yoyocicidaudau_nhung
New Member
Download Đề tài Lễ hội quan thế âm Đà Nẵng
Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá - thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát bội (tuồng), thi các môn: Thi pháp, tranh thuỷ mặc, thả đèn trên sông Cổ Cò (hoa đăng), đua thuyền, lắc thúng chai, kéo co, bơi chải, thi nấu ăn chay, trang trí cổng trại, hát bài chòi, thiền trà, triển lãm tượng đá và hội thi điêu khắc đá của làng đá mỹ nghệ Non Nước, kéo dài trong suốt 3 ngày, 3 đêm trong khuôn viên chùa Quán Thế Âm, núi Kim Sơn và bên bờ sông Cổ Cò.
Đối với hoạt động du lịch, lễ hội Quán Thế Âm nằm trong chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch. Lễ hội đã được Bộ Văn - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể Thao và Du lịch) đưa vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước là cơ hội để quảng bá về khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn một cách sâu rộng, góp phần thu hút khách du lịch đến với Ngũ hành Sơn nói riêng, thành phố Đà Nẵng nói chung ngày càng đông hơn.
- Lễ Khai Hội: Tiếng chuông trống khai hội hùng tráng vang dội lan xa báo hiệu cho mọi người biết ngày hội lại về. Hàng đoàn người nhộn nhịp, các đơn vị, đoàn thể rước kiệu về dự lễ khai hội. Kiệu rước “Bằng Di Tích Lịch Sử văn hoá Ngũ Hành Sơn” cấp quốc gia được nhà nước công nhận, do ban quản lý khu thắng cảnh du lịch Ngũ Hành Sơn rước, kiệu rước bài vị và tượng ông Tổ nghề đá Non Nước, do các nghệ nhân phụ trách, và các kiệu rước với các chủ đề văn hoá nhiều mầu sắc đa dạng phong phú của nhiều đoàn thể, phật tử cùng tham gia. Hàng trăm các vị bô lão tại địa phương trang trọng trong bộ lễ phục cổ truyền, trang nghiêm thành kính hướng về giờ phút thiêng liêng của sông núi. Từng lời, từng lời văn tế được xướng lên để bố cáo trời đất, thần hoàng bổn xứ, nguyện cầu quốc thái dân an. một bầu không khí hết sức tín thành lắng đọng, lung linh huyền ảo giữa khói hương trầm nghi ngút, lan toả vào tâm hồn của mọi người về dự khai hội. Hát mừng khai hội, đoàn tuồng văn nghệ với những tiết mục vũ điệu được dàn dựng công phu thể hiện nghệ thuật dân tộc sâu đậm, chào mừng ngày hội lại về trong mùa xuân.
Có năm trong buổi lễ khai hội, hoá trang diễn lại sự tích vua Minh Mạng 3 lần ngự đến tham quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, và thuyền vua cập bến tại bến Ngự ở phía trước chùa Quán Thế âm, Minh Mạng là vị vua triều Nguyễn có công lớn bảo vệ và tôn tạo thắng cảnh này. Lễ hoá trang rước vua với phong cách nghệ thuật cổ xưa, ôn diễn lại một khoảnh khắc của lịch sử. Lễ khai hội biểu hiện một tinh thần văn hoá đậm đà truyền thống dân tộc, nối kết quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai.
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Quán Thế Âm là biểu trưng cho vị bồ tát hóa độ xuyên suốt thời gian và không gian kể từ khi Đức Phật Thích Ca thị hiện ở cõi Ta Bà cho đến lúc Phật Di Lặc đản sinh và hơn thế nữa. Chí nguyện đó trở thành cơ sở cho niềm tin bất diệt trong tâm thức người Phật tử, vì vậy Đức Quán Âm có ý nghĩa như là toàn bộ giá trị thăng chứng trí tuệ, giác ngộ giải thoát, sự chứng đắc quả vị Phật, luôn hiện hữu trong mọi chúng sinh. Trong những khổ đau, hoạn nạn của cuộc sống, người ta thường cầu xin sự giúp đỡ và chở che nhiệm mầu của Đức Quán Âm, bởi họ cảm nhận Ngài luôn dõi mắt và lắng nghe từng nhịp đập con tim của họ chẳng khác người mẹ trông con. Vì thế mà Ngài trở thành mẹ hiền Quán Thế Âm, dân gian còn gọi là Phật Bà. Từ đó, nói đến “Quán Âm” là nói đến hiện thân của lòng từ bi cao cả, tột cùng của chư Phật và Bồ tát nhiều đời. Thậm chí, bất kỳ sự linh nghiệm nào mà người ta đón nhận được từ trong khó khăn, nguy hiểm hay an vui, thuận lợi đều được xem là có sự cứu độ của Ngài. Và đó là vị bồ tát cứu giúp cho người sống cũng như cả cho người chết, nhưng trì niệm danh hiệu Ngài trong việc cầu an vẫn là phổ biến hơn cả.
Niệm hồng danh của Ngài, tham gia vào việc tổ chức lễ hội nhân ngày vía Quán Thế Âm đã trở thành một lễ hội lớn, mang tính khu vực, vùng, chứ không còn nằm trong khuôn khổ của một ngôi chùa hay của một đạo Phật ở Việt Nam nữa. Tính chất rộng mở của lễ hội cho thấy vị trí và tầm quan trọng của vị bồ tát này trong đời sống tâm linh của từng cá nhân và của cả cộng đồng.
2.1.2. Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng
Chùa Quán Thế Âm được thành lập vào năm 1957, tọa lạc tại chân núi Kim Sơn, một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng, là nơi danh lam thắng cảnh của đất nước. Đặc biệt, nơi đây được gọi là Thánh Địa Phật Giáo, vì hầu hết trên năm ngọn Ngũ Hành Sơn đều có chùa chiền cổ kính hay tân tạo. Hệ thống hang động thiên nhiên kỳ vĩ, biển rộng sông dài, mái chùa hay ẩn mình trong hang cốc hay cheo leo trên sườn vai của núi hay uy nghiêm tọa lạc bên núi vững vàng, sương giáng mây vờn, tàng cây tươi mát, chim hót lừng vang. Phía Đông biển xa vời vợi, bãi cát trải dài, phía Tây Trường Giang lượn khúc, sông sen thơm lừng, đồng quê yên ả.
Chùa do cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn trong một giấc thần mộng về Ngài Quán Thế Âm ứng hiện nơi động thiêng, pháp đàn của Ngài. Theo đó, Hòa thượng đã tìm thấy ngôi thạch động có tôn tượng Quan Âm hoàn toàn do thiên nhiên tạo nên thật là ứng nghiệm, từ đó Hòa thượng đã thành lập ngôi chùa Quán Thế Âm, vì có sự nhiệm mầu của Phật Pháp như vậy khiến lòng người phải ngưỡng mộ kính tin.
Chùa nằm nép mình dưới ngọn núi Kim Sơn, soi bóng bên dòng sông Cổ Cò, một nhánh của sông Trường giang. Kim Sơn có dáng hình quả chuông nên còn có tên dân dã là ngọn núi Chuông Úp. Vào năm 1956, cố hoà thượng Thích Pháp Nhãn có cơ duyên phát hiện ra một hang động nằm sâu trong lòng núi hướng ra dòng sông. Đường vào động là những bậc đá tự nhiên. Động có chiều dài hơn năm chục mét, chiều ngang gần mười mét và trần động nhấp nhô cao thấp khoảng mười đến mười lăm mét, thuộc vào dạng hang động lớn của Ngũ Hành Sơn. Điều đặc biệt độc đáo trong hang động này là vô số các thạch nhũ đầy màu sắc, hình thể phong phú da dạng, trong đó có những tượng hình rất giống hình dáng thật, do thiên nhiên khắc hoạ với những hình khối đường nét rõ ràng sắc sảo, chẳng khác nào do những nghệ nhân tài hoa chạm trổ công phu. Bước vào động phía trước mặt ngước nhìn trên vách đá, nổi bật lên pho tượng Quan Thế Âm, là một vị Thánh trong Phật giáo. Pho tượng cao bằng hình người (1,75m), cân phân, thanh tú, một giải kim tuyến lấp lánh, rực sáng, bề ngang hơn gang tay phủ từ bờ vai chảy dài đến hết thân tượng, làm cho bức tượng hết sức sống động huyền ảo, bàn tay phải bưng bình nước cam lồ, chân tượng đứng trên lưng rồng đang cuộn mình giữa tầng sóng gợn. Phía sau, hình một đứa bé tượng trưng Thiện Tài đồng tử. Phía trên, bên trái, hình con chim khổng tước hai cánh toả rộng trần động, bên phải là khóm trúc, sau lưng là một dải mây đá ngũ sắc lung linh. Nhìn tổng thể, đây là một bức tượng phù điêu kết hợp hài hoà rất tài tình, gồm ba sự tích về Quán Thế Âm là Quan Âm Nam Hải tức Quan Âm ở biển phương Nam, Quan Âm Tống Tử là Quan Âm Thị Kính, Quan Âm hàng phục độc long (tức con rồng dữ) gây sóng gió ngoài biển khơi trong kinh Pháp Hoa.
Điều đáng kinh ngạc và thán phục là chỉ với sự xâm thực nước gió cộng với thời tiết thiên nhiên đã tạo thành một tác phẩm phù điêu hoàn hảo, tuyệt mỹ đến từng chi tiết như đã mô tả. Đó là cái kỳ diệu vô giá của hang động Quan Âm. Ở giữa tiếng như chuông ngân, đây là cái chuông đá lớn hiếm có và duy nhất tại di tích này, các chỗ trong hang động động từ trên vòm động, một khối thạch nhũ bằng cây cột lớn, dài hơn năm mét thòng xuống sát đất, gõ vào phát ra còn có trống, mõ, khánh âm thanh khá chuẩn, tạo thành một bộ nhạc khí trong nghi lễ của chùa Phật giáo, tất cả cũng chỉ từ đá sinh ra.
Ở gần cuối hang động, là một hang động nhỏ, hơi cúi thấp người để đi qua một đường hang hơi hẹp sẽ gặp một hồ nước mát, trong vắt quanh năm gọi là nước Cam lồ. Hồ nước này có một khoảng không gian riêng, như một cái động nhỏ kế tiếp hang động chính vậy.
Một điều khác nữa của hang động này, là không khí hang động vừa linh thiêng vừa huyền bí vừa trang nghiêm vừa thân thuộc, vừa như cái bên ngoài đời và cái bên trong cõi lòng. Một không khí của đạo, của đời hoà lẫn trong hơi thở, trong cảm xúc sống của con người. Là nhân tố hình thành nên ngôi chùa Quán Thế Âm và một Lễ hội văn hoá.
Chùa Quán Thế Âm tọa lạc tại địa chỉ 48 Sư Vạn Hạnh, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, trụ trì chùa hiện nay là Đại đức Thích Huệ Vinh, cảnh quan chùa rộng rãi, nhiều công trình được xây dựng như tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm rất đặc sắc, hội trường, tăng xá,... thuận lợi cho việc tu tập và sinh hoạt, số tăng chúng tu học tại chùa gồm 40 vị, có các đạo tràng tu học - tương tế - từ thiện - văn nghệ, thư họa,... Ngôi chùa hiền hoà cổ kính, hang động thâm sâu huyền bí, là sự hổ tương cộng hưởng, tạo cho Ngũ Hành Sơn một sắc thái thiêng liêng sâu lắng, thanh thoát cao thượng cho tâm hồn, đó cũng là một bản sắc văn hoá đặc trưng. Sự thẩm thấu toả rộng theo dòng thời gian và hội tụ lòng ngưỡng mộ của con người trong tinh thần cộng đồng truyền thống dân tộc, từ đó hình thành nên một lễ hội văn hóa kết hợp giữa đời và đạo, là nhịp cầu giao hoà cảm thông giữa con người và thiên nhiên một quan hệ mật...
Download Đề tài Lễ hội quan thế âm Đà Nẵng miễn phí
Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá - thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát bội (tuồng), thi các môn: Thi pháp, tranh thuỷ mặc, thả đèn trên sông Cổ Cò (hoa đăng), đua thuyền, lắc thúng chai, kéo co, bơi chải, thi nấu ăn chay, trang trí cổng trại, hát bài chòi, thiền trà, triển lãm tượng đá và hội thi điêu khắc đá của làng đá mỹ nghệ Non Nước, kéo dài trong suốt 3 ngày, 3 đêm trong khuôn viên chùa Quán Thế Âm, núi Kim Sơn và bên bờ sông Cổ Cò.
Đối với hoạt động du lịch, lễ hội Quán Thế Âm nằm trong chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch. Lễ hội đã được Bộ Văn - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể Thao và Du lịch) đưa vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước là cơ hội để quảng bá về khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn một cách sâu rộng, góp phần thu hút khách du lịch đến với Ngũ hành Sơn nói riêng, thành phố Đà Nẵng nói chung ngày càng đông hơn.
- Lễ Khai Hội: Tiếng chuông trống khai hội hùng tráng vang dội lan xa báo hiệu cho mọi người biết ngày hội lại về. Hàng đoàn người nhộn nhịp, các đơn vị, đoàn thể rước kiệu về dự lễ khai hội. Kiệu rước “Bằng Di Tích Lịch Sử văn hoá Ngũ Hành Sơn” cấp quốc gia được nhà nước công nhận, do ban quản lý khu thắng cảnh du lịch Ngũ Hành Sơn rước, kiệu rước bài vị và tượng ông Tổ nghề đá Non Nước, do các nghệ nhân phụ trách, và các kiệu rước với các chủ đề văn hoá nhiều mầu sắc đa dạng phong phú của nhiều đoàn thể, phật tử cùng tham gia. Hàng trăm các vị bô lão tại địa phương trang trọng trong bộ lễ phục cổ truyền, trang nghiêm thành kính hướng về giờ phút thiêng liêng của sông núi. Từng lời, từng lời văn tế được xướng lên để bố cáo trời đất, thần hoàng bổn xứ, nguyện cầu quốc thái dân an. một bầu không khí hết sức tín thành lắng đọng, lung linh huyền ảo giữa khói hương trầm nghi ngút, lan toả vào tâm hồn của mọi người về dự khai hội. Hát mừng khai hội, đoàn tuồng văn nghệ với những tiết mục vũ điệu được dàn dựng công phu thể hiện nghệ thuật dân tộc sâu đậm, chào mừng ngày hội lại về trong mùa xuân.
Có năm trong buổi lễ khai hội, hoá trang diễn lại sự tích vua Minh Mạng 3 lần ngự đến tham quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, và thuyền vua cập bến tại bến Ngự ở phía trước chùa Quán Thế âm, Minh Mạng là vị vua triều Nguyễn có công lớn bảo vệ và tôn tạo thắng cảnh này. Lễ hoá trang rước vua với phong cách nghệ thuật cổ xưa, ôn diễn lại một khoảnh khắc của lịch sử. Lễ khai hội biểu hiện một tinh thần văn hoá đậm đà truyền thống dân tộc, nối kết quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai.
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Tóm tắt nội dung:
hất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ, và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tình trạng lan tràn các nữ thần. Và vì cái đích mà người Việt Nam hướng tới là sự phồn thực, cho nên nữ thần của ta không phải là các cô gái trẻ đẹp, mà là các Bà Mẹ, các Mẫu.Quán Thế Âm là biểu trưng cho vị bồ tát hóa độ xuyên suốt thời gian và không gian kể từ khi Đức Phật Thích Ca thị hiện ở cõi Ta Bà cho đến lúc Phật Di Lặc đản sinh và hơn thế nữa. Chí nguyện đó trở thành cơ sở cho niềm tin bất diệt trong tâm thức người Phật tử, vì vậy Đức Quán Âm có ý nghĩa như là toàn bộ giá trị thăng chứng trí tuệ, giác ngộ giải thoát, sự chứng đắc quả vị Phật, luôn hiện hữu trong mọi chúng sinh. Trong những khổ đau, hoạn nạn của cuộc sống, người ta thường cầu xin sự giúp đỡ và chở che nhiệm mầu của Đức Quán Âm, bởi họ cảm nhận Ngài luôn dõi mắt và lắng nghe từng nhịp đập con tim của họ chẳng khác người mẹ trông con. Vì thế mà Ngài trở thành mẹ hiền Quán Thế Âm, dân gian còn gọi là Phật Bà. Từ đó, nói đến “Quán Âm” là nói đến hiện thân của lòng từ bi cao cả, tột cùng của chư Phật và Bồ tát nhiều đời. Thậm chí, bất kỳ sự linh nghiệm nào mà người ta đón nhận được từ trong khó khăn, nguy hiểm hay an vui, thuận lợi đều được xem là có sự cứu độ của Ngài. Và đó là vị bồ tát cứu giúp cho người sống cũng như cả cho người chết, nhưng trì niệm danh hiệu Ngài trong việc cầu an vẫn là phổ biến hơn cả.
Niệm hồng danh của Ngài, tham gia vào việc tổ chức lễ hội nhân ngày vía Quán Thế Âm đã trở thành một lễ hội lớn, mang tính khu vực, vùng, chứ không còn nằm trong khuôn khổ của một ngôi chùa hay của một đạo Phật ở Việt Nam nữa. Tính chất rộng mở của lễ hội cho thấy vị trí và tầm quan trọng của vị bồ tát này trong đời sống tâm linh của từng cá nhân và của cả cộng đồng.
2.1.2. Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng
Chùa Quán Thế Âm được thành lập vào năm 1957, tọa lạc tại chân núi Kim Sơn, một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng, là nơi danh lam thắng cảnh của đất nước. Đặc biệt, nơi đây được gọi là Thánh Địa Phật Giáo, vì hầu hết trên năm ngọn Ngũ Hành Sơn đều có chùa chiền cổ kính hay tân tạo. Hệ thống hang động thiên nhiên kỳ vĩ, biển rộng sông dài, mái chùa hay ẩn mình trong hang cốc hay cheo leo trên sườn vai của núi hay uy nghiêm tọa lạc bên núi vững vàng, sương giáng mây vờn, tàng cây tươi mát, chim hót lừng vang. Phía Đông biển xa vời vợi, bãi cát trải dài, phía Tây Trường Giang lượn khúc, sông sen thơm lừng, đồng quê yên ả.
Chùa do cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn trong một giấc thần mộng về Ngài Quán Thế Âm ứng hiện nơi động thiêng, pháp đàn của Ngài. Theo đó, Hòa thượng đã tìm thấy ngôi thạch động có tôn tượng Quan Âm hoàn toàn do thiên nhiên tạo nên thật là ứng nghiệm, từ đó Hòa thượng đã thành lập ngôi chùa Quán Thế Âm, vì có sự nhiệm mầu của Phật Pháp như vậy khiến lòng người phải ngưỡng mộ kính tin.
Chùa nằm nép mình dưới ngọn núi Kim Sơn, soi bóng bên dòng sông Cổ Cò, một nhánh của sông Trường giang. Kim Sơn có dáng hình quả chuông nên còn có tên dân dã là ngọn núi Chuông Úp. Vào năm 1956, cố hoà thượng Thích Pháp Nhãn có cơ duyên phát hiện ra một hang động nằm sâu trong lòng núi hướng ra dòng sông. Đường vào động là những bậc đá tự nhiên. Động có chiều dài hơn năm chục mét, chiều ngang gần mười mét và trần động nhấp nhô cao thấp khoảng mười đến mười lăm mét, thuộc vào dạng hang động lớn của Ngũ Hành Sơn. Điều đặc biệt độc đáo trong hang động này là vô số các thạch nhũ đầy màu sắc, hình thể phong phú da dạng, trong đó có những tượng hình rất giống hình dáng thật, do thiên nhiên khắc hoạ với những hình khối đường nét rõ ràng sắc sảo, chẳng khác nào do những nghệ nhân tài hoa chạm trổ công phu. Bước vào động phía trước mặt ngước nhìn trên vách đá, nổi bật lên pho tượng Quan Thế Âm, là một vị Thánh trong Phật giáo. Pho tượng cao bằng hình người (1,75m), cân phân, thanh tú, một giải kim tuyến lấp lánh, rực sáng, bề ngang hơn gang tay phủ từ bờ vai chảy dài đến hết thân tượng, làm cho bức tượng hết sức sống động huyền ảo, bàn tay phải bưng bình nước cam lồ, chân tượng đứng trên lưng rồng đang cuộn mình giữa tầng sóng gợn. Phía sau, hình một đứa bé tượng trưng Thiện Tài đồng tử. Phía trên, bên trái, hình con chim khổng tước hai cánh toả rộng trần động, bên phải là khóm trúc, sau lưng là một dải mây đá ngũ sắc lung linh. Nhìn tổng thể, đây là một bức tượng phù điêu kết hợp hài hoà rất tài tình, gồm ba sự tích về Quán Thế Âm là Quan Âm Nam Hải tức Quan Âm ở biển phương Nam, Quan Âm Tống Tử là Quan Âm Thị Kính, Quan Âm hàng phục độc long (tức con rồng dữ) gây sóng gió ngoài biển khơi trong kinh Pháp Hoa.
Điều đáng kinh ngạc và thán phục là chỉ với sự xâm thực nước gió cộng với thời tiết thiên nhiên đã tạo thành một tác phẩm phù điêu hoàn hảo, tuyệt mỹ đến từng chi tiết như đã mô tả. Đó là cái kỳ diệu vô giá của hang động Quan Âm. Ở giữa tiếng như chuông ngân, đây là cái chuông đá lớn hiếm có và duy nhất tại di tích này, các chỗ trong hang động động từ trên vòm động, một khối thạch nhũ bằng cây cột lớn, dài hơn năm mét thòng xuống sát đất, gõ vào phát ra còn có trống, mõ, khánh âm thanh khá chuẩn, tạo thành một bộ nhạc khí trong nghi lễ của chùa Phật giáo, tất cả cũng chỉ từ đá sinh ra.
Ở gần cuối hang động, là một hang động nhỏ, hơi cúi thấp người để đi qua một đường hang hơi hẹp sẽ gặp một hồ nước mát, trong vắt quanh năm gọi là nước Cam lồ. Hồ nước này có một khoảng không gian riêng, như một cái động nhỏ kế tiếp hang động chính vậy.
Một điều khác nữa của hang động này, là không khí hang động vừa linh thiêng vừa huyền bí vừa trang nghiêm vừa thân thuộc, vừa như cái bên ngoài đời và cái bên trong cõi lòng. Một không khí của đạo, của đời hoà lẫn trong hơi thở, trong cảm xúc sống của con người. Là nhân tố hình thành nên ngôi chùa Quán Thế Âm và một Lễ hội văn hoá.
Chùa Quán Thế Âm tọa lạc tại địa chỉ 48 Sư Vạn Hạnh, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, trụ trì chùa hiện nay là Đại đức Thích Huệ Vinh, cảnh quan chùa rộng rãi, nhiều công trình được xây dựng như tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm rất đặc sắc, hội trường, tăng xá,... thuận lợi cho việc tu tập và sinh hoạt, số tăng chúng tu học tại chùa gồm 40 vị, có các đạo tràng tu học - tương tế - từ thiện - văn nghệ, thư họa,... Ngôi chùa hiền hoà cổ kính, hang động thâm sâu huyền bí, là sự hổ tương cộng hưởng, tạo cho Ngũ Hành Sơn một sắc thái thiêng liêng sâu lắng, thanh thoát cao thượng cho tâm hồn, đó cũng là một bản sắc văn hoá đặc trưng. Sự thẩm thấu toả rộng theo dòng thời gian và hội tụ lòng ngưỡng mộ của con người trong tinh thần cộng đồng truyền thống dân tộc, từ đó hình thành nên một lễ hội văn hóa kết hợp giữa đời và đạo, là nhịp cầu giao hoà cảm thông giữa con người và thiên nhiên một quan hệ mật...