vi_sao_mang_ten_em_1602
New Member
LÀNG - KIM LÂN - TRUYỆN NGẮN LÀNG( Trích )
I.Tác giả, tác phẩm
1.Tác giả
- Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quê ở Bắc Ninh. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Kim Lân tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân, thể hiện không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống vất vả lam lũ của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Ngòi bút của Kim Lân đặc biệt hấp dẫn khi viết về sinh hoạt phong phú ở thôn quê vớinhững thú chơi lành mạnh như đánh vật, chọi gà, thả chim…, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng sống cực nhọc, khổ cùng kiệt nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa. Sau cách mạng Kim Lân vẫn tiếp tục viết về làng quê Việt Nam và gặt hái những thành công mới ở đề tài sở trường của mình
- Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng ( 1955 ) Con chó xấu xí (1962)
2.Truyện ngắn "Làng" được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ ( 1948 )
II.Truyện ngắn Làng
1.Đặc điểm cần lưu ý
- Truyện thuộc loại có cốt truyện tâm lí, không xây dựng trên các biến cố lớn, sự kiện bên ngoài mà chú trọng đến các tình huống bên trong nội tâm nhân vật, miêu tả các diễn biến tâm lí, từ đó làm nổi rõ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.
- Truyện Làng khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kì kháng chiến: tình cảm quê hương đất nước. Đây là một tình cảm mang tính cộg đồng. Nhưng thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện cụ thể sinh động ở một con người, trở thành một nét tâm lí sâu sắc ở nhân vật ông Hai, vì thế nó là tình cảm chung mà lại mang rõ màu sắc riêng, cá nhân, in rõ cá tính nhân vật.
2.Tình yêu làng ở nhân vật ông Hai
- Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình cảm thật đặc biệt. Những biểu hiện của tình ấy ở ông Hai cũng rất đặc biệt: ông say mê kể về làng, luôn khoe làng mình, tự hào với cái làng chợ Dầu của mình về nhiều mặt. Tình cảm ấy càng được bộc lộ tha thiết, nhiệt thành khi ông phải xa làng đi tản cư.
- Ông tự hào về làng mình giàu đẹp: “ nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng, cuối xóm, bùn không dính đến gót chân”
- Hồi trước Cách mạng, ông còn khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc người làng ông
- Sau Cách mạng, ông lại tự hào về những cái khác, đó là phong trào cách mạng của làng rất sôi nổi, rất có khí thế, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân vào các đoàn thể cứu quốc. Ông còn khoe về “ cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy”
- Ông nói chuyện về cái làng của mình một cách say mê náo nức lạ thường: “ Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động”
- Ông tình nguyện hăng hái ở lại làng cùng đội du kích chiến đấu. Đến khi vì hoàn cảnh gia đình phải đi tản cư, ông khổ tâm, day dứt, nhớ làng, nhớ anh em đồng chí ở lại làng.
Tác giả đã diễn tả một tình cảm, một nét tâm lí quen thuộc và truyền thống của người nông dân: tình cảm gắn bó với làng quê và tự hào về quê hương mình. Cái tâm lí tự hào về làng quê ở người nông dân có lúc đẩy lên thành một thứ tâm lí địa phương hẹp hòi, ở ông Hai phần nào nhiễm cái tâm lí ấy. Nhưng chính cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy ở những người nông dân tình cảm yêu nước rộng lớn , hoà nhập thốg nhất tình cảm làng quê vào tình cảm rộng lớn ấy. Ở ông hai, tình cảm yêu làng là thống nhất với lòng yêu nước, với tinh thần kháng chiến
2.Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc
a.Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay gắt để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc, lập tề à chính ông nghe được từ miệng những người mới tản cư qua vùng ông
- Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai sững sờ : “ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ vừa ở dưới ấy lên, làm ông không thể không tin.
- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con “ nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”
- Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài. “ Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến cái chuyện ấy”, “ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông…là ông lủi ra một góc nhà, nín thít, thôi lại chuyện ấy rồi”
Tác giả đã diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.
b.Tác giả thể hiện sâu sắc tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở ông Hai qua một mâu thuẫn: khi nghe tin làng mình theo giặc, hai tình cảm ấy đã dãn đến một cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai. Ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù đã xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế mà ông càng đau xót tủi hổ.
- Ông Hai đã bị đẩy vào tình thế bế tắc tuyệt vọng khi mà mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi. Đi đâu bây giờ? Không ai chứa chấp dân của cái làng Việt gian, cũng không thể quay về làng, “ Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết.
- Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ còn rất thơ ngây: “ Ông lão ôm thằng con út …cũng vợi đi được đôi phần”. Đây là một đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai- một người nông dân- với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến. Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là lời tự nhủ với mình, ta thấy rõ ở ông Hai:
+ Tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu của ông, ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu “ Nhà ta ở làng chợ Dầu”
+ Tấm lòng chung thuỷ với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ “ Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng “ Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”
c.Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai
- Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Tác giả miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ…Đặc biệt, tác giả đã diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc con người nông dân và thế giới tinh thần của họ.
3.Nghệ thuật của truyện ngắn Làng
- Truyện xây dựng theo cốt truyện tâm lí. Tác giả đã sáng tạo tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách ở nội tâm nhân vật, từ đó bộc lộ đời sống bên trong, tình cảm tư tưởng của nhân vật. Đặt vào trong thời điểm ra đời của tác phẩm càng thấy được thành công của Kim Lân.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ và thể hiện cá tính của từng nhân vật ( cũng là ngôn ngữ nông dân nhưng lời nói của ông Hai và mụ chủ nhà rất khác nhau ). Qua ngôn ngữ mà làm rõ tính cách nhân vật, đồng thời phản ánh tâm lí ham thích các sinh hoạt chính trị của quần chúng hồi đầu cách mạng và kháng chiến.
- Cách trần thuật của tác giả linh hoạt, tự nhiên, có nhiều chi tiết sinh hoạt, đời sống hàng ngày xen vào với mạch tâm trạng khiến cho truyện sinh động hơn (qua truyện có thể thấy cụ thể về đời sống người tản cư, mối quan hệ giữa chủ nhà và dân tản cư, những nét sinh hoạt hàng ngày trong vùng kháng chiến)
Nguồn: Sưu tầm
I.Tác giả, tác phẩm
1.Tác giả
- Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quê ở Bắc Ninh. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Kim Lân tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân, thể hiện không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống vất vả lam lũ của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Ngòi bút của Kim Lân đặc biệt hấp dẫn khi viết về sinh hoạt phong phú ở thôn quê vớinhững thú chơi lành mạnh như đánh vật, chọi gà, thả chim…, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng sống cực nhọc, khổ cùng kiệt nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa. Sau cách mạng Kim Lân vẫn tiếp tục viết về làng quê Việt Nam và gặt hái những thành công mới ở đề tài sở trường của mình
- Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng ( 1955 ) Con chó xấu xí (1962)
2.Truyện ngắn "Làng" được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ ( 1948 )
II.Truyện ngắn Làng
1.Đặc điểm cần lưu ý
- Truyện thuộc loại có cốt truyện tâm lí, không xây dựng trên các biến cố lớn, sự kiện bên ngoài mà chú trọng đến các tình huống bên trong nội tâm nhân vật, miêu tả các diễn biến tâm lí, từ đó làm nổi rõ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.
- Truyện Làng khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kì kháng chiến: tình cảm quê hương đất nước. Đây là một tình cảm mang tính cộg đồng. Nhưng thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện cụ thể sinh động ở một con người, trở thành một nét tâm lí sâu sắc ở nhân vật ông Hai, vì thế nó là tình cảm chung mà lại mang rõ màu sắc riêng, cá nhân, in rõ cá tính nhân vật.
2.Tình yêu làng ở nhân vật ông Hai
- Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình cảm thật đặc biệt. Những biểu hiện của tình ấy ở ông Hai cũng rất đặc biệt: ông say mê kể về làng, luôn khoe làng mình, tự hào với cái làng chợ Dầu của mình về nhiều mặt. Tình cảm ấy càng được bộc lộ tha thiết, nhiệt thành khi ông phải xa làng đi tản cư.
- Ông tự hào về làng mình giàu đẹp: “ nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng, cuối xóm, bùn không dính đến gót chân”
- Hồi trước Cách mạng, ông còn khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc người làng ông
- Sau Cách mạng, ông lại tự hào về những cái khác, đó là phong trào cách mạng của làng rất sôi nổi, rất có khí thế, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân vào các đoàn thể cứu quốc. Ông còn khoe về “ cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy”
- Ông nói chuyện về cái làng của mình một cách say mê náo nức lạ thường: “ Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động”
- Ông tình nguyện hăng hái ở lại làng cùng đội du kích chiến đấu. Đến khi vì hoàn cảnh gia đình phải đi tản cư, ông khổ tâm, day dứt, nhớ làng, nhớ anh em đồng chí ở lại làng.
Tác giả đã diễn tả một tình cảm, một nét tâm lí quen thuộc và truyền thống của người nông dân: tình cảm gắn bó với làng quê và tự hào về quê hương mình. Cái tâm lí tự hào về làng quê ở người nông dân có lúc đẩy lên thành một thứ tâm lí địa phương hẹp hòi, ở ông Hai phần nào nhiễm cái tâm lí ấy. Nhưng chính cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy ở những người nông dân tình cảm yêu nước rộng lớn , hoà nhập thốg nhất tình cảm làng quê vào tình cảm rộng lớn ấy. Ở ông hai, tình cảm yêu làng là thống nhất với lòng yêu nước, với tinh thần kháng chiến
2.Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc
a.Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay gắt để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc, lập tề à chính ông nghe được từ miệng những người mới tản cư qua vùng ông
- Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai sững sờ : “ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ vừa ở dưới ấy lên, làm ông không thể không tin.
- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con “ nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”
- Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài. “ Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến cái chuyện ấy”, “ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông…là ông lủi ra một góc nhà, nín thít, thôi lại chuyện ấy rồi”
Tác giả đã diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.
b.Tác giả thể hiện sâu sắc tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở ông Hai qua một mâu thuẫn: khi nghe tin làng mình theo giặc, hai tình cảm ấy đã dãn đến một cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai. Ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù đã xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế mà ông càng đau xót tủi hổ.
- Ông Hai đã bị đẩy vào tình thế bế tắc tuyệt vọng khi mà mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi. Đi đâu bây giờ? Không ai chứa chấp dân của cái làng Việt gian, cũng không thể quay về làng, “ Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết.
- Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ còn rất thơ ngây: “ Ông lão ôm thằng con út …cũng vợi đi được đôi phần”. Đây là một đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai- một người nông dân- với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến. Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là lời tự nhủ với mình, ta thấy rõ ở ông Hai:
+ Tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu của ông, ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu “ Nhà ta ở làng chợ Dầu”
+ Tấm lòng chung thuỷ với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ “ Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng “ Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”
c.Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai
- Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Tác giả miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ…Đặc biệt, tác giả đã diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc con người nông dân và thế giới tinh thần của họ.
3.Nghệ thuật của truyện ngắn Làng
- Truyện xây dựng theo cốt truyện tâm lí. Tác giả đã sáng tạo tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách ở nội tâm nhân vật, từ đó bộc lộ đời sống bên trong, tình cảm tư tưởng của nhân vật. Đặt vào trong thời điểm ra đời của tác phẩm càng thấy được thành công của Kim Lân.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ và thể hiện cá tính của từng nhân vật ( cũng là ngôn ngữ nông dân nhưng lời nói của ông Hai và mụ chủ nhà rất khác nhau ). Qua ngôn ngữ mà làm rõ tính cách nhân vật, đồng thời phản ánh tâm lí ham thích các sinh hoạt chính trị của quần chúng hồi đầu cách mạng và kháng chiến.
- Cách trần thuật của tác giả linh hoạt, tự nhiên, có nhiều chi tiết sinh hoạt, đời sống hàng ngày xen vào với mạch tâm trạng khiến cho truyện sinh động hơn (qua truyện có thể thấy cụ thể về đời sống người tản cư, mối quan hệ giữa chủ nhà và dân tản cư, những nét sinh hoạt hàng ngày trong vùng kháng chiến)
Nguồn: Sưu tầm