HL_CO

New Member

Download miễn phí Đề tài Lễ hội làng Giang Xá





Mục Lục
1.1 Giới thiệu về Lễ hội làng Giang Xá 1
2.1.Quá trình chuẩn bị 2
2.1.1.Các cuộc họp 2
2.1.2. Lựa chọn hàng đô, chức việc và quá trình luyện tập 5
2.1.3. Các công việc sửa sang, trang trí 11
2.1. 4. Chuẩn bị lễ vật 12
2.2. Các đám rước 20
2.2.1. Rước phụng nghinh hồi đình và rước hoàn cung 20
2.3. Đại tế 23
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ầu). Khi nghe tiếng trống, hàng đô thống nhất bước chân trái lên hai bước ngắn để tránh rung kiệu, đặc biệt phải lưu ý, mỗi bước chỉ bằng một bàn chân. Trong khi tập, Cán biện phải nhắc nhở mọi người những điều cần tránh khi khiêng kiệu như không được bước bước một, không được bước chân nọ kê chân kia.
Cùng với hàng đô, việc chọn quân cờ cũng được tiến hành. Cờ người vốn là một trò chơi phổ biến của nhiều địa phương mỗi dịp xuân về. Sau nhiều năm gián đoạn không tổ chức được, đến năm 2000, làng Giang Xá mới có điều kiện khôi phục hội cờ truyền thống. Muốn chơi cờ người, trước hết phải lựa chọn những người phụ trách sân cờ, gọi là cụ Tổng cờ và các bà Cai cờ. Từ xưa đến nay, Tổng cờ và Cai cờ ở Giang Xá đều do các bà đảm nhận. Tổng cờ là người bao quát chung toàn bộ quá trình từ lựa chọn quân cờ, luyện tập cho đến khi ra dàn quân trên sân. Cụ Tổng cờ phải là người đã có tuổi (từ 70 trở lên), hiểu biết, có phong thái, dáng vẻ ưa nhìn, gia đình cũng phải thuộc loại khá giả, có của ăn của để. Giúp việc cho cụ Tổng cờ là hai bà Cai cờ, có độ tuổi từ 40 đến 50, cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung như các chức việc khác của làng. Các bà Cai cờ sẽ trực tiếp lựa chọn và huấn luyện quân cờ.
Công việc chọn lựa bắt đầu bằng việc lên danh sách quân cờ. Đội cờ gồm 32 quân, chia làm hai bên, một bên nam và một bên nữ. Toàn bộ quân cờ phải là các nam thanh, nữ tú (trai chưa vợ, gái chưa chồng), đang ở độ tuổi trăng tròn, hoặc18, đôi mươi, gia đình phải còn đủ cả ông bà, cha mẹ và không “vướng bụi” trong thời gian tham gia đóng vai. Để chọn đủ 32 quân cờ, các bà Cai cờ phải đi từng nhà có con trai, con gái đáp ứng đủ tiêu chuẩn và có lời với gia đình cho các cháu ra đình để dân làng chọn tuyển. Công việc tuyển quân cờ mới thực sự cuốn hút và hồi hộp làm sao. Thoạt đầu, phải tiến hành so vai để chọn những người có chiều cao bằng nhau, những người có thân hình cân đối, khuôn mặt có nét, có sắc. Số quân cờ có 32 quân nhưng phải chọn thêm một số người dự bị. Sau khi chọn đủ quân cờ, công việc luyện tập bắt đầu. Cũng giống như hàng đô, quân cờ cũng phải tập sao cho mọi hành động, khi đứng khi ngồi, khi ra khi vào, khi tiến khi thoái, khi sắp hàng khi vào lễ, đều có phép tắc, có thứ tự, chỉ nghe tiếng trống của bà Cai cờ làm hiệu mà thực hiện. Trong quá trình luyện tập, cụ Tổng cờ và các bà Cai cờ phải chú ý quan sát cử chỉ, dáng điệu, nét mặt của từng người để chọn sắm các vai phù hợp. Bao giờ cũng vậy, các vai tướng kể cả tướng nam và tướng nữ phải là những người có dung mạo trội nhất, nét mặt phải sắc sảo, dáng người cũng phải cân đối, có phong độ. Tiếp sau đó phải chọn các vai sĩ, tượng, xe, pháo…Tất cả việc chọn lựa này, phải được giữ bí mật hoàn toàn trong suốt quá trình tập, cho đến mùng 5 tháng Giêng, cụ Tổng cờ mới cho công bố chính thức người nào vào vai nào, ghế nào. Toàn bộ công việc luyện tập chỉ kết thúc trước khi lễ hội diễn ra vài ngày. Khi mọi công việc chuẩn bị cho quân cờ đã hoàn tất, cụ Tổng cờ phải làm lễ trình Thánh và khao quân cờ. Khao quân cờ ngày xưa là phải làm cỗ mặn, làm thật linh đình và mời tất cả quân cờ đến nhà để ăn uống. Ngày nay, việc khao quân được đơn giản hoá rất nhiều, chỉ tổ chức tiệc trà, bánh kẹo. Sau cụ Tổng cờ, tướng ông, tướng bà cũng phải làm lễ trình và chọn ngày khao quân.
Cùng với hàng đô, quân cờ, các bộ phận khác cũng bắt tay vào công việc chuẩn bị cho lễ hội. Phường trống, Phường kèn, Hội Sênh tiền, múa lụa, cờ reo, cờ hiệu…ngày ngày tập trung các thành viên tại sân đình để luyện tập. Mọi người ai cũng cố gắng tập thật chăm chỉ để đến ngày vào hội không xảy ra sơ suất gì kẻo làng chê trách.
Trong lễ hội, ngoài đoàn rước, các hoạt động tế, lễ cũng là một nội dung rất quan trọng. Chính vì vậy, để đảm bảo cho các cuộc tế, lễ diễn ra trang trọng, từ nhiều ngày trước khi vào hội, Ban Bộ lễ phải tổ chức cho các quan viên tế luyện tập thật chu đáo. Ở Giang Xá, Ban Bộ lễ do dân cử ra, gồm có bốn người, độ tuổi từ 60 trở lên, gia đình phải toàn vẹn ông bà, bố mẹ, đồng thời người được cử vào Ban Bộ lễ phải có đạo đức, có tinh thần trách nhiệm cao. Khi một người trong Ban Bộ lễ vướng bụi thì phải xin nghỉ và ba người còn lại sẽ làm thay phần việc của ông ta. Trong trường hợp Ban Bộ lễ chỉ còn lại hai người thì làng sẽ cử thêm người vào Ban Bộ lễ để đảm bảo công việc. Ban Bộ lễ có trách nhiệm quán xuyến toàn bộ công việc lễ tiết của làng, chịu trách nhiệm tổ chức việc tế, lễ, kiểm tra lễ vật do Ban Khánh tiết chuẩn bị, nếu chưa đúng yêu cầu thì nhắc Ban Khánh tiết làm lại.
Dưới Ban Bộ lễ là Ban Chấp sự, chịu trách nhiệm trực tiếp về tế, lễ. Ban này gồm 22 người, độ tuổi từ 45 trở lên, cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về gia đình và cá nhân như các chức việc khác. Trong suốt thời gian dài trước đây, khi làng còn bát giáp, những người trong Ban Chấp sự là do các giáp cử ra. Họ phải trải qua một quá trình luyện tập rất công phu. Theo truyền thống của làng, các nam thanh niên đến tuổi 16, 17 tuổi đã bắt đầu được học tế, học lễ. Cứ vào những đêm tháng Tám sáng trăng, trai làng trong các giáp lại tập trung tại các nhà có sân rộng để học tế, lễ do một cụ cao tuổi, thông hiểu việc làng hướng dẫn. Cùng với thời gian, làng trải qua nhiều thay đổi, nhưng việc lễ nghĩa vẫn luôn được bảo lưu. Ban Chấp sự dưới sự chỉ huy của ông Chủ tế vẫn duy trì toàn bộ các nghi thức trong việc tế tự của làng. Là người giữ trọng trách quan trọng, thay mặt cho dân làng thực hiện các nghi lễ với thần thánh, ông chủ tế phải được lựa chọn rất kỹ lưỡng, phải là người trên 60 tuổi, còn khoẻ mạnh, ngoại hình cân đối, dung mạo nghiêm trang, sáng sủa, không có khuyết tật, gia đình của Chủ tế cũng phải là người sống lâu đời ở làng, bản thân ông ta cũng phải song toàn, đông con nhiều cháu và có đủ cả con trai, con gái. Dưới sự hướng dẫn của Chủ tế và Ban Bộ lễ, trước lễ hội nhiều ngày, quan viên tế ở làng cũng luyện tập như các bộ phận khác. Ở Giang Xá, việc tế lễ ở đình, đền phải tuân thủ theo những quy tắc rất chặt chẽ, vì thế khi học, ông Chủ tế phải hướng dẫn tỷ mỉ cho Ban Chấp sự từ cách làm lễ Thập bái, cách đi đứng sao cho trông thật khoan thai mà vẫn trang nghiêm, cách để tay khi dâng rượu, dâng hương, cách quỳ ở chiếu…tất đều phải thực hiện sao cho đều, cho đẹp, cho thật nhịp nhàng với tiếng nhạc của phường bát âm, của chiêng, trống điểm trên sân tế.
Toàn bộ quá trình chuẩn bị được diễn ra thật khẩn trương, sôi nổi. Các bộ phận đều cố gắng tập trung làm tốt công việc của mình. Ngày mùng 10 tháng Giêng, sau khi đã luyện tập đâu ra đấy, tất cả hàng đô, chức việc tập trung tại đình để duyệt lại lần cuối để ngày hôm sau vào đám đảm bảo không xảy ra sơ suất gì. Trong buổi tập này, dùng đủ các đồ trần thiết như đi rước thật, hàn...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top