Felicio

New Member

Download miễn phí Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm





Ếch sửdụng một sốloài thức ăn tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như: Giun, tép,
ốc tôm, cá con, cua, châu chấu, cào cào ., ếch còn ăn các loại cám gạo, bột ngô,
bột ngũ cốc trộn với cá, tôm, tép, lươn, chạch
Thức ăn viên: Tại Việt Nam chưa có thức ăn chuyên cho ếch. Có thể sử dụng
thức viên nổi cho cá da trơn hay cá rô phi của các công tynhư:pROCONCO,
CARGILL, BLUE STAR, UNIPRESIDENT, C.P, LÁI THIÊU. Thức ăn viên nổi
có kích cỡ và hàm lượng đạm (protein)thay đổi theo kích cỡ hay tuổi của ếch nuôi.
Hàm lượng protein trong thức ăn dao động từ22 -35 % (37 %).
 Giai đoạn 3 ngày tuổi (Thức ăn tựnhiên, tươi sống và 35, 37 % đạm)
 Giai đọan 15 ngày tuổi (Thức ăn có 35 % đạm)
 Giai đọan 45 ngày tuổi (Thức ăn có 30 % đạm)
 Giai đọan 90 ngày tuổi (Thức ăn có 25 % đạm)
 Giai đọan nuôi thương phẩ m (Thức ăn có 22 % đạm)



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm
- 1 -
KỸ THUẬT NUÔI ẾCH THƯƠNG PHẨM
I. Ðặc điểm sinh học
1. Phân bố và sinh sống
Nhóm ếch nhái trên thế giới có đến 2000 loài. Việt Nam có nguồn lợi ếch hết
sức phong phú như : ếch xanh, ếch gai, ếch vạch, ếch cốm, ếch giun, ếch bám đá,
ếch leo cây… Trong đó, nuôi chủ yếu 3 loài ếch: ếch đồng, ếch Thái và ếch bò,
nhưng ếch đồng và ếch thái là có giá trị hơn cả.
Ếch đồng sống ở khắp nơi ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi, mương vườn, những
nơi ẩm ướt và có nguồn nước ngọt. Ếch là loại động vật máu lạnh, sống ở 2 môi
trường trên cạn và dưới nước.
Da ếch có tuyến nhầy để giữ ẩm, dưới da có màng lưới các mao mạch giúp nó
thở qua da. Khi mất nước da ếch khô có thể bị chết
Ếch không thích sống ở những nơi nước chua hay mặn, cần nơi yên tĩnh, ít
người qua lại.
2. Vòng đời
 Ếch là loài lưỡng cư, chu kỳ sống có 4 giai đoạn:
Trứng: Sau 7 - 10 ngày trứng nở thành nòng nọc.
Nòng nọc: Nòng nọc phát triển 30 - 40 ngày sau, 2 chân sau mọc ra, rồi 2
chân trước, đuôi rụng, mang teo dần rồi xuất hiện phổi, lúc đó nòng nọc biến thành
ếch. Sống hoàn toàn trong môi trường nước. Ăn các loài động vật phù du.
Ếch giống (2 - 50g): Thích sống trên cạn gần nơi có nước. Thức ăn tự nhiên:
Côn trùng, con nhỏ, giun, ốc…. Sử dụng được thức ăn viên. Giai đoạn này ếch ăn
lẫn nhau khi thiếu thức ăn.
Ếch trưởng thành (200 - 300g): Sau 8 - 10 tháng ếch đã trưởng thành và có
thể thành thục sinh sản.Tiếp tục chu kỳ trên.
3. Tập tính ăn
Ếch là loài ăn tạp, thiên động vật, thích động vật sống. Qua quá trình nuôi
đã tập chúng ăn mồi chết và các dạng thức ăn chế biến khác. Ngoài thức ăn tự
nhiên (động vật sống): Giun, tép, ốc tôm, cá con, cua, châu chấu, cào cào…. ếch
còn ăn các loại cám gạo, bột ngô, bột ngũ cốc trộn với cá, tôm, tép, lươn,
chạch… Khi còn nhỏ, chúng rất thích ăn cám gạo (có can xi giúp cho nòng nọc
phát triển bộ xương), ốc, cua, cá giã nhỏ và các ấu trùng côn trùng ếch có khả
năng nhảy xa, bơi lội giỏi, song thực chất chúng sống khá thụ động, chỉ quanh
quẩn gần nơi ở. Ếch thường ngồi một chỗ để quan sát những con mồi di động,
khi con mồi tiến lại gần, ếch ngóc đầu lên và phóng lưỡi ra như một tia chớp
dính lấy con mồi, cuốn ngay vào miệng rồi dồn sức nhắm mắt nuốt chửng con
mồi. Nó có thể nuốt được một con cua khá to.
Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm
- 2 -
4. Sinh trưởng
Nuôi từ cỡ ếch giống 3 - 5 g/con, sau 1 tháng có thể đạt 25 - 30 g/con, nuôi
tiếp 3 - 4 tháng thành ếch thương phẩm cỡ 80 - 100 g/con. Sống ngoài tự nhiên ếch
1 tuổi, con cái nặng 60g, con đực nặng 50g. Ếch có thể sống tới 15 - 16 năm.
5. Sinh sản
Ếch đẻ rộ vào mùa xuân, những đêm mưa rào, chúng gọi nhau ra các đồng
lúa, đồng màu để đẻ. Tiếng ếch kêu vang dậy không gian của ếch đực. Con cái bị
kích thích, đẻ trứng, con đực cũng kịp thời phóng tinh lên trên, để thụ tinh cho
trứng. Ðó là sự thụ tinh ngoài (giống như cá). Trứng gặp tinh trùng thụ tinh, rơi
xuống nước và trương to lên dính vào nhau tạo thành màng trứng nổi trên mặt
nước. Trứng ếch hình tròn (nhỏ hơn trứng cá chép), có 2 phần trắng đen rõ rệt, một
nửa hình cầu màu đen hướng lên trên, gọi là cực động vật, một nửa sau màu trắng
nằm phía dưới.
Trứng tiếp tục phát triển thành bào thai, sau 7 - 10 ngày trứng nở thành nòng
nọc (thở bằng mang như cá). Nòng nọc phát triển 30 - 40 ngày sau, 2 chân sau mọc
ra, rồi 2 chân trước, đuôi rụng, mang teo dần rồi xuất hiện phổi, lúc đó nòng nọc
biến thành ếch và sống trên cạn. ếch 1 tuổi (50 - 60 g/con) đã tham gia sinh sản. ếch
2 - 3 tuổi sẽ cho thế hệ con tốt hơn. Ếch đẻ theo từng cặp 1 đực/1 cái. Ếch cái đẻ
năm thứ nhất từ 2.500 - 3.000 trứng/năm và ếch 3 - 4 tuổi đẻ 4.000 - 5.000
trứng/năm.
II. kỹ thuật sản xuất ếch
1. Nuôi ếch bố mẹ để cho đẻ
a/ Nơi nuôi vỗ :
- Ðiều kiện ao, vườn như ao nuôi ếch thịt.
- Nếu có điều kiện thì nuôi riêng đực - cái 1 tháng, trước khi cho đẻ.
b/ Phân biệt đực - cái :
Ếch đực: Có 2 màng kêu (2 chấm đen) ở hàm dưới, hai bên hầu, gọi là túi âm
thanh. Bàn chân trước nháp hơn, ngón chân trước có mấu thịt hoá sừng (chai sinh
dục), da ếch đực màu xám, không trơn bóng như ếch cái, cùng tuổi, ếch đực nhỏ hơn
ếch cái, ếch đực càng già, màng kêu càng to, tiếng kêu càng dõng dạc vang xa.
Ếch cái: Không có đặc điểm như ếch đực, đến mùa sinh sản thì ếch cái bụng
to, mềm hơn ếch đực.
c/ Mật độ nuôi vỗ
Ếch đực : 3 - 5 con/m2, ếch cái 3 - 4 con/m2.
Khi cho đẻ : 5 cặp/m2 mặt nước.
d/ Chế độ nuôi vỗ
Tăng tỷ lệ đạm động vật trong khẩu phần thức ăn, ngoài giun, giòi, cua, ốc,
trong thức ăn chế biến có 30% thịt cá và 70% bột ngũ cốc.
Quản lý như nuôi ếch thịt.
2. Cho ếch đẻ
Ðầu tháng 3 âm lịch, khi thấy bụng ếch cái to mềm và có tiếng kêu thưa thớt
của ếch đực, là báo hiệu 3 - 4 ngày sau ếch sẵn sàng đi đẻ.
Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm
- 3 -
Nếu nuôi riêng đực - cái thì tối hôm đó, phải mở cửa để ếch đực sang với ếch cái.
 Hiện nay dùng kích dục tố kích thích ếch đẻ vào thời điểm trái vụ. Kích dục tố
thường dùng:
- HCG 1 hủ /4kg ếch cái, ếch đực không cần tiêm.
- LHRH_a + 2 viên Dom/3 kg ếch cái, ếch đực không tiêm.
3. Thu trứng - trứng nở
a/ Cách vớt trứng:
Ếch đẻ đêm, thì sáng hôm sau đem xô, chậu đi vớt ngay. Dùng đĩa, chậu nhỏ vớt
nguyên cả màng trứng rồi đổ nhẹ vào chậu to, xô (có chứa vài lít nước sạch). Khi
trứng đã kín mặt chậu, xô phải chuyển về bể, giai, ô rồi đi vớt mẻ khác.
b/ Ấp trứng:
Ấp ở ao: Mật độ ấp khoảng 20.000 trứng/m2 mặt nước; tỷ lệ nở bình quân 50%.
Ấp trong giai, bể: Mật độ ấp khoảng 10.000 - 30.000 trứng/m2 mặt nước. Có
lợi là tập trung trứng về một chỗ, tiện quản lý chăm sóc nhưng phải đảm bảo nước
sạch, đủ ôxy và an toàn.
c/ Trứng nở: Trứng ếch ương ở nhiệt độ 25 - 30oC chỉ sau 18 - 24giờ sẽ nở ra nòng
nọc. Nếu để nhiệt độ nước nóng tới 34 - 360C, nòng nọc sẽ chết. Sau khi nở nòng
nọc còn rất yếu, lắng xuống đáy bể (giai) 3 giờ sau mới ngoi lên thở và bám quanh
thành bể.
 Một số điểm cần lưu ý:
- Mức nước trong hệ thống ấp cao khoảng 10 cm mà thôi, mức nước trong bể
sẽ được tăng thêm 3 - 5 cm cho đến khi mức nước trong bể đạt 30 cm thì ngưng.
Việc tăng mức nước trong bể lên từ từ trong nhiều ngày như vậy nhằm mục đích
tạo thêm dưỡng khí trong nước giúp trứng mau nở và nòng nọc nhanh lớn.
- Phải chờ tất cả trứng trong bể (ao) nở hết ta mới thay nước mới vào thời
gian đó khoảng 7 - 8 ngày. Nhưng trước khi thay nước mới cần vớt hết cặn
bã trong bể. Vì nòng nọc mới nở còn quá nhỏ, nhiều con chưa mở mắt, mở
miệng, chưa có khả năng bơi lội mà chỉ nằm sát một chỗ dưới đáy bể cho nên
không được xả cạn hết nước cũ để thay nước mới. Tốt nhất là phải thay từ từ
mỗi ngày một ít.
4. Ương nòng nọc
Mật độ: 1.500 - 2.000 con/m2.
Cho nòng nọc ăn: Trong...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kỹ thuật nuôi trồng nấm Rơm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi bằng kỹ thuật tầng vi sinh chuyển động Khoa học Tự nhiên 0
G Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của bò nuôi tại tỉnh Hà Giang và bò hoang dã ở Việt Nam bằng các kỹ thuật di truyền phân tử Khoa học Tự nhiên 0
C Nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn nước thải chăn nuôi lợn bằng kỹ thuật xử lý sinh học kết hợp lọc màng vi lọc Khoa học Tự nhiên 0
L Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi bằng kỹ thuật tầng vi sinh chuyển động Môn đại cương 0
C Dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến Việt Nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu Môn đại cương 0
D Nghiên cứu Kỹ thuật tạo cây dưa chuột đơn bội tử nuôi cấy In Vitro bao phấn Nông Lâm Thủy sản 0
L Nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, góp phần thực hiện ba chương trình kinh tế-xã hội và Nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
B Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây Tài liệu chưa phân loại 0
G Kỹ thuật nuôi cá sấu Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top