Download miễn phí Kỹ thuật nuôi cá sấu
Chọn giống đểlàm hậu bị
Lựa chọn được tiến hành khi các cá thể đạt 3 năm tuổi. Lựa chọn những cá thểtăng
trưởng tốt trong sốnhững con đang nuôi lớn làm nguồn giống hậu bị, những cá thểnày
nên được nuôi dưỡng ởmột chuồng riêng cho tới khi có thểbổsung vào nguồn giống
sinh sản. Quá trình chọn lựa phải rất thận trọng, tỉmỉvà phức tạp, việc lựa chọn này
nhằm giảm thiểu nguy cơ đồng huyết.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-06-04-ky_thuat_nuoi_ca_sau.5lcTwkQXID.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-68617/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ép B40 nhưng vẫn phải thường xuyên kiểm tra mức độan toàn chuồng trại để bảo đảm an toàn tuyệt đối.
- Đa số các trại gây nuôi đều xây dựng theo một cách, chỉ khác nhau về hình thức
và mục đích sử dụng, ngoài ra yếu tố cảnh quan, môi trường cũng là một trong những tác
động làm cho trại nuôi có một không gian thiên nhiên hoang dã tạo cảm giác thoải mái
cho cá sấu.
- Cần tạo nhiều cây xanh xung quanh tăng độ che phủ, bóng mát chuồng nuôi, nhưng chú
ý không nên trồng những loài cây lá có chất dầu hay độc hại.
- Bố trí nơi để máng ăn cho cá sấu xa khu vực hồ nước, có độ nghiêng để thoát nước ra
mương cống để sau khi cho ăn làm vệ sinh được dễ dàng, tránh quẳng thức ăn xuống hồ
nước làm nước trong hồ dễ bị ô nhiễm.
- Việc xây dựng chuồng trại nếu có điều kiện nên cách ly xa nơi khu dân cư và đường đi
nhằm tránh tiếng ồn xung quanh, giữ yên tĩnh cho cá sấu vì khi bị hoảng loạn chúng
thường bỏ ăn vài ba ngày, chậm lớn, điều này rất cần thiết đối với chuồng nhốt cá sấu khi
còn non.
2. KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG
a. Kỹ thuật ấp trứng
- Trứng dùng để đem đi ấp phải đảm bảo có một dấu đốm mờ mờ. Xem trứng bằng cách,
sau khi đẻ 6 tiếng đồng hồ nếu có đốm nhoang nhoãng (tưởng tượng như phát tia) to độ
chừng nửa lóng tay, khi quá 7 ngày nó lớn bằng 1 – 1,5 lóng tay, nó sẽ di chuyển đi cho
đến khi đầy trứng.
- Mùa sinh sản, người nuôi nên chuẩn bị cát hay đất thịt có độ ẩm thích hợp trong
chuồng, khi cá mẹ đẻ nó sẽ tự làm ổ, đẻ xong chúng tự lấp ổ và nằm gần đó để bảo vệ ổ.
Nếu trứng tự nở tại ổ, tỷ lệ nở rất thấp, nên ta phải xây dựng lò ấp bằng thủ công hay
bằng điện.
- Lấy trứng ra ngay sau khi sấu đẻ, vệ sinh trứng sạch sẽ và cho vào thau có lót lá hay
rơm khô (lưu ý nên đánh dấu điểm trên của trứng và không được xoay sai hướng ban đầu
của trứng).
- Đem trứng vào lò ấp, loại bỏ những trứng vỡ.
- Dùng lá, cỏ khô băm nhỏ trộn với đất thịt có độ ẩm 85 – 100% tạo thành những ổ ấp rồi
xếp trứng vào, lấp ổ lại. Trong mỗi ổ phải có bảng ghi chép ngày đẻ, ngày ấp số lượng
trứng và có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ, ẩm độ.
- Kiểm soát nhiệt độ trong ổ 2 lần/ngày (nhiệt độ thích hợp là 28 – 320C), ẩm độ trong lò
ấp từ 85 – 100%.
- Sau 50 ngày kiểm tra loại bỏ trứng hư.
- Sau 68 ngày kiểm tra trứng, đưa vào thau nhựa có lót đất thịt, lá khô chuyển vào phòng
úm chờ trứng nở hay giúp trứng nở (nếu sau 70 – 80 ngày trứng chưa tự nở). Ta chuyển
sấu non vào thau nhựa úm ở nhiệt độ 28 – 320C.
- Tỷ lệ trứng nở đạt từ 60 – 75% tùy thuộc vào chất lượng giống bố mẹ, kỹ thuật ấp và
kinh nghiệm.
b. Chọn giống con non để nuôi tăng trưởng
Sau 1 – 2 tháng úm, chọn những con có tốc độ tăng trưởng nhanh, lớn đều, bụng không
quá to hay quá ốm.
Lựa chọn những con non khoảng 5 tháng tuổi (đã được đánh dấu cá thể mẹ của chúng),
thời điểm này cần xác định ADN của những cá thể được chọn nhằm bảo đảm những cá
thể đó có thể đó có giống gen thuần chủng loài Crocodylus siamensis.
- Chọn giống để làm hậu bị
Lựa chọn được tiến hành khi các cá thể đạt 3 năm tuổi. Lựa chọn những cá thể tăng
trưởng tốt trong số những con đang nuôi lớn làm nguồn giống hậu bị, những cá thể này
nên được nuôi dưỡng ở một chuồng riêng cho tới khi có thể bổ sung vào nguồn giống
sinh sản. Quá trình chọn lựa phải rất thận trọng, tỉ mỉ và phức tạp, việc lựa chọn này
nhằm giảm thiểu nguy cơ đồng huyết.
- Chọn giống bố mẹ
Tiêu chuẩn chọn giống:
+ Chọn theo hình dáng bên ngoài: Con đực và cái phải có hình dáng cân đối, không quá
mập, không quá ốm, không bị dị tật.
+ Chọn theo nguồn gốc cha mẹ chúng: Chọn con của những cặp bố mẹ đẻ từ lứa thứ ba
trở đi và số trứng mỗi lần đẻ phải trên 30 trứng, tỷ lệ nở trên 70%.
+ Chọn theo tình trạng sinh trưởng cá thể: chọn những con có tốc độ tăng trưởng trung
bình không bị còi hay lớn quá nhanh.
- Chọn đôi và tỷ lệ ghép cặp (đực) + (cái)
Một con đực/1 con cái hay 1 con đực/2 – 3 con cái. Các con đực và con cái sống chung
với nhau suốt năm trong cùng một chuồng, tự giao phối với nhau vào khoảng tháng 11
đến tháng 4 năm sau.
Cá thể trưởng thành sinh sản thường được giữ trong các chuồng riêng thành một quần thể
tách biệt. Số lượng cá thể, tỷ lệ đực cái trong các chuồng tùy thuộc vào quyết định của
từng trại, nhưng thường được xác định để có thể tối đa hóa năng lực sản xuất trứng và
con non của các cá thể trong đàn.
3. KỸ THUẬT NUÔI VÀ CHĂM SÓC CÁ SẤU
Sau khi chọn được con giống tốt, vấn đề chăm sóc, nuôi cá sấu cũng quan trọng không
kém so với phần chọn giống. Vì nếu chọn được con giống tốt mà chăm sóc không đúng
cách sẽ làm cá sấu chậm lớn, kéo dài thời gian nuôi, hao tốn thêm mồi, hiệu quả kinh tế
không cao.
a. Kỹ thuật nuôi, chăm sóc cá sấu mới nở, còn non
- Sát trùng rốn, da:
Khi cá sấu con vừa chui ra khỏi trứng, dưới bụng thường còn cuống rốn, dài từ 4 – 7 cm.
Da rất mịn, mềm. Cá sấu con rất dễ nhiễm bệnh trong giai đoạn vừa mới nở ra đến khi
rụng rốn. Vi trùng xâm nhập qua đường rốn, da và nước uống. Để phòng bệnh, khi sấu
vừa nở ra nên dùng thuốc sát trùng jode hay thuốc đỏ (loại sát trùng dùng trị vết thương
ở người), chấm bông gòn thoa vào vùng cuống rốn, vùng bụng; ở trong đất cát có nhiều
loại vi trùng, trong đó có vi trùng bệnh uốn ván. Nếu không sát trùng vùng rốn, da cá sấu
con dễ bị nhiễm bệnh uốn ván. Sau 4, 5 tháng người nuôi bỗng thấy sấu con bị co giật đột
ngột rồi chết, khi ấy họ không biết lý do tại sao. Sau khi thoa thuốc sát trùng vào vùng
rốn xong, ta nên nhúng cá sấu con vào dung dịch muối pha nước (tỉ lệ 100 g muối pha 10l
nước ) rồi lấy ra ngay. Cũng có thể nhúng cá sấu con vào dung dịch thuốc tím (theo chỉ
định). Nước muối hay thuốc tím có tác dụng sát trùng da rất tốt, nhưng không được pha
đậm đặc. Sau khi đã sát trùng rốn và da, ta thả cá sấu vào một thau khô đã sát trùng để
sẵn.
- Cho uống thuốc phòng bệnh:
Ngoài hoang dã, sau khi chui ra khỏi trứng, cá sấu con tự bò hay được mẹ đưa ngay
xuống nước. Nhưng trong điều kiện nuôi nhốt ta không nên làm như vậy vì ta muốn để
cho sấu con khát nước, sẽ dễ cho việc uống thuốc. Sau khi nở 8 - 10 giờ, ta thả sấu con
vào một thau nước sạch có pha thuốc phòng bệnh đường ruột, cá sấu con sẽ uống nước
thuốc, bơi lội khoảng 20 phút. Bắt cá sấu ra lại để vào thau khô, sạch. 1 giờ sau khi mình
bụng cá sấu khô ráo, chịu khó lấy thuốc sát trùng bôi vào rốn, vào vùng bụng 1 lần nữa.
Những ngày sau đó cũng nên thoa thuốc sát trùng. Sau khi rốn rụng nên bôi thuốc sát
trùng thêm 2, 3 ngày.
- Giữ ấm cho cá sấu con:
Cá sấu con cũng như bao loài động vật khác, cần được giữ ấm. Nếu sấu lạnh dễ bị bệnh
phổi, chết ngay hay bị èo uột, khó nuôi. Ban ngày khi trời mưa và suốt đêm cho đến
sáng khi mặt trời đã nắng ấm, phải sưởi ấm sấu co...