Rafael

New Member

Download miễn phí Đề tài Lạm phát và các giảI pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay





MỤC LỤC
A.Lời mở đầu 1
B. NộI dung 2
I. Cơ sở lý luận 2
1. Lý luận chung về lạm phát 2
1.1. Thế nào là lạm phát: 2
1.2. Quan điểm của các trường phái khác nhau về lạm phát: 2
1.3. Thước đo của lạm phát. 2
1.4. Hậu quả của lạm phát: 2
2. Lạm phát vớI các biến số vĩ mô trong nền kinh tế: 2
2.1. Lạm phát và tăng trưởng: 2
2.2. Lạm phát vớI đầu tư và thu chi ngân sách nhà nước: 2
2.3. Lạm phát vớI việc làm: 2
2.4. Lạm phát vớI sản xuất và thương mạI: 2
2.5. Lạm phát vớI lãi suất: 2
2.6. Lạm phát vớI tín dụng: 2
2.7. Lạm phát vớI tỷ giá hốI đoái: 2
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát : 2
II. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam 2
1.Tổng quan lạm phát ở Việt Nam 2
1.1.ThờI kỳ trước đổI mớI (trước 1986) 2
1.2. ThờI kỳ bắt đầu đổI mớI: 2
1.3. Thời kỳ kinh tế đi vào ổn định (1990-1995) 2
1.4. ThờI kỳ kinh tế có dấu hiệu trì trệ: (1996-2000). 2
1.5. ThờI kỳ kinh tế có bước phát triển mớI (2001-2005). 2
2.Những thành tựu Việt Nam đạt được trong kiềm chế lạm phát 2
3. Lạm phát ở Việt Nam hiện nay 2
3.1.Tình hình lạm phát: 2
3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát: 2
III.GiảI pháp và kiến nghị để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay 2
1 Giải pháp 2
1.1.Những vấn đề chung 2
1.2. ĐổI mớI và điều hành linh hoạt các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay. 2
1.3. Các chính sách tài khoá. 2
1.4. Các giảI pháp thương mại. 2
1.5. Phấn đấu từng bước ổn định đồng tiền, củng cố sức mua của đồng tiền, thực hiện kinh doanh tiền tệ có hiệu quả. 2
1.6. Các giảI pháp khác. 2
2. Kiến nghị 2
C. Kết luận 2
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ang thu nhập của các nhà kinh doanh lấy lãi. Và nếu giá tăng nhanh sẽ có xu hướng làm tăng khoản tiết kiệm từ lợI nhuận cao hơn, tăng khoản tiết kiệm từ tiền lương. Mức đầu tư và tiết kiệm sẽ tăng lên. Kết quả là đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
Còn khi lạm phát ở mức cao và luôn biến đổI thì đầu tư khu vực ngoài quốc doanh sẽ dồn sang đầu tư thu lợI nhuận nhanh và giảm đầu tư dài hạn. Do đó, chất lượng đầu tư giảm sút. Hơn nữa, khi lạm phát cao một mặt, vốn trong nước dư thừa nhưng ít có đầu tư dài hạn vì rủI ro lớn. Mặt khác, vốn ngoài nước sẽ khan hiếm do không có đầu tư nước ngoài lạI mạo hiểm đầu tư vào. Đồng thờI, sự mất giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ gia hốI đoái tăng, trong khi nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm dẫn đến làm cán cân thương mạI bị thâm hụt trầm trọng. Kết quả làm cho nền kinh tế bị rốI loạn làm cho tăng trưởng kinh tế giảm sút.
Đồng thờI, nếu lạm phát quá thấp: Ở mức bằng không hay âm và kéo dài thì nguy cơ tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp cũng có thể xảy ra, dẫn đến trì trệ của nền kinh tế. BởI vì, khi lạm phát xuống quá thấp thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lạI và thất nghiệp có thể tăng ở các nước đang phát triển, nếu lạm phát xuống thấp thì biểu hiện dấu hiệu cắt giảm chi tiêu, thắt chặt tiền tệ, làm vốn đầu tư hạn chế, nên các nhà sản xuất khó có thể đầu tư mở rộng năng lực sản xuất và cuốI cùng khi năng lực sản xuất không tăng, sản xuất đình đốn thì tăng trưởng của nền kinh tế cũng giảm theo và đây là thờI kỳ nền kinh tế trì trệ, thụt lùi.
2.2. Lạm phát vớI đầu tư và thu chi ngân sách nhà nước:
Ở trên chúng ta đã nói về những nguyên nhân chung gây ra lạm phát. Vì thế, khi xét mốI quan hệ giữa lạm phát vớI đầu tư và thu chi ngân sách nhà nước chúng ta sẽ hiểu hơn một phần nào căn nguyên gây ra lạm phát.
Trước hết, xét mốI quan hệ đầu tư và lạm phát: Đầu tư và lạm phát có mốI quan hệ khăng khít vớI nhau. Nếu không tăng đầu tư sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm và tỷ lệ lạm phát cũng giảm. Việc đầu tư nó tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Khi đầu tư kém thì việc mở rộng năng lực sản xuất kém dẫn đến nền kinh tế tăng trưởng kém. Còn nếu tăng đầu tư qúa mức và nếu đầu tư không hiệu quả thì cũng dễ dẫn đến lạm phát.
Một trong những yếu tố để khuyến khích đầu tư phát triển là sự ổn định nền kinh tế. Mặt khác, ta cũng thấy rằng: Nguồn đầu tư lớn đó là thu ngân sách nhà nước. Vì trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước thì đầu tư tăng chiếm tỷ trọng lớn. Vậy, thu chi ngân sách nhà nước tác động đến đầu tư và cũng tác động đến lạm phát. Vì thế, ngân sách nhà nước có mốI quan hệ nhân quả vớI lạm phát. Nếu thâm hụt ngân sách nhà nước quá mức có thể dẫn đến lạm phát cao, để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước thì thường thực hiện việc phát hành tiền. Mà việc bơm vào lưu thông một lượng tiền lớn thì đó là yếu tố dẫn đến lạm phát. Còn ngược lạI, nếu thắt chặt chi tiêu ngân sách nhà nước tránh thâm hụt thì có thể dẫn đến thiểu phát và không giảI quyết được các vấn đề xã hộI cần thiết. Còn nếu tăng chi ngân sách nhà nước để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng, sẽ kích thích đầu tư tăng và tăng đầu tư phát triển dẫn đến tăng trưởng cao. Nếu chi quá mức dẫn đến thâm hụt trở lạI vòng luẩn quẩn trên. Do vậy, cần chi tiêu ngân sách nhà nước một cách hiệu quả và phù hợp để đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát thấp.
2.3. Lạm phát vớI việc làm:
Một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trong mà đa số chính phủ các nước theo đuổI cũng thường gây nên lạm phát, đó là mục tiêu công ăn việc làm cao. Như chúng ta đã biết: Sức lao động là hàng hoá thì thất nghiệp là một căn bệnh kinh niên. Và để đạt được mục tiêu trên thì chính sách tiền tệ hướng vào tác động đến đầu tư sản xuất, mở rộng hoạt động kinh tế, chống suy thoái để đạt được mức tăng trưởng ổn định. Khi xem xét tổng quát thì giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế, và việc làm có mốI quan hệ tỷ lệ nghịch. Đó là:
- Khi khống chế được lạm phát thì có nguy cơ tăng trưởng kinh tế giảm, dễ dẫn đến suy thoái và thất nghiệp
- Ngược lạI, khi mở rộng đầu tư, khắc phục suy thoái, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế thì lạI khó khống chế lạm phát.
Các nhà kinh tế đã thừa nhận rằng nền kinh tế thị trường luôn có những thăng trầm, biến động mang tính chu kỳ của nó: Từ tăng trưởng kinh tế quá mức đến lạm phát, rồI từ lạm phát nền kinh tế dễ rơi vào ngưng trệ, rồI suy thoái, rồI lạI phục hưng và phục hưng lạI trở nên tăng trưởng mạnh.
Vì thế, vấn đề đặt ra đốI vớI từng giai đoạn cụ thể, chính sách tiền tệ phảI tìm giảI pháp để vừa có thể đạt được mục tiêu trọng tâm, vừa dung hoà được các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước.
2.4. Lạm phát vớI sản xuất và thương mạI:
Như đã phân tích ở mục trên, một trong những nguyên nhân chung gây ra lạm phát là: Mất cân đốI giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá. Mà nguyên nhân gây ra mất cân đốI đó là quá trình sản xuất và lưu thông. Đồng thờI, lạm phát nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất và thương mại. Vì thế, lạm phát với sản xuất và thương mạI có mốI quan hệ chặt chẽ.
Khi sản xuất trì trệ có hai khả năng: Lạm phát cao hay thiểu phát, bởi lẽ lúc này mất cần bằng trầm trọng giữa cung cầu. Cầu cao hơn cung dẫn đến lạm phát, cầu thấp hơn cung gây ra bảo hoà và thiểu phát. Đồng thời, khi sản xuất trì trệ nó tác động trực tiếp đến thu ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, thì khi hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là xuất khẩu làm cho nền kinh tế lành mạnh và tăng trưởng tốt, đưa đến nền kinh tế ổn định và giúp làm cho tỷ lệ lạm phát được giữ ở mức chấp nhận được. Còn khi nền kinh tế chủ yếu nhập khẩu thì sẽ làm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế dẫn đến lạm phát.
Tóm lạI, để khống chế được lạm phát ở mức hợp lý và hạn chế được thiểu phát thì phảI đẩy mạnh sản xuất đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm. BởI vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số giá tiêu dùng.
2.5. Lạm phát vớI lãi suất:
Như chúng ta đã biết, lãi suất là giá tiền tệ, lạm phát là sự mất giá của tiền tệ. Vì thế, khi sử dụng đồng tiền một thờI gian nhất định nào đó phảI cho ngườI ta nhận được lợI nhuận tính theo đồng tiền tức là lãi suất trừ đi lạm phát phảI là con số dương nào đó thì mớI có thể nói sử dụng đồng tiền có hiệu quả. Nói cách khác, lãi suất dương là sự bảo toàn giá trị đồng tiền và lãi suất dương là giá thực tế của đồng tiền. Khi lãi suất thấp, tương ứng vớI chính sách tiền tệ mở rộng. Theo hướng này, chính sách tiền tệ nhằm tăng lượng cung tiền, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Khi đó tổng cung tiền tệ cao hơn tổng cầu tiền tệ, và tổng cầu hàng hoá dịch vụ tăng lên, dẫn đến tổng ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top