vy_tony201rox

New Member
Download Luận văn Làng dệt Mã Châu - Xưa và nay

Download Luận văn Làng dệt Mã Châu - Xưa và nay miễn phí





Người Việt di cư vào đây cũng mang theo cách làm nhà ở như tại những vùng quê cũ của họ nhưng đã có sự biến đổi để thích nghi với môi trường mới. Họ phải chọn một kiểu dáng, nột giải pháp khả thi trong kết cấu bộ khung nhà làm nơi trú ngụ, thuận lợi sinh hoạt trong việc nông tang hàng ngày mà khung nhà phải đề cao các công năng như: chống mưa to, bão lớn, lũ lụt.[22.377].
Vật liệu cổ truyền để xây dựng nhà cửa ở đây là tre, gỗ vì vậy qua thời gian, ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, chiến tranh, mối mọt. mà đa số đã bị hư hỏng. Theo khảo sát về nhà dân dụng cổ truyền ở huyện Duy Xuyên của Viện nghiên cứu Kiến trúc thì ở Mã Châu còn lại một căn nhà có niên đại từ thế kỷ XVIII [41]. Ở Mã Châu cũng có nhiều ngôi nhà khung gỗ, tre mới được dựng trong vài chục năm gần đây. Những ngôi nhà này về cơ bản vẫn bảo lưu những kỹ thuật và mang hình ảnh của những ngôi nhà cổ truyền ngày trước.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

phát triển nghề nuôi tằm, ươm tơ. Nay làng chuyển sang chuyên làm nghề dệt vải thì thì những bãi bồi đó người ta chuyên trồng ngô, đậu với những loại giống cho năng suất và sản lượng cao như: giống ngô Bioxit 8,9; ngô VN 10; đậu Côve... Tuy nhiên việc trồng hoa màu ở các bãi bồi ven sông phải phụ thuộc vào thời tiết vì hệ thống thuỷ lợi hiện nay mới chỉ đủ cung cấp nước tưới cho các thửa ruộng và một phần cho các đồng màu.
Phân bón dùng trong nông nghiệp, trước đây người ta bón ruộng bằng phân chuồng, phân xanh và sau là những loại phân "công nghiệp" như: đạm, lân, kali... Ở đây người ta không dùng phân Bắc để bón ruộng như ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Điều này có lẽ liên quan đến vấn đề tâm linh, tín ngưỡng của những người dân từ thời mới đi khai hoang lập nghiệp.
Về chăn nuôi, ở đây gà vịt được nuôi nhiều. Trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo. Hiện nay người dân sử dụng máy cày, việc nuôi trâu vì thế cũng dần dần ít hơn. Bò được nuôi để lấy thịt và trong những năm gần đây đang có xu hướng phát triển ở các hộ nông dân.
Thủ công nghiệp, trước đây vùng Duy Xuyên có nghề trồng dâu nuôi tằm và trồng mía đường nổi tiếng. Từ Gò Nổi đến tận Hà Mật, Thi Lai có nhiều chợ búa và thị trấn nhỏ, hàng tơ lụa, tuýt xo đến những chợ vải, chợ hàng, lò đường san sát. Đời sống của người dân ở đây do vậy cũng tương đối sung túc. Khắp vùng Điện Bàn, Duy Xuyên trước kia khắp nơi chỉ thấy cây lúa, cây dâu. Vào thập niên 40, ông Võ Diễn ở Duy Xuyên chế tạo được khung cửi khổ rộng, tạo nên sản phẩm vải đẹp với những hoa văn mới lạ và năng suất cao hơn trước kia. Thực ra từ những năm 70 của thế kỷ XIX, tơ lụa Quảng Nam đã được Nguyễn Thành Ý mang sang Pháp dự đấu xảo, mà kỹ thuật dệt từ thời đó đến nay đã có sự khác nhau xa. Ngược lại, nghề đường mía, do thiếu một bộ óc tiên phong như Võ Diễn để làm đường cát trắng mịn hơn nên nghề mía đường ở đây đã dần dần tàn lụi [22.281].
Cơ cấu bữa ăn của cư dân Mã Châu cũng giống như cơ cấu bữa ăn của người Việt là: Cơm - Rau - Cá. Khác với miền Bắc, ở Mã Châu và miền Trung nói chung, món rau không luộc lấy nước mà họ chế biến theo nhiều cách khác nhau như xào, nấu... và nếu có luộc rau thì họ cũng không ăn nước luộc. Nếu như ở miền Bắc, rau muống là loại rau phổ biến thì rau lang là loại rau thường dùng của người dân vùng này và ngoài rau lang còn có các loại rau diếp cá, khổ qua (mướp đắng)... Có sự khác biệt này là do rau muống là loại cây ưa nước, thích hợp với khí hậu đất đai ở vùng châu thổ Bắc Bộ; còn ở miền Trung khí hậu khô nóng, lại có nhiều diện tích đất bãi bồi pha nhiều cát sông, cát biển thuận lợi cho sự phát triển của cây khoai lang.
Cây khoai lang ở đây một năm được trồng lại hai lần theo mùa vụ. Vào mùa mưa, bắt đầu từ tháng 9, người ta làm đất thành luống trồng khoai để tạo những rãnh thoát nước, chống ngập úng. Khoảng đầu tháng 3, người ta dỡ khoai ở luống và san bằng đất trồng vụ khoai thứ hai để chống mất nước trong mùa khô.
Người Việt khi tới đây đã tiếp nhận cái nhìn hướng biển cùng những yếu tố biển trong nền văn hoá của người Chăm nên trên bàn ăn của họ thường có những món ăn chế biến từ hải sản như: tôm, cua, cá... và đặc biệt là món mắm.
"Mắm có tảng nền là thuỷ sản, để nguyên con hay giã nhỏ, muối mặn (salé) và để một quá trình lên men (fermenté) bằng gạo thính có khi cho thêm ít rượu - để "thơm" và thúc đẩy quá trình lên men, rồi khi ăn chắt thành nước (nước mắm cá, nước mắm cáy, nước mắm sò), hay ăn nguyên con (mắm cá cơm) hay đánh nhuyễn thịt (mắm tôm - tép - moi - mắm cá thu). Mắm và nước mắm... chỉ phát triển ở miền ven biển mà chủ yếu là ở miền Trung - Nam, thuỷ sản nước ngọt không nhiều nhưng hải sản vô cùng phong phú. Vậy cái nôi của mắm là miền Trung - Nam nhưng thịnh nhất là miền Trung - xứ sở của người Chăm cổ và ngôn ngữ melayu"[36.416].
Vùng Mã Châu trước đây có trồng mía đường, sản phẩm làm ra là đường mật rỉ, đường muống. Ngoài ra đường còn được chế biến làm các món ăn như: Đường non kẹp bánh tráng nướng, rải thêm ít hột đậu phộng rang hay khoai lang tươi xắt lát, sâu lại đem nhúng vào nồi đường non nóng chín ăn vừa ngọt, vừa bùi lại rất thơm ngon.
Sông ngòi ở đây "cá trôi (Hoàn ngư) sống ở các khe, hàng năm nước lũ mùa Thu; nước xuống đến đâu cá theo đến đấy, người ta chài lưới được hàng ngàn... Cá gáy (Lý ngư), sông ngòi các nơi đều có; nước lũ mùa Thu, người ta chài lưới được nhiều"[19.399]. Sông ngòi lắm cá, nên ở Mã Châu có nhiều hộ gia đình làm nghề đánh cá, đặc biệt ở làng có họ Trần Văn ở bến đò Tơ nhiều đời sống bằng nghề này. Vì vậy mà ông Hiền Tâm đã có bài thơ nói về ngư nghiệp:
Sông dài
Sông rộng
Sông sâu
Cha chài
Chú rỡ
Chị nhủi
Em câu.
Người Việt di cư vào đây cũng mang theo cách làm nhà ở như tại những vùng quê cũ của họ nhưng đã có sự biến đổi để thích nghi với môi trường mới. Họ phải chọn một kiểu dáng, nột giải pháp khả thi trong kết cấu bộ khung nhà làm nơi trú ngụ, thuận lợi sinh hoạt trong việc nông tang hàng ngày mà khung nhà phải đề cao các công năng như: chống mưa to, bão lớn, lũ lụt...[22.377].
Vật liệu cổ truyền để xây dựng nhà cửa ở đây là tre, gỗ vì vậy qua thời gian, ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, chiến tranh, mối mọt... mà đa số đã bị hư hỏng. Theo khảo sát về nhà dân dụng cổ truyền ở huyện Duy Xuyên của Viện nghiên cứu Kiến trúc thì ở Mã Châu còn lại một căn nhà có niên đại từ thế kỷ XVIII [41]. Ở Mã Châu cũng có nhiều ngôi nhà khung gỗ, tre mới được dựng trong vài chục năm gần đây. Những ngôi nhà này về cơ bản vẫn bảo lưu những kỹ thuật và mang hình ảnh của những ngôi nhà cổ truyền ngày trước.
Đa số các ngôi nhà này đều có mặt bằng sinh hoạt giống nhau. Ngôi nhà thường làm ba gian hai trái hay ba gian chính và hai gian hồi. Gian giữa dùng để thờ cúng (phần trong) và để tiếp khách (phần ngoài), hai gian bên để nghỉ ngơi hay dùng để học tập, làm việc. Hai gian đầu hồi dùng để chứa đồ (lúa gạo và những đồ dùng gia đình). Nhà bếp và công trình phụ làm bên cạnh, vuông góc với nhà chính và cách nhau vách ngăn, thường được gọi là nhà ngang [22.377-378]. Khuôn viên nhà được đặt trong một không gian rộng, phía mặt tiền ngôi nhà là một khoảnh sân, ba phía còn lại là vườn, bao quanh là một hàng rào sơ sài bằng một hàng cây hay chỉ dấp một vài cành tre. Nhà xí thường được đặt riêng ở một góc vườn, cách khá xa nhà ở và nhà bếp. Những nhà làm nghề nông thì đằng sau bếp có làm một "khu chăn nuôi" gồm chuồng trâu, chuồng bò, chuồng lợn, gà... Còn với những nhà làm nghề dệt thì thường làm một căn nhà ngang rộng rãi hay là làm một xưởng riêng ở cạnh nhà để đặt khung dệt.
Cổng vào nhà thường được đặt lệch với cửa nhà. Người xưa thường tránh không bao giờ làm cổng ngõ lại để con đường soi thẳng vào nhà. Nếu vị trí ngôi nhà bắt buộc phải trông thẳng ra con đường, chủ nhà sẽ dùng bình pho...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 1
C Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải ngành dệt nhuộm cho Khu làng nghề Tiểu Thủ Công Nghiệp, thị Tài liệu chưa phân loại 5
H Thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc - thành phố Hà Đông - tỉnh Hà Tây Luận văn Kinh tế 2
D Làng nghề truyền thống của cư dân Mã Châu Văn hóa, Xã hội 0
T nhờ ad tải giúp em tài liệu "công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn làng trẻ em BIRLA Hà Nội" với ạ. Văn hóa, Xã hội 1
D Một số vấn đề về làng xã cổ truyền việt nam Văn học 0
D Biến đổi không gian văn hóa buôn làng Ê Đê ở Buôn Ma Thuột từ sau 1975 đến nay Văn học 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề cơ khí xã Thanh Thủy Nông Lâm Thủy sản 1
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường làng nghề nấu rượu truyền thống xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Khoa học Tự nhiên 0
D Sử Dụng Tư Liệu Của Làng Văn Hóa - Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam Để Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top