Download miễn phí Tiểu luận Lí luận về thể loại phóng sự
MỤC LỤC
I. KHÁI LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: 1
II. MỘT THỂ LOẠI ĐỨNG GIỮA BÁO CHÍ VÀ VĂN HỌC: 4
III. CÁI TÔI TRẦN THUẬT TRONG PHÓNG SỰ: 10
IV. KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM PHÓNG SỰ: 12
1. Nêu vấn đề: 12
2. Diễn giải, chứng minh sự tồn tại của vấn đề đã nêu: 12
3. Phần kết luận 12
V. KẾT LUẬN: 13
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-21-tieu_luan_li_luan_ve_the_loai_phong_su.MlrZcAzNPT.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-56141/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ó ít lâu, trên báo chí ở nước Pháp, phóng sự cũng xuất hiện với tư cách là bài viết về quá trình điều tra của phóng viên đối với những con người, sự việc chứa đựng nhiều điều bí ẩn như cảnh sống trong tù hay đời của những kẻ ngoài vòng pháp luật. Với sự khởi đầu như vậy, phóng sự nhằm thoả mãn sự hiếu kì, sự khao khát của công chúng bằng những thông tin lí thú, độc đáo.Trong thời kì ban đầu, thể loại phóng sự được khai thác từ nhiều góc độ theo những quan niệm khác nhau. Người Đức coi phóng sự chỉ đơn giản là sự đưa tin và như vậy, nhìn chung nó không khác mấy so với tin tức. Người Mỹ rất chú ý đến khả năng diễn tả những cuộc cãi vã trong các kỳ họp quốc hội của phóng sự, trong khi người Pháp lại quan tâm hơn đến khả năng trình bày những kết quả điều tra đối với những sự việc, con người tiềm chứa những bí ẩn của thể loại này. Có lẽ cũng vì lí do đó, trong từ điển Oépxtơ của Mỹ phóng sự được coi là “sự mô tả, sự tường thuật một cuộc họp quốc hội”, còn người Pháp lại gọi phóng sự bằng một khái niệm khác là “điều tra”. Trải qua quá trình phát triển, phóng sự đã dần dần ổn định với tư cách một chỉnh thể, trên cơ sở của những sự kiện đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự, phóng sự vừa đảm bảo tính xác thực của nội dung, đồng thời có khả năng giải quyết những vấn đề do bản thân sự kiện đặt ra. Bởi lẽ đó trong phóng sự mặc dù chất liệu chủ yếu vẫn là người thật việc thật, nhưng có màu sắc chính luận. Trong thực tế, phóng sự thường chộn những vấn đề và sự kiện đang tạo được sự quan tâm của dư luận để làm mục đích phản ánh. Trong đó tác giả trình bày diễn biến của sự thật thông qua đó chứng minh cho kết luận của mình. Cũng có thể tác giả là một người phản ánh một cách khách quan và đề xuất những vấn đề nóng bỏng của hiện thực. Phóng sự nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và nóng hổi. Ở phương Tây người ta đề ra công thức 6w cho thể loại này là: what: cái gì đã xảy ra? where: xảy ra ở đâu? when: xảy ra bao giờ? who: xảy ra với ai? which: xảy ra thế nào? why: tại sao xảy ra?. Tuy nhiên, trong thực tế người viết không chỉ dừng lại ở những câu hỏi như trên. Với tư cách là một thể loại xung kích, phóng sự còn phải có sự khái quát để từ đó có thể trả lời được những câu hỏi có sự liên quan mật thiết đến bối cảnh xuất hiện của thể loại. Trong thời kỳ có sự biến thiên của xã hội và lịch sử nhanh chóng, nó là thể loại đầu tiên có thể bắt mạch sự kiện, có thể nhận xét đâu là nhân tố mới, có thể làm bản kiểm kê của thời điểm một cách sinh động và hấp dẫn. Khả năng này được xuất phát từ những ưu điểm của thể loại. Trong thế giới hiện đại, phóng sự không còn dừng lại ở sự mô tả đơn giản. Nó đã đạt tới sự chính xác và đa dạng trong việc trình bày hiện thực, một hiện thực phức tạp liên tục phát triển và biến động bằng những chi tiết cụ thể, với một năng lực khái quát cao. Với bút pháp giàu chất văn học và cái tui trần thuật vừa xúc cảm vừa trí tuệ, phóng sự đã chứng tỏ một cách sinh động rằng: việc thông tin về hiện thực có thể trình bày một cách độc lập và có nghệ thuật.
Ở nước ta, các hình thức thông tin về người thật việc thật đã có nguồn gốc từ xa xưa. Đọc lại một số tác phẩm như Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên), Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh và Kiều Phú), có thể thấy đằng sau những huyền thoại, những truyền thuyết hoang đường là những thôpng tin chân thật về cuộc sống. Những thông tin ấy dần dần hiện ra rõ nét hơn, dồi dào hơn trong các tác phẩm ký như Thượng kinh ký sự, Vũ trung tuỳ bút, Hoàng lê nhất thống chí... Tuy nhiên, phải đến khi có báo in ở Việt Nam phóng sự mới xuất hiện và dần dần ổn định với tư cách là một thể độc lập với những thể loại báo chí khác. Ngay từ những thập niên đầu tiên của thế kỷ 20, một loại phóng sự đã xuất hiện trên báo chí ở nước ta. Do đặc điểm của tình hình xã hội và tình hình báo chí thời bấy giờ những phóng sự này ( cũng như các dạng thông tin phản ánh khác trên báo ) chia ra thành những khuynh hướng khác nhau: có loại viết ra nhằm ca ngợi chế độ thực dân, nhằm xoá nhoà đấu tranh giai cấp bằng cách đề cao những kẻ đi “ bảo hộ ”, xuyên tạc cách mạng tháng Mười Nga và tìm cách làm tan rã tinh thần đấu tranh chống xâm lược. Tiêu biểu cho loại này là một số phóng sự như: Mười ngày ở Huế, Pháp du hành trình nhật ký, Hạn mạn du ký....Ngoài ra, còn có một khuynh hướng khác viết về cuộc sống của những con người bần cùng, đề cập đến những bất công trong xã hội nhưng lại không đề ra được biện pháp giải quyết hay chỉ đề ra những biện pháp cải lương do hạn chế về thế giới quan của tác giả. Những phóng sự theo khuynh hướng này đã để lại nhiều tác phẩm được nhiều người biết đến trong giai đoạn 1930 – 1945: Việc làng, Tập án cái đình ( Ngô Tất Tố ), Ngõ hẻm, Ngoại ô ( Nguyễn Đình Lạp ), tui kéo xe ( Tam Lang ), Lục xì, Kỹ nghệ lấy Tây ( Vũ Trọng Phụng ).... Ngoài ra còn có thể kể một số phóng sự khác viết theo lối dật gân hay viết theo kiểu bi quan trước hiện thực như tui buôn lậu, Hà Nội lầm thang...
Cũng trong giai đoạn này, nền báo chí cách mạng Vịêt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khai sinh đã cho ra đời những phóng sự vừa dồi dào chất liệu của hiện thực, vừa mang tính chiến đấu cao. Ngay trong thời kỳ hoạt động ở nước ngoài, nhà báo Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng báo chí như một vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh vạch mặt kẻ thù. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân ( xuất bản tại Pháp 1925) ngay từ khi vừa ra đời đã có tiếng vang trong nhân dân các nước thuộc địa của Pháp. Trong tác phẩm nổi tiếng này, có thể nói mỗi chương là một phóng sự nóng bỏng căm thù tố cáo sự dã man của chế độ thực dân. Bằng lối văn giản dị nhưng sâu sắc, sôi nổi căm thù chủ nghĩa thực dân với những chứng cớ rành rọt, điển hình, tác phẩm lịch sử này đã trở thành một ngọn đòn quyết liệt dáng vào chủ nghĩa thực dân, đồng thời góp phần vào việc thức tỉnh quần chúng bị áp bức ở nước ta và các nước thuộc địa khác trên thế giới, mở ra con đường giải phóng chân chính dưới ngọn cờ cộng sản chủ nghĩa...
Từ sau những năm 1930, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng ta, trên các báo chí cách mạng xuất bản bí mật và công khai đã xuất hiện một số phóng sự tràn đầy tinh thần chiến đấu, góp phần đắc lực vào công tác tư tưởng tuyên truyền và cổ vũ cho phong trào cách mạng, thúc đẩy quần chúng trong việc đấu tranh giành độc lập như tác phẩm Vấn đề dân cày ( Qua Ninh và Vân Đình ) là một phóng sự điều tra đề cập đến những vấn đề nóng bỏng của hiện thực. Đó là một bản cáo trạng hùng hồn lên án chế độ thực dân và nửa phong kiến ở Việt Nam một cách dũng cảm và sắc bén. Qua từng bước thăng trầm của cách mạng, trên các báo Lao động, Nhành lúa, Tin tức, Việt Nam độc lập, Cờ giải phóng, Cứu quốc... nhiều phóng sự có giá trị thông tin cao, đồng thời...