quyenthiendac

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Lời mở đầu
Trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới thì lạm phát đã và đang trở thành một vấn đề mang tính thời sự cấp bách đối với nhiều quốc gia. Lạm phát trong thời kì nào thì cũng luôn mang cùng một bản chất tuy nhiên trong mỗi một thời kì khác nhau của nền kinh tế thì lạm phát lại có những biểu hiện mới và có những nguyên nhân mới cần được xem xét. Vì vậy tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lạm phát nhưng việc tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này vẫn luôn mang tính cấp thiết, từ đó giúp đưa ra được những giải pháp nhằm giải quyết tình trạng lạm phát, giúp cho nền kinh tế phát triển và tăng trưởng một cách bền vững.
Đối với Việt Nam, chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhắc đến nền kinh tế thị trường thì vấn đề lạm phát là một vấn đề mang tính tất yếu và khách quan, và muốn được hưởng những lợi ích về vật chất mà nền kinh tế thị trường có thể mang lại thì chúng ta phải khắc phục và giải quyết cho được vấn đề lạm phát.
Để có thể thực hiện được điều đó thì chúng ta cần có được những nhận thức đầy đủ và đúng đắn về lạm phát. Chúng ta cần tìm hiểu xem lạm phát là gì? Do đâu mà có lạm phát? Tại sao người ta lại quan tâm đến lạm phát? Từ đó chúng ta sẽ có được những giải pháp đúng đắn và phù hợp nhằm kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Qua quá trình tham khảo tài liệu cùng với những kiến thức đã được lĩnh hội trên ghế nhà trường, chúng em đã chọn đề tài: “LẠM PHÁT TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ KIỀM CHẾ”.
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Danh mục bảng 4
Danh mục biểu đồ 4
Chương I: Lý luận chung về lạm phát 5
1.1. Lạm phát 5
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.2.Các phép đo lường 6
1.1.3. Phân loại 8
1.1.4. Các biểu hiện 8
1.1.5.Nguyên nhân 10
1.2.Ổn định tiền tệ 11
1.2.1. Khái niệm 11
1.2.2. Các biện pháp ổn định tiền tệ 11
Chương II: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam 22
2.1.Tổng quan tình hình lạm phát của Việt Nam 22
2.1.1 Từ 1951 đến 1988 22
2.1.2 Từ 1988 đến nay 27
2.2 Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam 32
2.2.1 Các nguyên nhân chính từ bối cảnh kinh tế toàn cầu 32
2.2.2Các nguyên nhân chính từ nội tại nền kinh tế 35
Chương III. Giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam 41
3.1 Dự báo về lạm phát Việt Nam trong thời gian tới 41
3.2. Định hướng 42
3.2.1. Định hướng chiến lược ở Việt Nam từ nay đến năm 2015 42
3.2.2 Định hướng tăng trưởng kinh tế GDP từ 2015-2020. Định hướng duy trì 43
3.3. Giải pháp kiểm soát và kiềm chế lạm phát ở Việt Nam 45
3.3.1 Giải pháp kiểm soát và kiềm chế lạm phát ở Việt Nam 45
3.3.2. Một số kiến nghị đối với chính phủ 50
Chương IV: Kết luận 54
Tài liệu tham khảo 55













Danh mục bảng
Bảng 2.1 Tỉ lệ lạm phát các năm trong giai đoạn 1988-1992 ở Việt Nam
Bảng 2.2 Tỉ lệ lạm phát các năm trong giai đoạn 1993-2003 ở Việt Nam
Bảng 2.3 Tỉ lệ lạm phát các năm trong giai đoạn 2004-2011 ở Việt Nam
Bảng 2.4 Cán cân thương mại của Việt Nam và các nước trong khu vực
Bảng 2.5 Tăng trưởng cung tiền tệ Việt Nam và các nước trong khu vực
Bảng 2.6Tăng trưởng tín dụng nội địa Việt Nam và các nước trong khu vực
Bảng 2.7 Tỷ lệ đầu tư nước ngoài trực tiếp trong tổng đầu tư
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1:Biểu đồ tỷ lệ lạm phát (%) ở VNCH ( áp dụng riêng cho tầng lớp thượng lưu và tầng lớp lao động) giai đoạn 1955-1973
Biểu đồ 2.2 : Biểu đồ Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 1976-1986
Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ tỷ lệ lạm phát giai đoạn 1984-1988
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ tỷ lệ lạm phát giai đoạn 1988-1992
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tỷ lệ lạm phát giai đoạn 1992-2003
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2002-2011
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ giá một số mặt nhiên liệu từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2011.
Biểu đồ 2.8: Biểu đồ giá một số mặt hàng thực phẩm tháng 7/2010 và tháng 6 năm 2011.
Biểu đồ 2.9: Biểu đồ cung tiền, tín dụng và chỉ số giá tiêu dùng từ 2007-2010





CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT
1.1. Lạm phát
1.1.1. Khái niệm
Có nhiều nhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ lạm phát , nhưng nói chung chưa có một thống nhất hoàn toàn. Để có một khái niệm chung về lạm phát, chúng ta cần nghiên cứu một số luận thuyết về lạm phát.
Trong luận thuyết “ lạm pháp lưu thông tiền tệ” của Milton Friedman, Milton Friedman cho rằng lạm phát là việc đưa quá nhiều tiền vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên.
Theo Jean Bodin “ lạm phát lưu trong mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền tệ trong lưu thông tăng lên với nhịp độ nhanh hơn so với sản xuất”.
Luận thuyết “lạm phát cầu dư thừa tổng quát” của John Maynard Keynes. Theo John Maynard Keynes nguyên nhân cơ bản của lạm phát là sự biến động của quan hệ cung cầu hàng hóa. Khi mức cung đã đạt tột đỉnh vượt quá mức cầu , làm cho sản xuất đình đốn thì Nhà nước cần tăng thêm tiền vào lưu thông, để tăng các khoản chi cho Chính phủ, nghĩa là phải tăng cầu để đạt tới mức cân bằng với cung và vượt cung. Khi đó xuất hiện lạm phát và lạm phát ở đây có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển. Như vậy theo J M Keynes, trong điều kiện nền kinh tế có tài nguyên dư thừa, sức lao động dồi dào, có phương tiện lao động, nhưng thiếu vốn thì lạm phát là một công cụ tăng trưởng kinh tế, chống suy thoái.
Luận thuyết “ lạm phát chi phí “ : theo quan điểm này cho rằng lạm phát nảy sinh do mức tăng các chi phí sản xuất kinh doanh nhanh hơn mức tăng năng suất lao động. Mức tăng chi phí này chủ yếu là do tăng : tiền lương, giá các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu…đặc biệt từ sau năm 1970 do giá dầu mỏ tăng cao, đã làm cho lạm phát tăng ở nhiều nước.
Luận thuyết “ lạm phát cơ cấu “ được phổ biến ở nhiều nước đang phát triển : lạm phát nảy sinh là do sự mất cân đối sâu sắc trong chính cơ cấu của nền kinh tế (mất cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng,giữa công nghiệp và nông nghiệp…),chính vì sự mất cân đối này là một nhân tố cơ bản dẫn đến sự phát triển không có hiệu quả của nền kinh tế.
Theo quan điểm của Karl Marx “lạm phát là sự tràn ngập trong lưu thông một khối lượng tiền giấy quá thừa dẫn đến sự mất giá của tiền giấy, dẫn đến sự phân phối lại thu nhập quốc dân có lợi cho giai cấp thống trị, làm thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân lao động”.

Lạm phát thường có những biểu hiện đó là:
Giá cả của tất cả các loại hàng hóa kể cả hàng hóa tư liệu tiêu dùng , lẫn hàng hóa tư liệu sản xuất và giá cả hàng hóa sức lao động đều tăng.
Giá ngoại tệ tăng
Giá cả của chứng khoán có giá biến động mạnh
1.1.2.Các phép đo lường
Để đo lường sự thay đổi mức giá,các kinh tế gia đã sử dụng phương pháp chỉ số để thể hiện được sự biến động của giá cả hàng hóa trong nền kinh tế.
Có nhiều phương pháp tính chỉ số giá như: phương pháp chỉ số hàng hóa tiêu dung (CPI); phương pháp chỉ số giá sản xuất (PPI); trong đó chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng CPI là phương pháp tính phố biến nhất.
CPI dùng để phản ánh sự thay đổi giá cả của các mặt hàng tiêu dùng được xác định trên cơ sở sự thay đổi giá cả của từng nhóm mặt hàng tiêu dùng và tỷ trọng của chúng trong tổng chi tiêu của người tiêu dùng. CPI là chỉ số tính theo một giỏ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ chính trên thị trường.
Chẳng hạn : Ở Mỹ giỏ này gồm có 265 mặt hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ chính ở 85 thánh phố. Ở Việt Nam CPI được tính trên 296 mặt hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ chính, chia thành 86 nhóm hàng cấp III, 34 nhóm hàng cấp II và 10 nhóm hàng cấp I. Quyền số dùng để tính CPI là cơ cấu chi tiêu hộ gia đình.
Việc xác định CPI theo nguyên tắc : chỉ số của từng mặt hàng, dịch vụ và chỉ số giá nhóm III tính theo phương pháp bình quân số học đơn giản; chỉ số giá nhóm II, chỉ số giá nhóm I và c hỉ số giá chung được tính theo phương pháp bình quân số học gia quyền theo công thức :

Trong đó :
Ip : chỉ số giá tiêu dùng nhóm cấn tính.
: Chỉ số nhóm x trong nhóm cần tính.
: Quyền số cố định của nhóm x trong nhóm cần tính.
Khi mức giá chung được đo lướng bằng CPI, mức độ thay đổi của mức giá chung được xác định như sau:
Mức độ thay đổi của
CPI năm thứ n =(CPI năm n-CPI năm (n-1 ))/(CPI năm (n-1))
CPI được sử dụng phổ biến vì nó phản ánh những thay đổi của giá cả mặt hàng tiêu dung, hàng hóa tiêu dùng là những mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người tiêu dùng. Mặt khác, sự thay đổi giá cả của các mặt hàng không phải là hàng tiêu dùng suy cho cùng sẽ phản ánh vào sự thay đổi giá cả của hàng tiêu dùng.
CPI của năm này so với năm trước mà tăng lên , nghĩa là sức mua của tiền tệ bị giảm sút, xảy ra lạm phát.
Nếu như CPI của năm này so với năm trước mà giảm xuống, nghĩa là sức mua của tiền tệ tăng, xảy ra thiểu phát.
Khoảng cách giữa lạm phát và thiểu phát là hiện tượng giảm phát, theo nghĩa chung nhất mà nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng giảm phát là mức độ lạm phát giảm xuống. Song trong thực tế giảm phát chỉ được người ta nhắc đến khi lạm phát xuống đến mức độ cực thấp, khi đó nền kinh tế ở trong tình trạng giống như khi có thiểu phát, bởi vậy để đơn giản hóa vấn đề trong nghiên cứu tất cả các nội dung có lien quan đến giảm phát chúng ta đều coi như thiểu phát.

1.1.3. Phân loại:
Căn cứ vào cường độ của lạm phát:
Lạm phát thấp
Lạm phát phi mã.
Lạm phát siêu tốc.
Căn cứ vào tác động của lạm phát:
Lạm phát cân bằng và có thể đoán được
Lạm phát không cân bằng và có thể dự đoán.
Căn cứ biểu hiện bên ngoài của bản chất lạm phát:
Lạm phát lưu thông tiền tệ.
Lạm phát giá cả.
Lạm phát sức mua.
Lạm phát suy thoái.
Căn cứ vào nguyên nhân:
Lạm phát cầu kéo
Lạm phát chi phí đẩy
Căn cứ phạm vi ảnh hưởng mặt không gian:
Lạm phát quốc gia.
Lạm phát thế giới.
Căn cứ tính lịch sử:
Lạm phát cổ điển (gắn liền với chiến tranh.)
Lạm phát hiện đại (gắn liền với hòa bình.)
1.1.4 Các biểu hiện
1.1.4.1.Ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế:
1.1.4.1.1 Tiêu cực
Lạm phát cao sẽ làm lệch cơ cấu giá cả, kéo theo là nguồn tài nguyên, vốn và nhân lực không được phân bố một cách hiệu quả làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại.Giá cả tăng khi có lạm phát làm đời sống kinh tế trở nên khó khăn hơn do s
Kiến nghị 2: Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững là một yêu cầu cấp bách để giải quyết tận gốc rễ các nguyên nhân gây ra bất ổn vĩ mô trong ngắn hạn.
Theo đó, bất ổn vĩ mô tái diễn có tính chu kỳ trong vài năm qua chứa đựng nguy cơ tạo vòng xoáy bất ổn và xu hướng suy thoái trong trung và dài hạn rất đáng lo ngại. Trong giai đoạn 2006-2010, bằng phép tính cộng dồn đơn giản, một số chuyên gia chỉ ra rằng lạm phát (CPI) đã tăng gần 60% trong khi tổng tăng trưởng GDP chỉ đạt 35,1%. Chưa tính đến việc phân bổ lợi ích và thành quả của tăng trưởng đang có xu hướng tập trung cho nhóm người giàu và đầu cơ, chỉ hai con số nêu trên đã đủ chứng tỏ thu nhập 7 thực tế và mức sống thực của người dân, nhất là người nghèo, đã bị giảm sút rất mạnh.
UB Kinh tế cho rằng cần tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, loại bỏ những ngân hàng quá yếu kém, là tác nhân của các cuộc đua lãi suất, gây bất ổn và rủi ro cho toàn hệ thống.

Kiến nghị 3: Thay đổi chiến lược phát triển công nghiệp dựa chủ yếu vào khu vực kinh tế nhà nước mà không xét tới yếu tố lợi thế so sánh, khuyến khích các ngành và khu vực có lợi thế so sánh và hiệu quả hơn.
Thêm một “nghịch lý” khác được chỉ ra: các tập đoàn và tổng công ty nhà nước nhận được nhiều ưu đãi về tín dụng và chiếm tỷ trọng chi phối trong các dự án đầu tư công lớn. Trong khi đó, khu vực tư nhân dù được đánh giá là hiệu quả hơn so với khu vực nhà nước trong tạo việc làm và xuất khẩu, lại đang bị “lấn át”. Điều này sẽ không thể mang lại cho các ngành công nghiệp Việt Nam cạnh tranh quốc tế.
Kiến nghị 4: Để giải quyết triệt để thâm hụt thương mại, một trong những cân đối vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế, bên cạnh chính sách tỷ giá, công cụ hành chính hay phát triển công nghiệp hỗ trợ thì vấn đề mấu chốt cần xử lý trong trung và dài hạn là chênh lệch tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế.
Căn nguyên gốc rễ của thâm hụt thương mại là sự chênh lệch tiết kiệm - đầu tư trong nước chưa được giải quyết triệt để. Chừng nào chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư còn chưa được thu hẹp thì vấn đề nhập siêu chắc chắn sẽ tiếp tục kéo dài. Trong thập niên qua, do tiết kiệm trong nước thấp không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng cao nhưng kém hiệu quả dẫn đến tình trạng thâm hụt kéo dài và sâu sắc hơn.
Kiến nghị 5: Kiên quyết cắt giảm đầu tư công và tăng cường kỷ luật tài khóa để giảm thâm hụt ngân sách và ổn định nợ công là yếu tố quan trọng để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững trong trung và dài hạn.
Kiến nghị 6: Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp trong việc hoạch định và thực thi sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách nhất quán và cùng hướng tới các mục tiêu ưu tiên của đất nước.
Trong nhiều năm, các mục tiêu và định hướng chính sách thay đổi và chuyển hướng khá nhanh: từ ưu tiên cho tăng trưởng trong năm 2007, đến kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô trong năm 2008, đến kích thích kinh tế trong năm 2009, phục hồi tốc độ tăng trưởng, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2010 và kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô trong năm 2011. Điều này thể hiện, việc điều hành chính sách có biểu hiện bị động, chạy theo tình thế, nặng về đối phó, xử lý những mục tiêu ngắn hạn.
Kiến nghị 7: Tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm nhiệm vụ cơ bản là khắc phục những khiếm khuyết của thị trường và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng thay vì đóng vai trò “chủ đạo” bằng cách đầu tư dàn trải và kém hiệu quả như hiện nay.
UB Kinh tế cho rằng, cần tạm dừng thành lập Tập đoàn kinh tế nhà nước mang tính hành chính không phù hợp với quy luật phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá toàn diện hiệu quả những tập đoàn đã thành lập trong các năm qua làm cơ sở cho việc tiếp tục thực hiện chủ trương này.
Kiến nghị 8: Phát triển đồng bộ và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, giảm thiểu rủi ro thông qua hệ thống giám sát an toàn thị trường tài chính nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng là nền tảng cơ bản để ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.
Kiến nghị 9: Kiểm soát hiệu quả các dòng vốn vào - ra (đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI, hỗ trợ phát triển chính thức - ODA, và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài - FII) là yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm ổn định vĩ mô cũng như giảm thiểu rủi ro khủng hoảng tài chính trong trung và dài hạn.
Giải pháp đề ra là sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính cho Việt Nam để phát hiện kịp thời những rủi ro liên quan đến khu vực tài chính và sự dịch chuyển của các dòng vốn vào nền kinh tế.
Kiến nghị 10: Trong trung và dài hạn, phát triển nông nghiệp, nông thôn cần được coi là chính sách ưu tiên trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tổng thể.














Chương IV . KẾT LUẬN
Qua phân tích ở trên, chúng em rút ra một số điểm gợi ý cho các nhà
hoạch định chính sách như sau:
- Xét ở thời kỳ dài 20 - 23 năm, lạm phát ảnh hưởng tiêu cực yếu đến
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng là
tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc vào mức lạm phát sử dụng để xác định
mối tương quan này. Nếu khảo sát trong khoảng thời gian từ năm 1987 -
2009, lạm phát đóng góp 18% vào sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế. Còn
trong khoảng thời gian 20 năm từ 1990 - 2009, lạm phát chỉ đóng góp 12%
vào sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng kinh tế đo bằng tốc độ tăng GDP.
Như vậy, nếu chỉ sử dụng hệ số tương quan giữa CPI và tốc độ tăng GDP ở
trên để đưa ra các con số dự báo về tỷ lệ lạm phát khi muốn đạt tốc độ tăng
trưởng nhất định hay ngược lại, đưa ra con số dự báo về tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát ở một mức nhất định là không
chính xác. Bởi lạm phát chỉ là một yếu tố, dù quan trọng, trong vô vàn các
yếu tố khác tác động tới tăng trưởng kinh tế.
- Ngưỡng lạm phát ở Việt Nam nên là 5% - 6%. Ở mức lạm phát xoay
quanh khoảng 5% - 6% thì lạm phát lại ảnh hưởng tương đối lớn đến tăng
trưởng kinh tế. Ở khoảng này, lạm phát có thể giải thích được xấp xỉ 50% (-
0,74* -0,74 = 0,547) sự thay đổi của GDP. Khi chọn mức lạm phát 5 - 6%
làm ngưỡng thì nếu lạm phát Việt Nam ở dưới mức này để tăng tốc độ tăng
trưởng, Chính phủ có thể thực hiện các giải pháp để tăng lạm phát và việc
tăng lạm phát cho đến ngưỡng 6%/năm không quá nguy hại đến nền kinh tế.
Còn nếu lạm phát đang ở trên ngưỡng 6%, để tăng trưởng kinh tế, Chính phủ
lại phải điều tiết giảm lạm phát.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng lý luận về lạm phát để phân tích chích sách quản lý tiền tệ chống lạm phát của chính phủ Việt Nam .tình trạng thiểu phát có hại gì ? giải pháp khắc phục Luận văn Kinh tế 0
D Lạm phát, tiền lương cũng như giá cả và ảnh hưởng của chúng, tác động của chúng đến hoạt động tài chính Luận văn Kinh tế 0
C Chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát Luận văn Kinh tế 0
N Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách tiền tệ với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Đề án Lí luận về lạm phát tiền tệ. Thực trạng và sự vận dụng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tại sao Lạm phát Việt Nam những năm 1980-2003 quá cao làm đồng tiền mất giá? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
A Tình hình biến động của nền kinh tế Việt Nam và thực trạng việc sử dụng Chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát nước ta trong 1 số năm gần đây Tài liệu chưa phân loại 0
N NHTW kiềm chế lạm phát thông qua các công cụ chính sách tiền tệ Tài liệu chưa phân loại 0
T Một số vấn đề lí luận cơ bản về chính sách tiền tệ, lạm phát Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top