành thục dễ dàng trong ao đất. Khi chưa thành thục rất khó phân biệt đực, cái. Khi cá đã thành thục thì phân biệt đực, cái dễ dàng.
• Cá cái: gai sinh dục dài gần đến gốc vi hậu môn, có màu đõ ửng và tươi, đầu gai sinh dục tròn, bụng cá to tròn. Trong một số trường hợp cá thành thục sinh dục có thể thấy được buồng trứng hai bên bụng.
• Cá đực: gai sinh dục ngắn, đầu mút nhọn có hình tam giác.
Việc chọn cá bố nuôi vỗ phải tốt, khỏe mạnh không dị tật, không xây xát và đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
• Cá trên 1 năm tuổi.
• Trọng lượng từ 0.25 - 1.5 kg.
• Kích cỡ cá đều, mập, khỏe.
Thời gian nuôi vỗ. Tùy từng điều kiện cụ thể mà thời gian nuôi vỗ thành thục sinh sản khác nhau. Thời gian nuôi vỗ được trình bày qua bảng sau.
Bảng 1: Thời gian nuôi vỗ thành thục sinh dục của cá Bống tượng
Địa điểm Thời gian nuôi vỗ (ngày) Tác giả Điều kiện ao
Long mỹ (Cần thơ) 74 Huỳnh Thị Mỹ Hương, 1986 Ao nước tĩnh
ĐH Cần thơ 65 Huỳnh Thị Mỹ Hương, 1986 Ao tĩnh thay nước
Cổ lịch 19 Huỳnh Văn Mừng, 1987 Ao thông rạch
Châu thành (Tiền giang) 42 Nguyễn Văn Vàng, 1988 Ao tĩnh bơm nước
Tân xuân (Đồng tháp) 32 Trần Thị Hồng An, 1994 Ao nước ra vào theo thủy triều
Bình Đức (An giang) 13 Lê Thành Nhân, 1995 Ao tĩnh thay nước
Thời điểm nuôi vỗ thích hợp là vào cuối tháng 12 hay đầu tháng giêng. Cá có thể đẻ tự nhiên trong ao với tỉ lệ ghép 1 đực và 1 cái. Trong ao nuôi vỗ nên tách riêng đực cái vì cá có thể đẻ tự nhiên trong ao và thuận lợi sau này có thể thu được nhiều cá thể và nhiều trứng cùng một lúc.
• Mật độ nuôi vỗ. Mật độ nuôi chung cá bố mẹ trong một ao là 0,2-0,3 kg/m2, nếu nuôi riêng đực là 0,5 kg/m2 và cái là 0,2 kg/m2.
• Chế độ nuôi vỗ. Nuôi vỗ cá bống tượng bằng các loại thức ăn như: cá vụn, tép, ốc, cua... Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng hay buổi chiều. Lượng thức ăn chiếm 3–5 % trọng lượng cơ thể. Thức ăn nên được đặt trong máng hay sàng và đặt nơi cố định trong ao. Hàng ngày nên kiểm tra sàn ăn, nếu thừa thì loại bỏ thức ăn, còn nếu thiếu thì bổ sung thêm thức ăn (Trần Mạnh Hùng, 1995). Một nghiên cứu khác của Panu Tavatmaneekul (1989) ở Thái lan thì lượng thức ăn nuôi vỗ hàng ngày chiếm 5–10 % trọng lượng thân. Trong gian đoạn đầu, tỉ lệ các thành phần thức ăn trong hỗn hợp là: cá tạp 95 %, cám 4 % và 1 % vitamin, khoáng.
Bảng 2: Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ lên sự thành thục cá bống tượng (Ngô Bá Thành và ctv, 1988)
Lô thí nghiệm Thức ăn nuôi vỗ Số cá thí nghiệm Số lần thành thục Tỉ lệ thành thục
I Giun đất 15 45 300%
II Cá, tép sống 13 35 269%
III Cá, tép chết 12 29 242%
Các thức ăn có nguồn gốc động vật đều cho kết quả thành thục tốt, điều này phù hợp với tính ăn của cá trong tự nhiên. Cá bống tượng là loài đẻ nhiều lần trong năm, thời gian tái phát dục 3-4 lần/năm.
3. Sinh sản
Vật liệu cho đẻ. Cá bống tượng là loài đẻ trứng dính và có tập tính đẻ ở tầng đáy. Vì vậy khi cho cá đẻ ta cần chuẩn bị tốt các giá thể. Giá thể thường là mê bồ hay gạch tàu. Nhược điểm của mê bồ là để lâu gây thối nước ảnh hưởng đến trứng cá. Hiện nay giá thể thường sử dụng phổ biến là gạch tàu. Trước khi đặt giá thể cần rửa sạch và đặt nghiêng một góc 45o hay song song với đáy và cách đáy 20-30 cm.
Kích thích sinh sản. Hiện nay, người ta thường cho cá bống tượng sinh sản theo 3 dạng cơ bản sau:
Cho đẻ tự nhiên trong ao. Mùa vụ cá đẻ tự nhiên từ tháng 3-11 dương lịch. Theo phương cách này, cần kiểm tra độ thành thục sinh dục của cá để xác định thời điểm cá đẻ và đặt giá thể kịp thời.. Hàng ngày nên kiểm tra giá thể khoảng 2-3 lần để vớt trứng tránh các loài cá tạp khác ăn trứng. Khi kiểm tra phải thao tác nhẹ nhàng, tránh khuấy động ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của cá. Nhược điểm của cách này là cá thường đẻ không đồng loạt và kéo dài thời gian.
Phương pháp sinh sản bán tự nhiên trong ao. Để cho cá đồng loạt đẻ trong ao, thu được nhiều trứng cùng một lúc, ta có thể tiêm kích dục tố rồi cá bắt cặp đẻ tự nhiên trong ao. Kích dục tố có tác dụng làm chuyển hóa buồng trứng và làm cho cá cái rụng trứng. Kích dục tố thường dùng cho cá bống tượng đẻ là HCG (Human Chorionic Gonadotropin) và não thùy. Liều lượng sử dụng cho 1 kg cá cái là 1-2 mg đối với não thùy và 250-300 UI/kg cá đối với HCG. Sau khi tiêm kích dục tố, ta thả cá vào ao đã đặt sẵn giá thể. Thông thường sau 10-12 giờ là cá đẻ.
Phương pháp sinh sản nhân tạo. Giống như phương pháp trên nhưng đến thời điểm rụng trứng, ta tiến hành vuốt trứng, vuốt tinh cá đực rồi tiến hành thụ tinh nhân tạo. Sau đó rãi đều trứng lên giá thể và đem ương. Nếu có điều kiện, sau khi tiến hành thụ tinh thì khử dính trứng bằng dung dịch Tanin và ấp trứng bằng bình Weys hay bể vòng.
III ƯƠNG ẤP TRỨNG VÀ CÁ CON
1. Ương ấp trứng
Sau khi vớt trứng lên hay sau khi thụ tinh xong thì tiến hành ấp trứng. Trong quá trình ương ấp trớng cần đáp ứng đòi hỏi môi trường thuận lợi. Môi trường ương ấp cần có nhiệt độ thích hợp tờ 25–28 oC, oxygen hòa tan 5 mg/l, pH từ 7 - 7,5 và không có sinh vật hại trứng (động vật phù du nhóm Cyclops, bọ gạo...).
Thời gian nở của trứng từ 34-82 giờ. Nhìn chung nhiệt độ càng cao (trong giới hạn cho phép) thì thời gian nở càng nhanh. Ngoài ra cách ấp trứng cũng ảnh hưởng đến thời gian nỡ. Thời gian nở của phương pháp nước tĩnh bắt đầu từ 36 giờ và kéo dài đến 82 giờ trong khi thời gian nở theo phương pháp nước chảy và nước tĩnh có sục khí cũng bắt đầu từ 36 giờ nhưng tập trung nhất vào khoảng 48-56 giờ sau khi thụ tinh. Qua kinh nghiệm thực tiễn thì ấp trứng theo phương pháp nước tĩnh có sục khí là tốt nhất vì kích thước cá bột rất nhỏ và rất yếu dể mẫn cảm với điều kiện môi trường (Ngô Bá Thành, 1988).
Phát triển phôi cá bống tượng
• Cá mới nở: có chiều dài 2,40-2,85 mm. Mắt chưa có sắc tố, cá nằm dưới đáy, bơi co giật một đoạn ngắn
• Ngày thứ I bắt đầu xuất hiện bóng hơi, cá bơi một đoạn dài hơn.
• Ngày thứ II chiều dài 2,65-3 mm. Cá bơi lên mặt nước rồi chìm xuống đáy theo chiều thẳng đứng. Noãn hoàng còn to.
• Ngày thứ III cá bắt đầu bơi ngang một đoạn ngắn, tim và mao quản thấy có màu hồng đỏ. Mắt có sắc tố.
• Ngày thứ IV chiều dài cá 3-3,2 mm. Cá bắt đầu mở miệng hớp mồi, thấy xuất biện những mấu răng bên trong hàm, một vài sắc tố xuất hiện trên đuôi cá bột.
• Ngày thứ V vi ngực bắt đầu hơi nhú noãn hoàng tiêu hết.
• Ngày thứ VI chiều dài cá 3,2-3,6 mm. Cá bơi lưng chừng mặt nước, miệng mở rộng.
• Ngày thứ VII. Cá chết nhiều nếu không có thức ăn thích hợp.
• Ngày thứ VIII. chiều dài 3,9-4,2 mm. Đốt sống cuối cùng cong ngược lên phía lưng.
• Ngày thứ X. chiều dài 5-7mm. Các vi hình thành với đầy đủ các tia vi, sắc tố đen xuất hiện ngang hông với các vi hậu môn. Cá bơi nhanh nhẹn.
• Ngày thứ XX. Cá có chiều dài 10-11 mm. Cá hình thành đầy đủ các cơ quan và có hình dáng như cá trưởng thành. Cá có tập tính nằm sát đáy, ít di chuyển.
2. Ương nuôi cá bột
Có hai cách ương cá bột bống tượng là ương trong ao đất và uơng trong bể xi măng.
a. Ương trong ao đất
Ao ương:
• Ao ương có thể là ao tự nhiên sẳn có, nếu đào mới, ao nên có hình chử nhật, xuôi chiều gió, chiều dài bằng 2-3 lần chiều rộng.
• Diện tích ao dao động 250-1000 m2, tốt nhất 400-500 m2.
• Ao phải sâu để giử mức nước trong thời gian ương 0,6-0,8m và mặt bờ cao hơn mực nước lũ tối đa là 0,4m.
• Ao nghiêng về cống thoát để thu hoạch được dễ dàng.
Chuẩn bị ao ương:
• Tát cạn ao ương, nếu không cạn thì tiến hành thuốc cá bằng rễ dây thuốc cá với lượng 0,5 kg/100m2 ao có mực nước sâu 20-30 cm.
• Sên vét lớp bùn đáy ao, bùn đáy ao không quá 5 cm.
• Phơi khô đáy ao và cày bừa lớp đất mặt để tăng quá trình oxy hóa và khoáng hóa lớp đất này.
• Nếu không thể phơi khô được thì dùng vôi xử lý với lượng 8-12 kg/100 m2 đối với ao bình thường hay 30-40 kg/100m2 nếu ao mới đào, ao không thể tát cạn hay ao đã ương nhiều vụ.
• Đưa nước vào ao qua lưới lọc mịn (0,5 - 0,7 mm)
Mật độ ương tùy từng điều kiện cụ thể mà mật độ ương cá khác nhau, thông thường là từ 500-1000 con/m2
Kỹ thuật ương: ao ương cá bống tượng không cần bón phân trước nhưng cần có một ao gây nuôi tảo và trùng bánh xe riêng biệt. Trong giai đoạn này, cho cá ăn 50-70 g bột đậu nành và 10 lòng đỏ trứng bóp nhuyễn cho 100.000 cá bột. Thức ăn được hòa với nước rãi đều khắp ao. Hàng ngày nên cho ăn 4-5 lần. Lượng thức ăn mỗi ngày tăng dần lên 5 - 10 %. Thêm vào đó, mỗi ngày vớt tảo và trùng bánh xe cho cá ăn. Sau 20 ngày tuổi, cá ăn được thức ăn tự nhiên có kích thước lớn như giáp xác chân chèo, giáp xác râu ngành. Lúc này cần quan sát màu nước ao. Nếu ao không lên màu thì tiến hành bón phân với liều lượng 25-30 kg/100m2 đối với phân hữu cơ và 3-4 g phân DAP.
b. Ương trong bể xi măng
Mật độ ương trên bể xi măng thường là 1000-2000 con/m2 giai đoạn đầu và 150-250 con/m2 ở giai đoạn sau
Kỹ thuật ương. Có thể ương cá thành 2 giai đoạn: từ 3-10 ngày tuổi và 10-60 ngày tuổi.
Cá bột từ 3-10 ngày tuổi được ương trong bể xi măng với các loại thức ăn khác nhau như lòng đỏ trứng (1 trứng/2 vạn cá), bột đậu nành xay nhuyễn (1 muỗng cà phê/5000 cá) và thức ăn tự nhiên với thành phần chủ yếu là nguyên sinh động vật - Protozoa, trùng bánh xe - Rotifera, tảo đơn bào Chlorella.
Sau 10 ngày ương, cá có thể ăn được các loại sinh vật thức ăn có kích thước thấy được bằng mắt thường như giáp xác chân chèo, giáp xác râu ngành. Trong giai đoạn này, cá được cho ăn thêm Moina và lòng đỏ trứng trộn với đậu nành số lượng giảm đi một nữa. Khi cá được 15 ngày tuổi thì không cần cung cấp trứng và bột đậu nành. Sau 25 ngày cá đã hình thành đầy đủ sắc tố và bám vào thành bể bằng vi bụng hay nằm ở đáy bể. Sau 30 ngày tuổi cá có thể ăn ấu trùng muổi, giáp xác nhỏ... Sau 60 ngày cá đạt 3-4 cm thì tiến hành đem nuôi thịt.
IV. KỸ THUẬT NUÔI CÁ THỊT
1. Nuôi trong ao đất
a. Chuẩn bị ao nuôi.
Ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật như ương, nuôi vỗ, ao nuôi cá bống tượng thịt nên chọn thông qua các tiêu chuẩn sau:
• Hệ thống nuôi phải gần nguồn cung cấp nước, nước ra vô thường xuyên, điều kiện thay nước cũng được thực hiện dễ dàng. Độ đục < 80 mg/l.
• Chất lượng nước tốt, không bị nhiễm phèn, nhiễm bẩn từ các nguồn nước sinh hoạt, nước thải từ các khu công nghiệp.
• Ao nên chọn những nơi có thành phần cơ giới nặng như đất sét, thịt pha sét.
• Đối với ao đã nuôi rồi, nên vét hết lớp bùn đáy ao, trước khi thả nuôi tiếp.
• Ao ở nơi thoáng mát, gần nhà để tiện chăm sóc và bảo vệ.
• Trước khi nuôi nên diệt cá tạp, bón vôi, bón phân gây màu, có thể nói đây là yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng trong công nghệ nuôi cá bống tượng trong ao đất.
b. Chọn và thả giống
Nguồn giống hiện nay ta có thể mua giống từ hai nguồn là các cơ sở sản xuất giống và từ tự nhiên qua các điểm thu gom. Đặc tính của hai nguồn giống
Giống tự nhiên Giống nhân tạo
Số lượng hạn chế nên thời gian thả kéo dài Cung cấp đủ giống với số lượng lớn một lần
Cá lớn nhưng kích cỡ không đều, cá dễ bị phân đàn Cá nhỏ nhưng kích cỡ đều, cá nuôi ít phân đàn
Cá dễ bị xay xát do đánh bắt Cá ít bị xay xát
Giá rẻ Giá thành cao
Thả giống. Giống thường được vận chuyển vào lúc trời mát, trước khi thả cá vào hệ thống nuôi, cần ngâm bao cá trong nước khỏang 15 phút để tránh cá bị sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa bao đựng cá và môi trường nước ao nuôi. Mật độ cá thường là 5-7 con/m2. Trong điều kiện chủ động thức ăn, đặc biệt là thức ăn tươi sống cùng khả năng kiểm soát môi trường ao nuôi, người nuôi có thể thả tăng mật độ từ 8–12 con/m2.
Chăm sóc, quản lý. Thức ăn chủ yếu cho cá là tép, cá nhỏ, cua, ốc, trùn... Tùy điều kiện từng nơi, thức ăn có thể mua ở chợ hay tự tìm kiếm từ các thủy vực tự nhiên, nhưng cần đảm bảo thức ăn còn tươi. Lượng thức ăn cung cấp cho cá nuôi hàng ngày dao động bình quân từ 5–7 % trọng lượng thân. Sau 8-10 tháng nuôi, khi cá đạt trọng lượng dao động từ 600–800 g/con thì thu hoạch. Năng suất thường đạt từ 15-20 tấn/ha/vụ.
2. Nuôi trong lồng, bè
a. Chọn vị trí nuôi
Vị trí lý tưởng cho việc nuôi cá lồng, bè cần đặt những nơi kênh, rạch, sông, hồ có dòng nước chảy nhẹ, thoáng, sạch và độ trong cao (độ đục < 80 mg/l). Nguồn nước không bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn. Nên chọn những nơi nước sâu để đảm bảo lượng nước ngập trong lồng bè dao động từ 1,4-1,6 m. Đối với việc nuôi cá bống tượng trong lồng bè nhỏ, phải khẳng định rằng khâu chọn điểm là yêu cầu kỹ thuật cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự thành công của hệ thống nuôi.
b. Bè và cách đóng bè
Vật liệu: Bè có thể làm bằng tre, gổ hay tre, gổ kết hợp. Để giữ cho bè nổi lên trên mặt nước, người ta dùng hệ thống phao. Phao thường được làm bằng thùng phuy (Hình 2A), thùng nhựa hay bằng tre (Hình 2B). Số lượng thùng phuy sử dụng tùy thuộc vào kích thước bè. Trung bình cớ 8-9 thùng cho bè 15m3. Đối với bè nhỏ người ta có thể sử dụng phao làm bằng tre. Tre, nứa nguyên cây đem phơi khô sau đó bó lại thành bó 10-15 cây cặp hai bên bè.
Thiết kế bè. Bè thường có hình hộp chử nhật với kích thước khác nhau. Kích thước một số bè như sau 3 x 2 x 1.5 m hay 4 x 3 x 1,75 m. Bè nên đặt có một phần nổi trên mặt nước cách mặt nước 0,2-0,5 m. Hiện nay bè nuôi cá Bống tượng có hai dạng chính là bè cố định và bè nổi. Ngoài ra một số nơi như Đồng tháp, người ta đào ven kênh, rạch rồi dùng cây, ván bao xung quanh và nuôi cá trong đó. Bè nên đặt cách nhau 2 m đủ để một xuồng nhỏ qua lại và gió có thể thông được bè.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links