Beavis

New Member

Download miễn phí Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây





7) CÁC BỆNH THƯÒNG GẶP KHI NUÔI THẺCHÂN TRẮNG
Mặc dù đã làm tốt công tác thảgiống, nuôi dưỡng, kiểm tra ao nuôi hằng
ngày, nhưng nhất thiết phải chú trọng công tác phòng trừdịch bệnh, nhất là
khoảng thời gian 30-60 ngày sau khi thảgiống là giai đoạn tôm rất dễmắc
bệnh.
Trong quá trình nuôi phải triệt đểáp dụng các biện pháp dựphòng như:
trộn thuốc vào thức ăn cho tôm ,sửdụng thuốc tiêu độc, tiến hành điều tiết
môi trường sinh thái cho phù hợp với từng thời kì sinh trưởng của tôm
Định kì cho tôm ăn thức ăn đã tẩm thuốc tiến hành khi thấy tôm phát sinh
những bất lợi, hay chất lượng nứơc trong ao không tốt. Ngài tác dụng ngăn
ngừa dịch bệnh phát sinh, laọi thức ăn có tẩm thuốc này có thểtăng cường
thểchất ởtôm. Nhưng cũng không vì thếmà dùng lạm dụng thuốc, và tránh
dùng một loại thuốc thường xuyên



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sú. Mô hình nuôi phổ biến có năng suất cao là mô hình ít thay nước.
Diện tích từ 0,5 đến 1 ha. Hình dạng của ao là hình vuông, hình tròn hay
hình chữ nhật, chiều dài/chiều rộng là 2/1, thuận tiện cho việc tạo dòng chảy
trong ao khi đặt máy quạt nước dồn chất thải vào giữa ao để thu gom và tẩy
dọn ao. Ðáy ao bằng phẳng, có độ dốc khoảng 15oC nghiêng về phía cống
thoát.
b) Ao chứa - lắng
Khu vực nuôi phải có ao chứa - lắng để trữ nước và xử lý nước trước khi cấp
cho các ao nuôi. Diện tích ao chứa - lắng thường bằng 25 - 30% diện tích
khu nuôi, đáy ao chứa - lắng nên cao bằng mặt nước cao nhất của ao nuôi để
có thể tự cấp nước cho ao nuôi bằng hình thức tháo cống mà không cần
bơm. Nước lấy vào ao chứa - lắng là nước biển qua cống hay bơm tuỳ theo
mức thuỷ triều của vùng nuôi. Nếu độ mặn quá cao nước biển phải pha đấu
với nước ngọt để hạ độ mặn theo yêu cầu của kỹ thuật nuôi.
c) Ao xử lý thải
Khu vực nuôi còn cần có ao xử lý nước thải, diện tích bằng 5 - 10%
diện tích khu vực nuôi để xử lý nước ao nuôi sau khi thu hoạch thành nước
sạch không còn mầm bệnh mới được thải ra biển.
d) Mương cấp, mương tiêu
Mương cấp và mương tiêu để cấp cho các ao nuôi và dẫn nước của ao nuôi
ra ao xử lý thải. Mương cấp cao bằng mặt nước cao của ao nuôi và mương
tiêu thấp hơn đáy ao 20 - 30 cmm để thoát hết được nước trong ao khi cần
tháo cạn. Hệ thống mương cấp mương tiêu khoảng 10% diện tích khu vực
nuôi.
e) Hệ thống bờ ao, đê bao
Ao nuôi tôm thông thường phải có độ sâu của nước 1,5m và bờ ao tối thiểu
cao hơn mặt nước 0,5m. Ðộ dốc của bờ phụ thuộc vào chất đất khu vực xây
dựng ao nuôi. Ðất cát dễ xói lở bờ ao nên có độ dốc là 1/1,5, đất sét ít xói lở
hơn, độ dốc của bờ ao có thể là 1/1.
Cần lưu ý là bờ ao không cao, nước nông, sẽ tạo điều kiện cho rong, tảo
dưới đáy ao phát triển làm suy giảm chất lượng nước ao nuôi.
Một số bờ ao trong khu vực nuôi nên đắp rộng hơn các bờ khác để làm
đường vận chuyển nguyên vật liệu cho khu vực nuôi.
Ðê bao quanh khu vực nuôi thường là bờ của kênh mương cấp hay tiêu
nước. Hệ số mái tương tự ao nuôi nhưng bề mặt lớn hơn và độ cao của đê
phải cao hơn lúc thuỷ triều cao nhất hay nước lũ trong mùa mưa lớn nhất
0,5 - 1m.
f) Cống cấp và cống tháo nước
Mỗi ao phải có một cống cấp và một cống tháo nước riêng biệt. Vật liệu xây
dựng cống là xi măng, khẩu độ cống phụ thuộc vào kích thước ao nuôi,
thông thường ao rộng 0,5 - 1 ha, công có khẩu độ 0,5 - 1m bảo đảm trong
vòng 4 - 6 tiếng có thể cấp đủ hay khi tháo có thể tháo hết nước trong ao.
Cống tháo đặt thấp hơn chỗ thấp nhất của đáy ao 0,2 - 0,3 m để tháo toàn bộ
nước trong ao khi bắt tôm.
g) Bãi thải
Tuỳ quy mô khu vực nuôi và hình thức nuôi tôm để thiết kế bãi thải nhằm
thu gom rác thải và mùn bã hữu cơ ở đáy ao xử lý thành phân bón hay rác
thải di chuyển đi nơi khác để chống ô nhiễm cho khu vực.
3) Cải tạo ao nuôi
a) Cải tạo đáy ao
_ Ðối với ao mới xây dựng xong: cho nước vào ngâm 2 - 3 ngày rồi lại xả
hết nước để tháo rửa. Tháo rửa như vậy 2 đến 3 lần sau đấy dùng vôi bột để
khử chua cả bờ và đáy ao. Lượng vôi tuỳ theo pH của đất đáy ao :
- pH 6 - 7 dùng 300 - 400 kg/ha;
- pH 4,5 - 6 dùng 500 - 1.000 kg/ha.
Rắc vôi xong phơi ao 7 - 10 ngày lấy nước qua lưới lọc sinh vật có mắt lưới
9 - 10 lỗ/cm2. Gây mầu nước để chuẩn bị thả giống.
_ Đối với ao cũ
Sau khi thu hoạch xong thì tháo cạn nước, nếu:
+ Ao có thể tháo cạn nước : Nếu tháo kiệt được thì nạo vét hết lớp bùn nhão
rồi cầy xới đáy ao lên trộn với vôi bột mỗi ha 500 - 1.000 kg phơi khô 10 -
15 ngày. Làm như vậy để cho chất độc có thể thoát ra, tạo điều kiện cho một
số vi sinh vật có lợi làm việc.
+ Ao không thể tháo cạn nước: ta dùng phương pháp cải tạo ướt, vẫn rút
nước tới mức có thể, bơm bùn, sục đáy để tẩy rửa chất thải. Sau đó bón vôi
với liều lượng từ 1.200 - 1.500 kg/ha cho ao với mực nước 10 cm, với ao có
mực nước sâu 0,5 - 1m lượng vôi nhiều hơn gấp đôi. Đóng cửa cống, khi
thủy triều lên nước bên ngoài cao hơn trong ao thì nước bên ngoài sẽ theo
các mao mạch len lỏi vào ao nó sẽ rửa các chất bẩn sâu. Sau đó mở cống
tháo cạn nước lần nữa, bón vôi lại với lượng vôi nhiều hay ít phụ thuộc vào
chỉ số pH của nước ao. Bón vôi xong yêu cầu chỉ số pH của nước ao phải đạt
8 - 8,3 mới được thả tôm giống để nuôi. Vì tôm này thích pH cao hơn là tôm
sú nhưng bón vôi quá liều lượng làm cho nhiệt độ nước lên cao, pH cao,
NH3 cao, độc tính lớn dẫn đến bệnh tôm phát triển;
+ Dùng vôi sát trùng xong không được bón phân urê; phân urê làm tăng
NH4-N trong nước, phá hoại tổ chức mang của tôm, cản trở sự vận chuyển
máu làm tôm bị chết.
Lưu ý :
- Quá trình tháo nước ao cũ phải kết hợp sục bùn làm sạch ao, vét bớt bùn ô
nhiễm ở đáy ao;
-Quá trình tu bổ bờ ao phải bắt diệt hết ếch, rắn, các loại động vật làm hang
sống ở bờ ao, lấp các hang hố quanh bờ ao, và làm sạch cỏ xung quanh bờ
ao;
- Sau khi rắc vôi xong, dùng cào trộn đều khắp đáy ao để diệt hết cá tạp và
sinh vật có hại, cày đảo đáy ao cho ôxy hoá lớp bùn đáy; phơi khô 10 - 15
ngày mới cho nước vào ao; khi cho nước cần trộn thêm một ít chế phẩm sinh
học và chế phẩm ôxy hoá để khử chất độc và phân giải các hợp chất hữu cơ
trong ao;
- Nếu đáy ao quá chua, hàm lượng sắt quá cao hay khả năng thẩm lậu quá
lớn không giữ được nước nên dùng lớp vải nilông nhân tạo lót đáy ao; nếu
đáy là đáy thịt, đáy bùn cát có thể cho thêm một lớp cát dày 2 - 3 cm trên lớp
vải lót để tôm vùi mình theo tập tính sống của tôm, còn đáy cát bùn, cát
thích hợp cho sự phát triển của tôm.
b) Diệt tạp
Nước lấy vào ao qua lưới lọc để 2 - 3 ngày cho các loại trứng theo nước vào
ao nở hết rồi
tiến hành diệt bằng saponine với nồng độ 15 - 20 pPhần mềm (15-20 g/m3 nước
ao). Hay một số chất diệt tạp khác rất hiệu quả có bán ngoài thị
trường.Saponine có tên thị trường là sapotech được đóng trong bao nilong
bọc giấy, khi dùng đem ra pha nước tạt xuống ao, lượng dùng là 4,5 - 5
g/m2, cho ao có mức nước sâu khoảng 10 cm. Sau 15 - 20 giờ thay nước
hay cho thêm nước vào ao mới được thả tôm giống.
c) Khử trùng nguồn nước
Trong nước ao thường có nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm, tảo và nguyên
sinh động vật sinh ra các loại bệnh cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm
trắng, bệnh MBV, bệnh phát sáng, bệnh đóng rong, bệnh đỏ mang, bệnh
hoại tử phụ bộ, v.v... Vì vậy, trước khi thả tôm giống cần khử trùng
nguồn nước. Hoá chất dùng để khử trùng nguồn nước phổ biến là chlorine.
Chlorine có hàm lượng Cl 30 - 38%, để lâu sẽ bốc hơi mất tác dụng nên
thường phải xác định lại nồng độ cho chính xác trước khi dùng.
Nồng độ 2 ppm(2g/m3) có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Ao có mức nước sâu
1m, mỗi ha dùng 195 kg hoà loãng với nước ao phun đều khắp ao. Nếu phun
vào những ngày t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kỹ thuật nuôi trồng nấm Rơm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi bằng kỹ thuật tầng vi sinh chuyển động Khoa học Tự nhiên 0
G Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của bò nuôi tại tỉnh Hà Giang và bò hoang dã ở Việt Nam bằng các kỹ thuật di truyền phân tử Khoa học Tự nhiên 0
C Nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn nước thải chăn nuôi lợn bằng kỹ thuật xử lý sinh học kết hợp lọc màng vi lọc Khoa học Tự nhiên 0
L Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi bằng kỹ thuật tầng vi sinh chuyển động Môn đại cương 0
C Dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến Việt Nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu Môn đại cương 0
D Nghiên cứu Kỹ thuật tạo cây dưa chuột đơn bội tử nuôi cấy In Vitro bao phấn Nông Lâm Thủy sản 0
L Nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, góp phần thực hiện ba chương trình kinh tế-xã hội và Nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
G Kỹ thuật nuôi cá sấu Tài liệu chưa phân loại 0
B Kỹ thuật nuôi tăng sản cá tra Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top