Download miễn phí Đề tài Lạm phát qua tín dụng ở Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ TÍN DỤNG 3
I-/ LẠM PHÁT 3
1-/ Khái niệm 3
2-/ Nguyên nhân của lạm phát 4
3-/ Hậu quả của lạm phát. 7
II-/ TÍN DỤNG 10
1-/ Bản chất và chức năng của tín dụng. 10
2-/ Các loại tín dụng phổ biến-lịch sử hình thành và phát triển. 11
III-/ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT QUA TÍN DỤNG. 13
PHẦN 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM QUA CÁC
GIAI ĐOẠN VÀ CHÚNG TA ĐÃ CHỐNG LẠM PHÁT
NHƯ THẾ NÀO. 16
PHẦN 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CÔNG CUỘC
CHỐNG LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN QUA
VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN TỚI. 24
1-/ Một số bài học kinh nghiệm rút ra 24
2-/ Một số giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát qua tín dụng mang tính dài hạn 25
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-09-09-de_tai_lam_phat_qua_tin_dung_o_viet_nam.eYNr3p4rkj.swf /tai-lieu/de-tai-lam-phat-qua-tin-dung-o-viet-nam-85050/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Lạm phát tăng gây thiệt hạI cho những người giữ tiền và đem lại thuận lợi cho những người đi vay tiền. Đó là một sự bất công.
Có thể nói lạm phát đã phân phối và phân phối lại thu nhập trong nền kinh tế một cách bất hợp lý giữa các nhóm và các tầng lớp dân cư.
3.3-Lạm phát làm phát sinh nhiều tiêu cực xã hội.
Lạm phát làm nảy sinh nhiều tiêu cực của xã hội đặc biệt làm nạn đầu cơ tích trữ .Sự thừa tiền trong lưu thông đã đẩy giá hàng hóa lên cao. Lúc này giá trị của đồng tiền giảm sút rất nhiều, hàng hóa trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm thuận lợi để bọn đầu cơ tích trữ mua vào thật nhiều hàng hóa để tạo ra sự khan hiếm hơn nữa, đẩy giá lên cao. Đến thời điểm thuận lợi chúng tung ra bán với giá chênh lệch để kiếm lời.
Mặc dù lượng tiền mặt trong lưu thông là rất lớn nhưng Nhà nước lại luôn luôn thiếu tiền mặt để bù đắp bội chi ngân sách và tín dụng. Mặt khác phải chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên, do đó lại phải in thêm tiền. Do đó đã làm cho lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên. Bên cạnh đó sự mất giá của đồng nội tệ làm tình trạng dùng vàng và đô la làm phương tiện lưu thông có xu hướng ngày càng mở rộng. Ngoài buôn bán hàng hóa chênh lệch giá, người ta còn buôn bán cả séc và tiền ngoại tệ, đẩy tỉ giá trên thị trường chợ đen lên cao, không có lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Có thể nói lạm phát đã ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến mọi mặt của xã hội. Vấn đề này nó liên quan đến tiền, đến kinh tế, đến mức sống nên nó là sự quan tân rất lớn của các chính phủ của các nước. Không thể có một nền kinh tế phát triển ổn định nếu như không kiểm soát được lạm phát.
II-/ Tín dụng
1-/ Bản chất và chức năng của tín dụng.
Ngày nay thuật ngữ tín dụng được sử dụng ngày càng nhiều trong kinh tế và trong cả sinh hoạt hàng ngày như quỹ tín dụng, vốn tín dụng...Một câu hỏi đặt ra là tín dụng là gì ? Tín dụng thực chất đó là quan hệ vay mượn, tạm thời sử dụng vối của lẫn nhau theo nguyên tắc hoàn trả và tin tưởng. Tín dụng có thể nói ra đời từ rất lâu vì quan hệ vay mượn được phát sinh từ rất sớm do nhu cầu của cuộc sống. Trong cuộc sống đời thường ở xã hội Việt Nam, sự vay mượn là rất thường gặp nhưng có một điều lạ là những người bạn bè quen biết vay mượn tiền của nhau nhưng không có lãi suất. Tự dưng đem tiền của mình cho người khác dùng và lại “mua” thêm một nỗi lo sợ không đòi được tiền, đến khi đòi được tiền thì rất mừng mặc dù rõ ràng đó là tiền của mình bỏ ra. Đó là điều khó hiểu. Cho vay mượn là phải có lãi suất, tất nhiên nó khác với vay nặng lãi là lãi suất thấp và có thể thay đổi tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai bên. Mặt khác trong quan hệ tín dụng, có vay phải có trả, phải trả đúng hạn. Có như vậy mới duy trì được quan hệ tín dụng và tình cảm giữa hai bên.
Tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Vì vậy để hiểu bản chất của tín dụng cần xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp đều có một chu kỳ sản xuất kinh doanh của mình. Đầu tiên là mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công, tài sản cố định...đầu tư để sản xuất ra hàng hóa, sau đó đem hàng hóa ra bán và thu lãi. Các doanh nghiệp sản xuất ra các loạI hàng hóa khác nhau, thời gian tiêu thụ khác nhau nên quá trình luân chuyến vốn cũng khác nhau. Do sự không trùng khớp về thời gian nên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đủ vốn để đầu tư sản xuất, trả lương...Tất yếu có những doanh nghiệp do chưa tiêu thụ được hàng hóa nên chưa thu được tiền nhưng đã đến kỳ trả lương, nộp thuế và các khoản chi phí khác...Các khoản chi này lớn hơn số vốn hiện có tại doanh nghiệp và doanh nghiệp phải đi vay vốn để chi trả các nhu cầu này. Như vậy đã có nhu cầu về vốn.
Mặt khác cũng có những doanh nghiệp tiêu thụ hàng rất nhanh, thu được nhiều tiền sớm trước khi kết thúc chu kì sản xuất kinh doanh, chưa phải trả tiền nhân công, chưa pảhi nộp thuế, họ có một số tiền tạm thời nhàn rỗi. Vì vậy có nhu cầu cho vay vốn để kiếm lời. Như vậy đã có cung về vốn.
Cung và cầu về vốn đã có và khi gặp nhau thì tất yếu sẽ diễn ra hoạt động vay và cho vay. Chất xúc tác của quan hệ tín dụng là lãi suất. Lãi suất phải đủ cao để thỏa mãn nhu cầu của người cho vay nhưng cũng không quá cao để bảo đảm cho người đi vay có khả năng trả nợ và thu được lãi nhờ sử dụng đồng vốn đi vay đó.
Từ sự phân tích trên ta thấy thực chất tín dụng là quan hệ kinh tế nhằm bổ sung vốn thiếu hụt của các doanh nghiệp. Đó là quan hệ kinh tế nhằm giải quyết hai loại nhu cầu của các doanh nghiệp. Do đó về bản chất nó là quan hệ bình đẳng, cùng có lợi.
Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó xuất phát từ nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nên có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy quy mô của tái sản xuất, tăng vòng quay của tư bản. Với chất xúc tác là lãi suất, tín dụng kích thích các tổ chức kinh tế và dân cư trong cơ cấu các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế thực hiện tiết kiệm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi hiện đang phân tán ở khắp mọi nơi.
Trong lịch sử phát triển của tín dụng do đặc điểm cũng như nhu cầu về vốn, về thời gian, cách thức vay vốn...đã hình thành rất nhiều loại tín dụng trong đó có 3 loại chính phổ biến nhất là tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng loại tín dụng trên.
2-/ Các loại tín dụng phổ biến-lịch sử hình thành và phát triển.
2.1-Tín dụng thương mại.
Tín dụng thương mại ra đời từ rất sớm, nó được hình thành từ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Những doanh nhân trong quan hệ làm ăn với nhau không phải lúc nào cũng có sẵn tiền để thanh toán ngay vì vậy họ ký giấy nợ và hẹn ngày trả. Thực chất của tín dụng thương mại chính là hoạt động mua bán chịu. Tín dụng thương mại xuất hiện làm đẩy nhanh vòng quay của hàng hóa và lưu thông tiền tệ, giúp cho sản xuất kinh doanh được thông suốt. Tuy vậy trong quan hệ tín dụng thương mại không phải không bộc lộ những hạn chế nhất định. Do mỗi doanh nghiệp sản xuất ra những loại hàng hóa khác nhau, chu kì sản xuất kinh doanh là khác nhau nên nhu cầu đi vay và cho vay cũng như thời hạn cho vay và thời hạn trả thường xuyên không trùng khớp với nhau. Không phải lúc nào một doanh nghiệp cần cho vay cũng tìm được người muốn vay đúng thời điểm, số vốn và số lãi như mong muốn và ngược lại đối với người đi vay cũng vậy. Vì vậy việc quy định tạm thời hạn nợ đối với cả hai bên trong quan hệ tín dụng thương mại tương ddối khó khăn, thường xuyên không trùng khớp với nhau dẫn đến nhu cầu thực hiện giá trị của kỳ phiếu thương mại trước thời hạn.
2.2-Tín dụng Ngân hàng.
Các Ngân hàng thương mại lú...