ngocanh139

New Member
Hầu hết các hãng nước tăng lực đều quảng cáo đây là loại nước có tác dụng bổ sung năng lượng, cung cấp các loại vitamin, hỗ trợ chức năng hệ thần kinh và cơ bắp, tăng cường trí nhớ... Nhiều người đã tin, sử dụng, thậm chí lạm dụng loại nước này mà không biết lạm dụng là có hại.


Hiện nay, có khá nhiều người chuộng dùng nước tăng lực. Một số người làm việc nhiều, lao động nặng, ngủ không đủ, ăn không đủ chất, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải, thay vì nghỉ ngơi, ăn đủ chất bồi bổ sức khỏe thì lại chọn nước tăng lực gọi là để lấy lại sức khỏe và tinh thần. Một số người khác vận động quá sức do chơi thể thao cũng chọn nước tăng lực để bổ sung sức khỏe, tăng sức cơ bắp để chơi thể thao hiệu quả hơn. Đặc biệt, nhiều tài xế lái xe đường dài thường dùng nước tăng lực để giúp tinh thần được tỉnh táo, minh mẫn trong suốt thời gian lái xe.


Vì sao nước tăng lực được xem như “thần dược”?

Bộ não cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể rất cần một chất gọi là adenosine triphosphate (viết tắt ATP) là chất chuyển hóa sinh ra năng lượng làm tăng hoạt động trí não. Đặc biệt adenosine nằm trong ATP là chất rất cần thiết cho tế bào sinh trưởng và cơ thể hoạt động sinh lý bình thường. Với hoạt động thể chất, adenosine giúp tăng sức dẻo dai cơ bắp. Thậm chí, adenosine được dùng làm thuốc như: thuốc trị loạn nhịp tim. Cơ thể làm việc càng nhiều thì adenosine hay ATP được cơ thể sản xuất hay được đưa từ ngoài vào phải càng cao. Nước tăng lực được quảng cáo có chứa adenosine nên nhiều người nghĩ đó là “thần dược” là vì thế.Lạm dụng nước tăng lực: Không tốt cho sức khỏe
Mỗi công ty sản xuất nước tăng lực đều có công thức “bí quyết” riêng, nhưng thành phần thường chứa nhiều nhất là đường (sẽ chuyển hóa thành glucose cung cấp năng lượng), kế đó là caffeine, inositol, taurine, adenosine, các loại vitamin, màu thực phẩm, chất bảo quản…


Bên cạnh tác dụng làm tỉnh táo, hưng phấn, thoải mái tinh thần tạm thời (khoảng 2 - 3 giờ), nước tăng lực có thể gây hàng loạt tác dụng phụ có hại cho người dùng (Ảnh minh họa)

Gọi là “tăng lực” là nhờ lượng đường chứa rất nhiều trong nước tăng lực làm thứ nước này uống rất ngọt và cung cấp rất nhiều năng lượng, giúp hoạt động cơ bắp. Caffeine có trong nước tăng lực là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, nhiều người biết chất này có nhiều ở trà và cà phê. Nhờ có caffeine nên khi uống trà, cà phê và nước tăng lực, ta cảm giác tỉnh táo, hưng phấn do chất này kích thích hệ thần kinh hoạt động mạnh hơn, làm tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn. Inositol có tác dụng tạo chất phospholipid - thành phần cơ bản của màng tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh.

Taurine có cấu trúc gồm hai acid amin là methionine và cysteine, có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể… Một số chất được xem là chủ yếu có trong thành phần nước tăng lực vừa kể, chúng có lợi nhưng cũng có thể gây hại cho một số người không “hạp” kể dưới đây.


Nước tăng lực vẫn có tác dụng phụ có hại

Bên cạnh tác dụng làm tỉnh táo, hưng phấn, thoải mái tinh thần tạm thời (khoảng 2 - 3 giờ), nước tăng lực có thể gây hàng loạt tác dụng phụ có hại cho người dùng.
Nước tăng lực không phải là thực phẩm bổ dưỡng vì nó không cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nước tăng lực thực chất là thức uống “cao năng lượng” do có hàm lượng đường cao (15 - 19%, trong khi ở nước ngọt có gas là 10 - 12%). Những người uống nhiều nước tăng lực do chứa nhiều đường mà vẫn ăn ngon miệng và ăn nhiều nữa sẽ có nhiều nguy cơ bị béo phì hay bị tiền đái tháo đường (rất dễ chuyển thành đái tháo đường).
Nước tăng lực có chứa caffeine. Một số người gọi là không “hạp” caffeine có thể bị mất ngủ (do caffeine gây kích thích) hay tim đập nhanh (caffeine làm tăng nhịp tim) gây khó chịu, hay tăng dịch vị dạ dày gây xót ruột. Những người này hoàn toàn không nên dùng nước tăng lực.
Nếu nước tăng lực có adenosine và hàm lượng cao (thường nước tăng lực không ghi rõ hàm lượng thành phần) có thể gây tác dụng phụ có hại như: loạn nhịp tim, đánh trống ngực, đỏ bừng mặt, khó thở, tức ngực.

Đối với trẻ con, uống nhiều nước tăng lực hoàn toàn không có lợi. Nhiều gia đình có thói quen người lớn uống gì cũng nên cho trẻ nhỏ thử để dạ dày làm quen với chất đó nên có những bé vài tuổi đã “thưởng thức” loại nước này. hay một số trẻ khi thấy bố mẹ uống cũng bắt chước uống theo. Nước tăng lực thực chất là thức uống có hàm lượng đường cao chỉ cung cấp những calori rỗng (không có các chất dinh dưỡng thiết yếu). Những calori rỗng của nước tăng lực khiến trẻ uống nó nhiều luôn cảm giác no, chán ăn không muốn ăn và ăn không đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Hậu quả là trẻ có thể bị thiếu dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng. Tác hại của nước tăng lực dùng nhiều ở trẻ là thế.

Ta thường thấy người tập thể hình hay chơi tennis nhễ nhại mồ hôi ngửa cổ lên nốc một hơi hết chai/lon nước tăng lực. Nếu người tập thể dục thể thao loại nặng mà chỉ nốc nước tăng lực không thôi để bù nước và chất điện giải thì thật “phản khoa học”. Vì loại nước này hoàn toàn không có tác dụng bù nước (nước chứa quá nhiều đường không thể bù số lượng lớn mà cơ thể mất nước cấn). Cũng như nước tăng lực chẳng có chất điện giải nào (natri, kali…) để bù. Uống càng nhiều nước tăng lực thì càng thiếu nước và chất điện giải. Thiếu nước và chất điện giải, rối loạn phân bố nước và chất điện giải giữa các khu vực trong cơ thể sẽ làm giảm hiệu quả luyện tập, tăng nguy cơ chấn thương. Tốt nhất là không lạm dụng loại nước này.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Lạm phát và vấn đề xử lý lạm phát của một số nước trên thế giới học tập và áp dụng vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Tình hình biến động của nền kinh tế Việt Nam và thực trạng việc sử dụng Chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát nước ta trong 1 số năm gần đây Tài liệu chưa phân loại 0
D Vận dụng lý luận về lạm phát để phân tích chích sách quản lý tiền tệ chống lạm phát của chính phủ Việt Nam .tình trạng thiểu phát có hại gì ? giải pháp khắc phục Luận văn Kinh tế 0
T Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Vấn đề lạm dụng bảo hiểm y tế và những biện pháp khắc phục Văn hóa, Xã hội 0
D TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Luận văn Luật 0
A Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu 07 Luận văn Luật 0
W Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam Luận văn Luật 0
F Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Luận văn Luật 0
L Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự Việt Nam Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top