xman_bank

New Member

Download miễn phí Kỹ thuật nuôi trâu đực giống





Trâu đực giống rất cần được vận động thường xuyên để tăng cường
quá trình trao đổi chất (tiêu hoá, hấp thụ thức ăn), nâng cao sức khoẻ (hệ cơ
xlíơng thêm vững chắc), từ đó nâng cao khả nănggiao phơi, phẩm chất tinh
dịch và tỷ lệ thụ thai. Có nhiều cách vận động kết hợp với chăn thả, với
lao tác nhẹ hay vận động theo đường quy định.
Vận động kết hợp với chăn thả là cách thức tốt nhất, hàng ngày nên
chăn thả trâu đực ở bãi chăn cách xa chuông 1-2km, khi đi và khi về cho trâu
đi nhanh theo yêu cầu giống như một cách vận động.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Kỹ thuật nuôi trâu đực giống
Chất lượng trâu đực giống quyết định chất lượng ít nhất cũng của một
nửa số đàn trâu giống trong cả nước. Tác động vào trâu đực giống (số ít) dễ
dàng và kinh tế hơn nhiều so với tác động vào trâu cái số đông). Vì vậy,
khâu chọn giống và các kỹ thuật nuôi dưỡng, quản lý trâu đực phải được đặc
biệt chú ý.
Sản phẩm quan trọng của trâu đực giống là tinh dịch, số lượng và chất
lượng tinh dịch thể hiện chất lượng con giống vả quyết định tỷ lệ thụ thai. Số
lượng và chất lượng tinh dịch phụ thuộc nhiều vào các yếu tố dinh dưỡng,
quản lý, chăm sóc và quy trình khai thác sử dụng.
1. Nuôi dưỡng
Trâu đực giống cần được nuôi dưỡng thường xuyên với đầy đủ
các chất dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng của trâu đực giống phụ thuộc vào
lối lượng cơ thể và mức độ phối giống. Tiêu chuẩn ăn cụ thê của trâu đực
giống.
Tiêu chuẩn ăn duy trì
Khối
lượng (kg)
VCK
ăn vào (kg)
Năng
lượng trao
đổi (Kcal)
Protein
tiêu hoá (g)
Ca
(g)
P
(g)
400 7.5 15.400 250 18 13
500 8.3 16.600 300 20 15
600 9.6 19.500 345 22 17
700 10.9 22.100 390 25 19
800 12.0 24.200 430 27 21
900 13.1 26.400 470 30 23
1000 14.1 28.600 500 32 25
Hàm lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày rất quan trọng, ảnh
hưởng lớn đến chất lượng tinh dịch, cần chú ý tới nguồn protein động vật
như bột cá, bột thịt, bột máu, trứng, sữạ. Bên cạnh đó, nguồn khoáng, đặc
biệt là phốt pho và nguồn vitamin, nhất là vitamin A và E cũng cần được chú
ý cung cấp đủ. Những nguồn này có sẵn trong cỏ xanh, củ quả thóc mầm . . .
Trong mùa phối giống ngoài tiêu chuẩn trên cần chú ý bồi dưỡng thêm cho
trâu đực để nâng cao số lượng và chất lượng tinh dịch đảm bảo tỷ lệ thụ thai
cao. Khi phối hợp khẩu phần ăn hàng ngày của trâu đực giống, cần chú ý các
loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, để trâu đực ăn khối lượng
ít mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng và giữ cho bụng gọn dê dàng khi giao
phối. Tỷ lệ thức ăn tinh chiếm 40-50% trong khẩu phần là thích hợp, còn lại
là thức ăn thô xanh, trong đó thức ăn tươi anh rất quan trọng, vì vậy cần chú
ý đảm bảo đủ cỏ xanh quanh năm, trường hợp thiếu cỏ xanh có thể cung cấp
một phần cỏ ủ hay cỏ khô và thức ăn củ quả. Thức ăn tinh cho ăn 2 lần
trong ngày (sáng, chiều), thức ăn thô xanh cho ăn tự do, nước uống cung cấp
đầy đủ. phối hợp khẩu phần ăn của trâu đực giống có thể dựa vào tiêu chuẩn
ăn ghi ở các bảng trên. Tiêu chuẩn ăn là tiêu chuẩn duy trì, trong thời gian
phối giống, cho trâu đực ăn thêm mỗi ngày 1kg thức ăn tinh trong đó có
100-120g protein tiêu hoá, môi lần lấy tinh cho trâu đực ăn thêm 2 quả trứng
gà tươi.
2. Chăm sóc
Trâu đực giống rất cần được vận động thường xuyên để tăng cường
quá trình trao đổi chất (tiêu hoá, hấp thụ thức ăn), nâng cao sức khoẻ (hệ cơ
xlíơng thêm vững chắc), từ đó nâng cao khả năng giao phơi, phẩm chất tinh
dịch và tỷ lệ thụ thai. Có nhiều cách vận động kết hợp với chăn thả, với
lao tác nhẹ hay vận động theo đường quy định...
Vận động kết hợp với chăn thả là cách thức tốt nhất, hàng ngày nên
chăn thả trâu đực ở bãi chăn cách xa chuông 1-2km, khi đi và khi về cho trâu
đi nhanh theo yêu cầu giống như một cách vận động.
Nên kết hợp vận động với lao tác nhẹ như cho trâu đực kéo xe hay
bừa đất nhẹ ở gần chuồng trong 1-2 giờ, vừa sử dụng sức trâu trong công
việc nhẹ hợp lý lại có tác dụng cho trâu đực giống vận động (tuy nhiên cần
tránh cho trâu kéo quá nặng hay bừa quá lâu làm trâu mệt).
Vận động theo đường vận động quy định sẵn là hình thức được sử
dụng ở các trại giống hay trạm thụ tinh nhân tạo, trâu đực giống hàng ngày
được vận động theo đường cố định 1-2km vào buổi sáng.
Tắm chải hàng ngày cũng là một yêu cầu quan trọng trong quy trình
chăm sóc trâu đực giống làm cho trâu được sạch sẽ, tăng tuần hoàn của máu,
tàng mẫn cảm của da, làm trâu sảng khoái và trao đổi chất được tăng cường,
ảnh hưởng tốt đến quá trình sinh trưởng, sinh sản đồng thời dễ làm quen khi
sử dụng trâu đực giống khai thác tinh làm thụ tinh nhân tạo. Trong mùa nắng
ấm phải cho trâu đực giống tắm hàng ngày, kỳ cọ bẩn kết hợp chải kích
thích lông da, sau đó lau khô bằng khăn vải mềm (chú ý lau mồm, mắt, mũi,
cơ quan sinh dục). Mùa lạnh xoa chải hàng ngày bằng bàn chải buổi sáng
sau khi trâu đực giống vận động, khi trời ấm, có thế tắm nhanh và lau khô
ngay sau khi tắm. Xoa chải lông cẩn thận từ phải sang trái, từ trước đến sau,
từ trên xuống dưới toàn thân trâu để làm mượt lông, sạch da, loại trừ ve rận.
3. Sứ dụng phối giống
Tuổi sử dụng của trâu đực thường bắt đầu lúc 3 năm tuổi trở lên, lúc
này trâu đạt khoảng 70-80% khối lượng cơ thể lúc trưởng thành. Không nên
sử dụng trâu đực quá sớm, thời gian sử dụng đực giống tốt nhất là 4-5 năm.
Trâu đực giống có thể sử dụng để phối giống quanh năm, nhưng trong
thực tế sản xuất, do tính chất sinh sản theo mùa ở trâu cái (động dục không
đều nhau giữa các mùa) nên thường sử dụng tập trung trong mùa sinh sản
khi trâu cái động dục nhiều, trâu đực phải phối giống nhiều hơn. Tần số phối
giống tốt nhất là 2-3 lần trong một tuần. Trong mùa sinh sản, nếu phải phối
giống nhiều hơn phải tăng cường bồi dưỡng đế đảm bảo sức khoẻ cho trâu
đực giống như đã trình bày ở mục nuôi dưỡng.
3.1. Kỹ thuật phối giống
3.1. Phối giống trực tiếp
Phối giống trực tiếp là để cho trâu đực giống giao phối tự nhiên với
trâu cái động dục mà không cần có sự can thiệp của kỹ thuật. Có hai hình
thức là phôi giống tự do và phối giống có hướng dẫn.
Phổi giống trực tiếp tư do là phương pháp nhốt chung hay thả chăn
chung trâu đực và trâu cái với nhau trong đàn, trâu đực giống giao phối tự do
khi có trâu cái động dục. Phương pháp này mặc dù có ưu thế là trâu đực tự
phát hiện chính xác thời gian trâu cái động dục để phối và kết quả thường
cho tỷ lệ đẻ cao trong đàn, nhưng có hạn chế là trâu đực giống nhảy tuỳ tiện
nhiều lần làm ảnh hưởng đến sức khoẻ trâu đực, người chăn nuôi lại không
chủ động theo dõi được thời gian phối giống, có chửa để chăm sóc, quản lý
tốt hơn đàn trâu cái có chửa đồng thời cũng khó khăn trong công tác quản lý
giống.
Phối giống trực tiếp có hướng dẫn là phương pháp nuôi nhốt và chăn
riêng trâu đực, trâu cái. Khi phát hiện được trâu cái động dục thì cho trâu
đực giống phối. Phương pháp này khắc phục được những hạn chế của giao
phối tự do, nhưng lại có những khó khăn về phát hiện động dục ở trâu cái Để
khắc phục nhược điểm này và đảm bảo phối giống có tỷ lệ thụ thai cao,
người chăn nuôi phải dùng đực thí tình phát hiên trâu cái độnbơ dục trước
khi cho trâu đực giống phối giống trực tiếp.
3.1.2. Phối giống nhân tạo
Phối giống nhân tạo là không cho trâu đực giao phối trực tiếp trâu cái
mà là do thao tác kỹ thuậ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kỹ thuật nuôi trồng nấm Rơm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi bằng kỹ thuật tầng vi sinh chuyển động Khoa học Tự nhiên 0
G Nghiên cứu tính đa dạng di truyền của bò nuôi tại tỉnh Hà Giang và bò hoang dã ở Việt Nam bằng các kỹ thuật di truyền phân tử Khoa học Tự nhiên 0
C Nghiên cứu giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn nước thải chăn nuôi lợn bằng kỹ thuật xử lý sinh học kết hợp lọc màng vi lọc Khoa học Tự nhiên 0
L Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi bằng kỹ thuật tầng vi sinh chuyển động Môn đại cương 0
C Dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến Việt Nam hạn 5 ngày bằng phương pháp tổ hợp sử dụng kỹ thuật nuôi nhiễu Môn đại cương 0
D Nghiên cứu Kỹ thuật tạo cây dưa chuột đơn bội tử nuôi cấy In Vitro bao phấn Nông Lâm Thủy sản 0
L Nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, góp phần thực hiện ba chương trình kinh tế-xã hội và Nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
B Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây Tài liệu chưa phân loại 0
G Kỹ thuật nuôi cá sấu Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top