muadong_conmua

New Member

Download miễn phí Làm thế nào chiếm được cảm tình của các thượng đế nhí





Vì sao các thượng đế nhí khi bước vào các cửa hàng bách hóa dành
cho thiếu nhi lại rất quan tâm tới những gian hàng có đồ chơi lắp sẵn
mà thường bỏ qua các gian hàng kinh doanh sản phẩm rời chưa lắp
ráp? Dường như khả năng hình dung, tưởng tượng của thế hệ trẻ
ngày nay đang càng ngày càng trở nên nghèo nàn. Trướcđây, do
nguồnđồ chơiít ỏi nên các bé còn thích sáng tạo, mày mò để biến
những tấm hình lắp ráp thànhô tô, tàu thủy, ngôi nhà, xe hơi, máy
bay Còn ngày nay, thị trường tràn ngậpđồ chơi lắp ráp sẵn hay
các băng đĩa trò chơiđiện tử với giá cả không quá đắt. Điều này đã
khiến cho các cô bé cậu bé trở nên lười biếng hơn trong suy nghĩ
của mình. Càng trưởng thành, nhu cầu tưởng tượng của chúng càng
ítđi. Chúng chỉ muốn mọiđồ chơi là đồ ráp sẵn.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Làm thế nào chiếm được cảm tình của các thượng đế nhí?
Nhật An dịch từ MyBiz
Khi đòi mua đồ chơi, quần áo hay
kẹo bánh mỗi lần cùng cha mẹ đi
cửa hàng mua sắm, trên thực tế, các
thượng đế nhí đang muốn bậc phụ
huynh mua cho chúng ước mơ. Và
những ước mơ của các khách hàng
tí hon này không hề giống với những
gì mà cha mẹ chúng hay bất cứ
người lớn nào khác nghĩ đến. Và để
một thương hiệu hàng hóa dành cho
trẻ em trở nên thành công, nhà sản
xuất cần nắm bắt được sự khác
biệt đó.
Ước mơ thứ nhất: “Con muốn mình cảm giác thật …kinh dị”
Nghe thật lạ, nhưng trẻ con lại rất thích cảm giác sợ hãi. Bởi vậy,
những nhân vật “kinh dị” đối với nhiều cậu bé, cô bé lại trở nên hấp
dẫn hơn rất nhiều so với các nhân vât hiền lành, nhân hậu. Suốt một
thời gian dài, các nhà sản xuất đồ chơi không hề nghĩ tới điều này,
và rồi, cuối cùng khi các sản phẩm “lạ đời” được tung ra, lập tứ
chúng được các thượng đế nhí ủng hộ nhiệt liệt.
Sự thật là, nhà sản xuất phải biết “dọa” các cậu bé cô bé thích cảm
giác mạnh một cách khéo léo và thông minh. Thích các trò kinh dị,
nhưng theo số liệu của các cuộc nghiên cứu thì đến 90% trẻ em
muốn có cảm giác an toàn. Bởi vậy, trong bất cứ trò chơi hay bộ
phim “độc ác” nào cũng cần có một nhân vật “thiện” chống lại
kẻ ác. Và vì thế nên các nhà sản xuất luôn tạo ra nhân vật hiệp sĩ
dũng cảm “cứu nhân độ thế”. Ban đầu, các nhân vật ác quỷ thường
chiếm ưu thế trong trò chơi. Nhưng nếu theo dõi hoạt động của đứa
đang bị hút vào trò chơi, ta sẽ thấy rằng, hiệp sĩ luôn là người chiến
thắng cái ác.
Tuy vậy, nhân vật cũng không cần thiết phải là anh hùng hay mỹ
nhân. Cái chính là nhân vật phải mạnh hơn kẻ ác mà Người Nhện
(Spider man) chính là một ví dụ điển hình. Bộ phim Người Nhện
được tung ra vào năm 2002 và chỉ tính riêng tại Mỹ, doanh thu từ bộ
phim này đã đạt trên 403 triệu đô la — một hiện tượng hiếm có của
nền điện ảnh Mỹ.
Hình ảnh chú rùa Ninja ác quái ra đời năm 1984 cũng là một ví dụ
sinh động. Nhưng những chú rùa chỉ có cái hình thức đáng sợ bề
ngoài thôi, còn theo ý tưởng của nhà sản xuất thì những chú rùa này
rất hiền lành và nhiệm vụ của chúng là chiến đấu chống lại các
ác.Các cô bé cậu bé rất khoái chí với nhân vật Rùa Ninja này bởi đó
là những nhân vật dũng cảm, mặt khác, chúng gây ra sự tò mò lẫn
sợ hãi đối với các cô bé cậu bé. Và điều này đã thu hút được khá
nhiều khách hàng tí hon đến với sản phẩm.
Ước mơ thứ 2 “Con muốn mọi trò chơi phải là đồ lắp
sẵn”
Vì sao các thượng đế nhí khi bước vào các cửa hàng bách hóa dành
cho thiếu nhi lại rất quan tâm tới những gian hàng có đồ chơi lắp sẵn
mà thường bỏ qua các gian hàng kinh doanh sản phẩm rời chưa lắp
ráp? Dường như khả năng hình dung, tưởng tượng của thế hệ trẻ
ngày nay đang càng ngày càng trở nên cùng kiệt nàn. Trước đây, do
nguồn đồ chơi ít ỏi nên các bé còn thích sáng tạo, mày mò để biến
những tấm hình lắp ráp thành ô tô, tàu thủy, ngôi nhà, xe hơi, máy
bay…Còn ngày nay, thị trường tràn ngập đồ chơi lắp ráp sẵn hay
các băng đĩa trò chơi điện tử với giá cả không quá đắt. Điều này đã
khiến cho các cô bé cậu bé trở nên lười biếng hơn trong suy nghĩ
của mình. Càng trưởng thành, nhu cầu tưởng tượng của chúng càng
ít đi. Chúng chỉ muốn mọi đồ chơi là đồ ráp sẵn.
Khoảng mười năm về trước, một hộp ráp đồ chơi LEGO thường bao
gồm từ 500 đến 1000 chi tiết. Nhưng cách đây không lâu, nhà sản
xuất đồ chơi nổi tiếng này đã phát hiện ra rằng, ngày nay, kiểu lắp
ráp với chừng ấy chi tiết thực sự rất phức tạp đối với các thượng đế
nhí. Chúng không đủ kiên nhẫn hay trí tưởng tượng để ngồi lắp ráp
ngôi đền, du thuyền hay chiếc xe hơi. Bởi vậy mà hãng LEGO đã
quyết định giảm các chi tiết lắp ráp đồng thời tăng kích cỡ các chi
tiết đó. Ví dụ, trước đây một bộ lắp ráp nhà có tới 100 chi tiết thì
nay chỉ cần 20. Hơn nữa, LEGO cũng bổ sung vào bộ lắp ráp của
mình các nhân vật quen thuộc với trẻ em như chú gấu Pooh hay
Harry Porter. Các chuyên gia của LEGO gọi đây là “trí tưởng tượng
được lập trình sẵn” vì các thượng đế nhí không cần mất công
tưởng tượng làm gì. Chính nhờ những bước sáng tạo này mà LEGO
luôn giữ vững vị trí độc tôn trên thị trường đồ chơi trẻ em.
Ước mơ thứ 3 “Con muốn mình vui vẻ”
Gần 90% trẻ em cho rằng trò chơi và sự vui vẻ là phần quan trong
nhất trong cuộc sống của chúng. Bởi vậy, việc áp dụng các yếu tố
hài hước trong nhãn hiệu sẽ đảm bảo sản phẩm lọt vào hàng “top”
trên thị trường. Ví dụ, bộ phim Shrek-2 với nhân vật gây buồn cười
đã trở thành hiện tượng của ngành nghệ thuật thứ bảy năm 2004,
mang về cho nhà sản xuất hơn 900 triệu đô la.
Khi tạo dựng thương hiệu có yếu tố hài hước, nhà sản xuất cần
xác định rằng, cảm giác hài hước ở trẻ em rất đặc trưng và hoàn toàn
không giống với cảm giác của người lớn.
Vào cuối thập niên 80, ông chủ hãng sản xuất bánh kẹo Michael
Spengsberg tung ra loại kẹo ngọt màu nâu. Lần đầu tiên nhìn thấy
những viên kẹo này, cậu con trai nhỏ tuổi của Spengsberg thốt lên
“Ba ơi, sao nó giống cục phân chó vậy ba?” Michael lập tức nảy ra ý
định đặt tên cho sản phẩm mới là Dog Farts (Cái rắm chó). Vậy
nhưng, các thượng đế nhí lại tỏ ra khoái chí với cái tên gọi nghe
khiêu khích và phản cảm này. Còn Spengsberg tiếp tục cho ra lò một
loạt sản phẩm bánh kẹo mang những cái tên nghe thật …khiếp
“Dead Flies” (Những con ruồi chết), “Bird Dropping” (Phân chim).
Sau đó, Michael tổ chức cuộc thi cho các khách hàng tí hon của
mình bằng cách đề nghị chúng đưa ra những tên gọi khác nhau cho
sản phẩm, đổi lại, những bé nào trúng giải sẽ nhận được quà tặng
của hãng. Kết quả là, chỉ trong một thời gian ngắn, hãng bánh kẹo
BonBon khiêm tốn của Spengsberg đã biến thành một công ty lớn
với doanh thu tới 45 triệu đô la/năm.
Ước mơ thứ 4 “Con muốn trở thành chúa tể”
Các nghiên cứu cho thấy rằng, hơn 60% trẻ em mơ ước trở thành
người giàu có. Hơn nữa, nhiều cô bé cậu bé mong ước giàu sang chỉ
bởi một ý nghĩ đơn giản – tiền bạc sẽ mang lại quyền lực. Một điều
dễ hiểu là, sở dĩ các em nghĩ vậy là bởi chúng rất khó để ảnh hưởng
đến hành động của bố mẹ chúng. Các hãng sản xuất trò chơi điện tử
đã nắm bắt được điểm đặc biệt này trong tâm lý trẻ em để từ đó cho
phép các em được trở thành mẫu hình mà các em mong ước trong
cuộc sống thực. Các em có thể trở thành siêu nhân, tay đua xe hơi,
phi công, bộ đội…với số điểm tương ứng cho mỗi cuộc chơi: giỏi
(thắng cuộc) hay kém (thua cuộc). Trò chơi mang lại cho các em
cảm giác được trở thành mẫu hình mà các em mong ước hay yêu
thích.
Mấy năm về trước, trong các cửa hàng tây âu, loại trò chơi mang tên
Slimuck được trẻ em vô cùng ưa chuộng. Đó là mộ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top