kitten_linhchi

New Member

Download miễn phí Kỹ thuật nuôi gà chọi





- Tổchức thi đấu:
+ Gà được phân theo 3 hạng: hạng tiểu (<3.0 kg), hạng trung
(3.0 - 3.5 kg) và hạng đại (từ3.5 kg trởlên). Các gà cùng hạng
thường được thi đấu với nhau. Tuy nhiên, nếu là gà có tài nghệcao
thì chủgà có thểcho đấu với hạng trên.
+ Mỗi trận đấu thường được tổchức từ01 hiệp trởlên, mỗi hiệp
có thời gian 20 phút. Thời gian nghỉgiải lao giữa các hiệp đấu là 05
phút đểsăn sóc và hồi phục cho gà.
- Mùa thi đấu: Mùa chọi gà thường được tổchức vào dịp Tết và
Xuân, kéo dài từtháng chạp đến tháng tưâm lịch. Sau đó, từtháng
năm đến tháng mười một âm lịch là mùa gà thay lông nên không sử
dụng thi đấu được.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Kỹ thuật nuôi gà chọi
Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Mục đích chính của việc nuôi gà chọi là sử dụng con trống vào việc huấn
luyện và thi đấu. Đa phần gà mái và những con trống không thành công
trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu thường được giết thịt.
Đối với gà mái, từ khi nở ra, lớn lên con nào có ngoại hình "ngố" thể
chất khoẻ mạnh, tính khí hung dữ và có một số đặc điểm ngoại hình qui định
phẩm chất tốt sẽ được giữ lại làm gà mái sinh sản. Chúng được kiểm định
qua vài lứa, nếu sản xuất ra được nhiều gà trống đạt thành tích cao thì tiếp
tục sử dụng nhân giống, nếu không đạt thì bị loại bỏ, chuyến sang giết thịt.
Đối với gà trống, con nào có ngoại hình tốt, thể chất tốt, tính tình hung hăng
thì được đưa vào huấn luyện, trong quá trình này người ta tiếp tục chọn theo
các tiêu chí:
- Có thể chất tốt (có khả năng chịu đòn, gan lì, luyện tập và thi đấu
bền bỉ).
- Có thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm.
- Có khả năng tránh đòn tốt.
Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công và trở thành gà thi đấu là rất
thấp, chỉ đạt dưới 20% so với tổng số gà trống lúc nở ra.
Phân bố
Gà chọi được nuôi từ xa xưa ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Bình Định.
Đến nay, ước tính cả tỉnh có khoảng 1000 gà trống được tuyển chọn, huấn
luyện và sử dụng làm gà thi đấu ở các cấp độ khác nhau. Tất cả các huyện và
thành phố đều có nuôi và tổ chức trường đấu gà, song tập trung nhất là
thành phố Qui Nhơn, Tây Sơn và Hoài Nhơn.
Chơi gà chọi cũng là hoạt động giao lưu văn hoá, cho nên giống gà
chọi Bình Định hiện nay không chỉ tồn tại riêng ở Bình Định mà còn phát tán
ra các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, ĐakLak.
Gà trống thi đấu đạt thành tích cao thường được bán đi nhiều nơi trong
và ngoài nước.
Phương thúc nuôi gà chọi và tổ chức chọi gà ở Bình Định
Người chơi gà chọi ở Bình Định Khá đông, song phần lớn là người nuôi
gà trống với số lượng ít (1 - 3 con), có một số gia đình nuôi gà mái để tạo
giống. Nếu có dòng mái tốt thì họ thường giữ độc quyền, không bán con mái
ra ngoài mà chỉ bán con trống.
Chọn và nhân giống
- Chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất (thường là những con
mái dữ) và đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành
tích cao. Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không
quá già (<6 năm tuổi).
- Chọn gà trống có ngoại hình tốt và có thành tích cao, tuổi từ 1.5 -
4.0 năm, không đồng huyết với mái đã chọn.
- Bổ sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một
tháng trước khi giao phối.
- Tiến hành ghép phối (thường là vào cuối tháng chạp và đầu tháng
riêng).
- Ấp nở: theo truyền thống, người ta thường cho gà nở vào mùa xuân
bằng cách ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài động
tác hỗ trợ của con người. Đã có một số thử nghiệm ấp bằng máy, song lại
được đánh giá là chưa thành công, thể hiện ở nhược điểm là gà lớn lên có khả
năng thi đấu rất kém.
Thức ăn và dinh dưỡng
* Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ (cho ăn tự do):
- cám gạo : 10%
- bắp : 20%
- lúa : 30%
- Cá tươi nấu chín : 20%
- Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.
* Khẩu phần cho một gà trống thi đấu/ ngày:
- Lúa : 0.25 kg.
- Rau, giá : 0.10 kg.
- Lươn, thịt bò : 0.10 kg.
Quản lý huấn luyện gà thi đấu
- Gà con được nuôi chung cả ổ và theo mẹ đến 2.5 hay 3 tháng
tuổi.
- Sau khi tách mẹ vẫn được nhốt chung, cho đến 4 - 5 tháng
tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi
con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá
bậy.
- Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ,
ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thời cắt tai, tích.
- Cho gà đá thử 1 - 5 trận, xem con nào có khả năng đá hay thì
giữ lại huấn luyện tiếp, hay không thì bán hay giết thịt.
- Huấn luyện gà bằng các việc chính:
+ Quần sương: cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.
+ Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước
tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để cho da
dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi
đấu.
+ Dầm cẳng: trước khi thi đấu 1 tháng, gà được cho ngâm chân
trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.
- Tổ chức thi đấu:
+ Gà được phân theo 3 hạng: hạng tiểu (<3.0 kg), hạng trung
(3.0 - 3.5 kg) và hạng đại (từ 3.5 kg trở lên). Các gà cùng hạng
thường được thi đấu với nhau. Tuy nhiên, nếu là gà có tài nghệ cao
thì chủ gà có thể cho đấu với hạng trên.
+ Mỗi trận đấu thường được tổ chức từ 01 hiệp trở lên, mỗi hiệp
có thời gian 20 phút. Thời gian nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu là 05
phút để săn sóc và hồi phục cho gà.
- Mùa thi đấu: Mùa chọi gà thường được tổ chức vào dịp Tết và
Xuân, kéo dài từ tháng chạp đến tháng tư âm lịch. Sau đó, từ tháng
năm đến tháng mười một âm lịch là mùa gà thay lông nên không sử
dụng thi đấu được.
Đặc điểm ngoại hình
Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, xương to, cơ bắp phát
triển, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn hay không có, lớp biểu bì
hoá sừng ở cẳng chân dày và cứng, Gà đá bằng sức mạnh của bàn
chân chứ không phải bằng khả năng đâm xuyên của cựa.
Màu sắc của lông, da
Nhìn chung màu sắc của gà chọi Bình Định đa dạng, có thể
thuần màu hay đa màu trên một cá thể. Thông thường màu sắc lông
phụ thuộc vào màu lông của con trống là chính, màu lông giống con
trống chiếm tie lệ 50 - 60%.
* Màu lông
+ Gà có lông đen tuyền, gọi là gà ô, loại này chiếm tỉ lệ cao
nhất.
+ Gà có lông đen, lông mã màu đỏ gọi là gà Tía.
+ Gà có màu lông xám tro gọi là gà Xám.
+ Gà có màu lông giống lông chim ó gọi là gà ó.
+ Gà có màu lông trắng roàn thân, gọi là gà Nhạn.
+ Gà có lông 5 màu ( đỏ, đen, vàng, trắng, xám), gọi là gà Ngũ
sắc.
Ngoài ra, còn có một số có màu lông pha tạp như gà đen có
chấm trắng...
* Màu mỏ:
Màu mỏ cũng có màu sắc đa dạng, thường thấy mỏ có màu
trắng ngà, màu vàng, màu đen, màu xanh lợt (xanh đọt chuối).
* Màu chân:
Lớp biểu bì hoá sừng (vảy) ở bàn chân và các ngón chân gà chọi
Bình Định cũng có màu sắc không giống nhau giữa các cá thể. Thậm
chí, cùng một cá thể song màu sắc hai chân lại khác nhau. Thường
thấy gà hai chân đen, vàng, xanh lợt, trắng, vàng đốm nâu, một chân
vàng một chân đen hay trắng. Màu sắc cựa gà thường giống màu
chân, song có con có hai cựa với hai màu khác nhau mặc dù hai chân
lại cùng màu.
* Màu da:
Phần da đầu, cổ, ức, đùi và hông có màu đỏ và dày. Các phần
khác như: lưng, nách, cánh lại có màu vàng hay trắng và da mỏng.
Tầm vóc
Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, chân cao, xương ống chân
to, ngón dài và khoẻ, bàn chân (ống chân) gà trưởng thành có con dài
tới 15 cm, song thường thấy loại 10 - 13 cm. Ngực rộng với cơ ngực
nổi rõ. Đùi to, dài và cơ phát triển. Tuy nh...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kỹ thuật nuôi trồng nấm Rơm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi bằng kỹ thuật tầng vi sinh chuyển động Khoa học Tự nhiên 0
G Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của bò nuôi tại tỉnh Hà Giang và bò hoang dã ở Việt Nam bằng các kỹ thuật di truyền phân tử Khoa học Tự nhiên 0
C Nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn nước thải chăn nuôi lợn bằng kỹ thuật xử lý sinh học kết hợp lọc màng vi lọc Khoa học Tự nhiên 0
L Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi bằng kỹ thuật tầng vi sinh chuyển động Môn đại cương 0
C Dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến Việt Nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu Môn đại cương 0
D Nghiên cứu Kỹ thuật tạo cây dưa chuột đơn bội tử nuôi cấy In Vitro bao phấn Nông Lâm Thủy sản 0
L Nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, góp phần thực hiện ba chương trình kinh tế-xã hội và Nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
B Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây Tài liệu chưa phân loại 0
G Kỹ thuật nuôi cá sấu Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top