Download miễn phí Kỹ thuật nuôi cá quả (cá lóc)
Chọn những nơi có chất nước tốt, không bị ô nhiễm có mực nước sâu.
Cần tránh nững nơi có tàu bè qua lại, đặc biệt cần tránh xa nguồn nước thải
của các nhà máy công nghiệp hóa chất, nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu.
Để giảm hao hụt và thuận tiện khi nuôi nên thả cá lớn (15-30 gr/con đối
với cá lóc bông, 10-15 gr/con đối với cá lóc thường) và cá đã quên sử dụng
thức ăn chế biến. Nếu cá nhỏ hơn cần có bè nuôi riêng cho đến khi cá đạt
kích thước trên. Mật độ thả nuôi trung bình từ 120-130 con/m3. Kích cở cá
đều nhau, khỏe mạnh, cơ thể cân đối.
Về vấn đề lâu dài cần dùng thức ăn chế biến hay thức ăn tự chế
để nuôi cá lóc trong bè. Bởi vì loại thức ăn này dễ bảo quản, chuyên chở
thuận tiện và tận dụng được nguồn phế liệu phụ phẩm của nhà máy chế
biến
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-06-04-ky_thuat_nuoi_ca_qua_ca_loc.XfQiWFuAL6.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-68575/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
2.000 UI/kg cá mẹ, tiêm lần 1 là 1/3 số thuốc, lần 2 : số còn lại. Cá đực tiêmbằng 1/2 cá cái.
Tiêm xong ghép cá cái và đực vào bể đẻ, sau 14 tiếng cá động hớn và đẻ trứng,
trứng thụ tinh mới đầu chìm dưới đáy bể sau khi hút nước trương lên nổi lơ lửng
trong nước.
Vớt trứng thụ tinh cho vào bình ấp hay bể ấp. công cụ ấp trước khi cho ấp
phải tiêu độc bằng 0,1 pPhần mềm xanhmêtylen, tiêu độc xong lấy nước vào một đầu, đầu
kia tháo nước ra giữ mức nước không thay đổi, trong thời gian ấp giữ nhiệt độ nước ít
thay đổi, biên độ thay đổi chỉ dưới 2oC nếu không sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ nở. Nhiệt độ
nước 25oC thời gian ấp nở là 36 tiếng, nhiệt độ 26 - 27oC thời gian 25 tiếng.
2. Phương pháp nuôi
2.1 Nuôi cá bột và giống :
Cũng giống như ương nuôi các loài cá bột khác, trước khi thả cá phải tẩy dọn
ao sạch, gây nuôi thức ăn tự nhiên sẵn trong ao. Mật độ nuôi 5 - 10 vạn/666m2, thông
thường là 6 - 7 vạn. Trong 7 - 8 ngày đầu chưa cần cho ăn, sau đó vừa cho ăn vừa bón
phân, mỗi vạn cá bột cho ăn 3 - 4kg tảo trần, nuôi như vậy 18 - 20 ngày khi toàn thân
cá biến thành màu vàng bắt đầu xuất hiện vảy, sau đó biến thành màu đen, thân dài 3
- 6 cm, tỉ lệ sống 60 - 65%. Nuôi tiếp 20 ngày nữa, thân dài 6 cm, lúc này có thể cho
ăn cá con, tôm con hay thức ăn chế biến giàu đạm. Sau 2 tháng nuôi cá đạt 9 - 12cm,
lúc này có thể thả vào ao to để nuôi thành cá thịt.
2.2 Nuôi cá thịt :
a) Nuôi thô : Nuôi ghép trong các ao cá khác để tận dụng hết tiểm năng của
vực nước và lợi dụng cá quả để tiêu diệt các loài cá tạp khác cạnh tranh thức ăn,
không gian và dưỡng khí làm cho cá nuôi phát triển tốt. Ao có nuôi ghép cá quả bờ
phải cao hơn mặt nước 30 - 40 cm, không có lỗ rò. Mỗi ao 666 m2 nuôi ghép 50 - 300
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
cá quả cỡ từ 3 cm hay cỡ 12cm. Sau 5 - 6 tháng nuôi cá lớn được 0,2 - 0,6 kg, tỉ lệ
sống 80%.
b) Nuôi tinh (nuôi đơn) :
- Ao nuôi : Diện tích ao 600 - 1.300m2 để dễ quản lý. Xung quanh ao thả bèo
tây hay bèo cái, dùng tre, nứa chắn giữ cá quả không nhảy ra ngoài ao, đồng thời
cũng tạo được nơi nghỉ ngơi kín đáo cho cá. Ao sâu 2 - 1,5m, nguồn nước phong phú.
- Mật độ nuôi : Cần dựa vào nguồn thức ăn và chất nước để quyết định, nhìn
chung thả 10 con/m2 (cá 3 cm), sau đó xem tình hình sinh trưởng của cá, dùng lưới
đánh bắt những con sinh trưởng quá nhanh để tránh tình trạng cá lớn nuốt cá bé, mật
độ cuối cùng là 2 - 3 con/m2, nếu nguồn nước phong phú cũng có thể tăng thêm mật
độ. Nếu thả cá cỡ 12 - 18 cm nuôi đến cuối năm có thể đạt 0,6 kg/con. Ngoài ra có
thể thả ghép vào một ít cá mè để khống chế chất nước.
- Luyện cho ăn : Thức ăn sống và thức ăn chế biến cá đều có thể ăn được. Thức
ăn sống gồm : tảo trần, cá rôphi con, tôm con, giun, dòi
Khi cho ăn cá con cần khống chế lượng thức ăn, quá nhiều dễ sinh ra hiện
tượng nổi đầu. Nếu cho ăn thức ăn chế biến phải luyện ngay từ nhỏ (cỡ 2 cm) tốt nhất
nuôi trong ao xi măng có nước chảy, mỗi m2 thả 500 con, bắt đầu cho ăn giun ít tơ,
thức ăn cho vào sàn đặt cách mặt nước 10 cm khi cá đã quen ăn rồi dần dần giảm số
lượng giun ít tơ tăng số lượng cá tạp nghiền nát cho đến khi cá quả quen với thức ăn
chế biến thì thôi, lúc này cá đã đạt 4 - 5 cm (tỉ lệ sống 20%). Không được đang luyện
cho ăn thức ăn chế biến lại cho thức ăn sống.
Thức ăn chế biến thường dùng 70% cá tạp nghiền nát; bột đậu tương hay bánh
khô dầu 20%, men tiêu hoá 5%, một ít vi lượng và chất kháng sinh, vitamin. Mỗi
ngày cho ăn 2 lần vào sáng và tối. Số lượng cho ăn 5 - 7% trọng lượng thân. Mùa
sinh trưởng nhanh cũng không cho ăn quá 10%. Nuôi 1 năm cá đạt 0,5 kg/con, sản
lượng 300 kg/666m2.
- Quản lý chăm sóc : Cá quả có khả năng nhảy phóng rất cao (nhảy cao khỏi
mặt nước 1,5m); nếu nước ở ngoài ao thấp hơn nước trong ao thì cá nhảy qua ao có
nước thấp, nước chảy hay trời mưa càng kích thích cá quả nhảy đi. Vì vậy nhất là
khi có mưa rào phải thăm ao. Cá quả cần thức ăn phải tươi và sạch, cho nên trước khi
cho ăn phải dọn rửa sàn ăn. Tuy cá quả có khả năng chịu được môi trường nước kém
02, nhưng không phải vì thế mà để nước bẩn. Phải thường xuyên bổ sung thêm nước
mới, bảo đảm nước trong sạch, tốt nhất có giòng chảy.
Minh Dung
(Theo Thông tin KHCN Thuỷ Sản)
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Chú ý khi nuôi cá lóc con và cá lóc thịt
(NTNN, 31/10/2003 & 6/11/2003)
Căn cứ vào tính ăn của cá lóc có thể nuôi ghép với cá nuôi như cá mè, trôi,
chép, trắm cỏ, rô phi, diếc để khống chế mật độ của những loài cá tạp và những cá
sinh đẻ nhiều như cá rô phi, cá diếc nhằm đảm bảo thức ăn cho các loài cá kinh tế chủ
yếu, cải tạo và nâng cao sức sản xuất các vùng nước. Tuy vậy, khi nuôi, cần tính cẩn
trọng chú ý tỉ lệ, mật độ, kích cỡ cá thả.
Nuôi cá lóc con
Trước khi nuôi cá lóc phải dọn tẩy ao sạch sẽ để cho sinh vật phù du phát triển
mạnh mới thả cá bột vào ao. Mật độ ương 5-10 vạn con/mẫu. Sau khi thả 7-8 ngày
chưa cần cho cá ăn, sau đó một mặt vừa bón phân vào ao, mặt khác vớt động vật phù
du bổ sung vào cho cá ăn (3-4 kg động vật phù du cho một vạn cá). Nuôi như vậy 18-
20 ngày thấy cá có màu vàng, trên thân xuất hiện vảy, sau đó chuyển sang màu đen,
thân dài 3-6cm, tỉ lệ sống khoảng 60-65%, nuôi tiếp 20 ngày nữa cá đạt 6cm, lúc này
bắt đầu cho cá ăn tôm, tép, cá con hay thức ăn chế biến có đạm cao. Nuôi trong 2
tháng cá đạt cỡ 9-12cm thành cá giống đưa ra ao lớn nuôi thành cá thịt.
Nuôi cá thịt ở ao
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã nuôi thử nghiệm cá lóc với cá rô phi
(dùng cá rô phi làm thức ăn cho cá lóc).
Diện tích ao: 35m2.
Độ sâu: 70-80cm.
Mật độ thả: 0,5-1con/m2.
Qua 4 tháng nuôi cỡ cá lóc 80-100g/con, lớn được 350g/con. Tính ra cứ 4 kg
cá rô phi con được 1kg cá lóc thịt.
Nuôi cá lóc ghép với cá nuôi khác
Diện tích ao: 200m2. Trên bờ ao bằng phên nứa cao 0,4m, thả bèo tây chiếm
5% diện tích ao nuôi. Nuôi ghép cá lóc với cá mè, trôi, chép, rô phi, diếc. Thức ăn
bằng phân lợn ủ, mỗi tuần bón 2 lần. Mỗi lần 0,1-0,15kg/m3 nước.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Kết quả qua 3 tháng nuôi sản lượng nuôi ghép cá lóc tốt hơn ao nuôi khác và
khống chế được sự sinh sản của cá rô phi, cá diếc, chưa thấy ảnh hưởng đến sinh
trưởng cá khác. Tốc độ lớn của các loài cá nuôi trong ao là: cá lóc 147g/con, cá mè
120g/con, cá trôi 40g/con, cá rô phi 70g/con.
Kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao đất
I. Kỹ thuật ương nuôi cá lóc:
1. Ương cá bột 5 ngày tuổi (chiều dài khoảng 6 cm) thành cá giống 60
ngày tuổi (chiều dài khoảng 6-12 cm).
a. Điều kiện ao ương:
- Diện tích 200-1000 m2, giữ nước được trong mùa kiệt và không bị nậgp
trong mùa lũ. Nguồn nước không bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn. Cấp thoát nước
chủ động, độ sâu 1,2-1,5 m.
- Bón vôi để diệt tạp, diệt mầm bệnh và tăng pH (không bị phèn). Liều
lượng vôi: 10-15 kg/100 m2 ao (ao mới đào).
b. Bón ph...