Finegan

New Member
Nấu lẩu thì mua xuơng gà (là xuơng ức gà đó, nếu siêng thì thêm vài cái cổ, đầu gà nữa) hay xương heo (xương cục ) hầm vừa nhanh mà nước trong và ngọt thanh, sau đó lọc bỏ xuơng lấy nước lèo trong thêm 1ít nước dừa tươi ( đừng cho nước lọc). Ngoài ra bạn cho các loại củ: su hào, củ cải, khoai môn, ngao sò/ nghêu cũng làm nước ngọt hơn. Nếu nấu lẩu Thái ngoài các gia vị như các chị đã kể thì đừng quên củ riềng đập giập nha.
 

tidius2625

New Member
Chia sẻ với anh chị nhé.

Em học được chiêu này của ông thầy dậy nấu ăn mà em quen. Làm mầu cho nước lẩu nhé mà nước lẩu có vị rất ngon và thơm:

Bắc chảo lên bếp cho một tẹo dầu ăn, cho đầu trắng củ hành vào phi thơm, cho cà chua và dứa thái nhuyễn vào xào thật kỹ cho nát bét ra (chú ý dứa bỏ lõi, càng nhiều dứa càng ngon), cho 1 thìa canh đường, nêm một ít muối xào thật kỹ. Quả me thả vào nồi nước dùng cho chín, sau đó cho vào chảo xào kỹ với cà chua và dứa. Cho tiếp khoảng nửa thìa canh sa tế tôm vào, đảo đều. Trút tất cả vào vợt lọc. Nhúng vào nồi nước dùng (chỉ lấy nước bỏ lại xương), lấy đũa dằm kỹ cho các thứ trên tươm vào nồi nước dùng, còn lại cái đống bã thì cho vào thùng rác. Màu nồi nước đẹp cực kỳ và có vị thơm ngon đặc trưng của món lẩu. Món này có thể áp dụng với tất cả các món lẩu. Đây là bí kíp nấu lẩu của vợ em đấy ạ. Vợ em mà ra tay nấu lẩu lần nào thì y như rằng thiếu nước lần ý vì mọi người chan chan húp húp kinh quá, nấu nhiều mấy cũng không lại, em bảo đảm không ngon không lấy xiền
 

Maro

New Member
Em thì có nhìu kinh nghiệm thương đau hơn về vụ này nên chỉ có vài kinh nghiệm nhỏ tý xius ạ, chắc chắn là chưa đủ nhưng mà em cứ post chị tham khảo nhá



- Nước dùng: dùng xương heo ở phía đuôi, lẫn xương bò, xương gà nước dùng mới đạt được độ ngọt như ý (chứ nếu xương heo không thì cũng không ngọt lắm đâu, mà nhiều xương heo quá thì nước dùng bị ngán. Một yếu tố nước lẩu ngon là ngọt mà không hề ngán. Mua xương về đun qua 1 lần nước và rửa cho hết nước đen, rồi thả xương hầm nước từ từ khi nước sôi lên là vặn nhỏ lửa lại để nước không đục.

- Nếu có sá sùng thì nướng vài con thả vào nước sẽ ngọt thanh lắm ý.

- Nướng cháy vài củ hành khô, bóc vỏ sạch thả vào nước sẽ thơm.

- còn 1 cách nữa em thấy một vài người cũng hay làm là cho xu hào và hành tây vào túi vải rồi thả nồi nước lẩu (nhưng mà em thấy nó có vẻ gây cho nước lẩu mùi vị không đặc trưng mấy hix )

- Ngoài chợ có bán 1 cái gói gia vị lẩu: gia vị lẩu bò, gà, hải sản thì phải chị mua nó về nêm vào nồi lẩu đảm bảo nứoc lẩu có mùi như ý.

- Nước lẩu ngoài hàng có vị chua chua dịu và ngọt mát, khi nước lẩu đã đạt độ ngọt mong muốn gần ăn, chị thái dứa mỏng thả vào nồi sẽ có vị chua thơm mùi dứa.

Túm lại tất cả phụ thuộc vào việc chị làm lẩu gì mà cho gia vị và gia giảm phù hợp.

Cách trên của em là dùng cho lẩu bò, lẩu hải sản, còn lẩu gà thì lại phải làm nguyên chất bằng xương heo và xương gà, không cho thêm vị chua ngọt đâu nhá vì khi nhúng ngải cứu nó sẽ làm chua rau không ngon a.





Chúc chị thành công nhé!
 

lovely_weeds

New Member
Thời gian nấu các loại nước dùng tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu. Chẳng hạn, nước dùng gà và lợn xưa thường nấu 2-4 giờ (vì trước chủ yếu là chăn thả tự nhiên, thịt chắc, vị ngọt, thành phần dinh dưỡng bền vững), nay thời gian đun ít hơn. Riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 đến 10 giờ. Nước dùng thủy sản không nên đun quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.



Điều kiện đầu tiên để có nồi nước dùng thật trong, ngọt là bạn phải chọn nguyên liệu thật tươi, ngon rồi sau đó dùng kỹ thuật chế biến phù hợp. Chẳng hạn, với nước dùng gà và lợn không nên sử dụng xương đầu nấu vì ôi. Xương hom và xương đuôi vừa ngọt vừa thơm.



Trước khi cho vào ninh, thịt, xương lợn gà cần trần qua một lần nước sôi (đun sôi, cho xương vào rồi bỏ nước này đi) để khử mùi hôi của thực phẩm và làm nước dùng trong.



Với xương bò, nhất là xương ống, trước khi ninh cần nướng với nhiệt độ cao thì nước dùng thơm, trong và ngon hơn.



Kỹ thuật đun: Cho xương đã trần vào nước lạnh, đun to cho sôi lại nhanh, sau đó hạ nhỏ lửa cho sôi lăn tăn vài phút cho các bọt cứng lại rồi hớt sạch. Sau đó, cho cả quá trình sôi liu riu.



Mỗi loại nước dùng cần gia vị đặc trưng



Tùy từng loại nguyên liệu mà có gia vị kèm theo:



- Nước dùng bò không thể thiếu quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô. Hành và gừng cho xuống gầm lò nướng cho chín nhưng không cháy vỏ (chính lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước trong, màu đẹp), hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, quả thảo lấy hạt vàng khô thơm dùng khăn chà xát cho sạch, giã, rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng. Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt, giữ được các tinh dầu thơm.



- Nước dùng gà lợn thường có hành, hạt tiêu đập giập, gừng, nấm hương, chân nấm. Nước dùng gà lợn dùng ăn bún thang, tần, các món canh...



Cách khắc phục nếu trót nấu nước dùng đục



- Lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nước dùng (lúc nguội), đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng.



- Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.



- Nếu nấu nước gà bị đục, cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong và ngon hơn.Mời bạn ghé thăm: Công Ty CP Đào Tạo Dịch Vụ Khách Sạn Nhà Hàng Quả Táo Vàng
 

rymeroz

New Member
Bạn vào trang này tham khảo xem nhé. Có rất nhiều mẹo nấu nướng rất hay mà bạn thấy cần thiết. http://xinhxinh.com.vn/
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top