daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

1. Lý do chọn đề tài



Nam Bộ, vùng lãnh thổ trẻ nhất của lịch sử nước ta. Từ cuối thế kỷ XVII vùng đất này chính thức được xác lập chủ quyền ở khu vực Đồng Nai – Gia Định. Sang thế kỷ XVIII ,các thế hệ người Việt nối tiếp nhau khai phá mở rộng lãnh thổ dưới vai trò tổ chức bảo hộ của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Vùng đất châu thổ trong buổi bình minh của công cuộc khai phá của người Việt hầu như vô chủ. Người Khơme đã có mặt ở đây từ trước khi người Việt đến nhưng họ sống rải rác và ít ỏi ở khu vực Prey kono (Sài Gòn) và ở vùng đất giồng với những phum sóc cô lập thuộc tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh ngày nay. Cuối thế kỷ XVII có thêm nhóm người Hoa đến khai phá ở Cù Lao Phố (Đồng Nai), Mỹ Tho và ở Châu Đốc do Mạc Cửu đứng đầu. Như vậy, di dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng vào đây là lực lượng đông đảo nhất đã cùng với các dân tộc khác như Hoa, Khơme, cùng nhau khai phá vùng đất Nam Bộ . Trong suốt quá trình đó các dân tộc hầu như không có xung đột chỉ có hợp tác để chinh phục vùng đất hoang nhàn này. Đến giữa thế kỷ XVIII, chính thức là năm 1757 toàn bộ vùng đất Nam Bộ đã trở thành lãnh thổ Việt nam được chính quyền chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Chu) sắp đặt thành các đơn vị hành chính cụ thể.

Về đặc điểm địa lý, Nam Bộ là khu vực có mật độ sông rạch dày đặc do hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long tạo thành. Đặc biệt là sông Cửu Long ở miền Tây Nam Bộ, khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam theo hai nhánh lớn là sông Tiền, sông Hậu đã tạo ra hệ thống phụ lưu gồm chín cửa lớn đổ ra biển. Hầu hết các sông ngòi tự nhiên ở Nam Bộ đều chảy theo hướng Đông – Tây. Chính những đặc điểm cơ bản về tự nhiên này đã chi phối ít nhiều đến cách khai phá của người Việt ở đây. Đó là khai hoang mở đất để sản xuất nông nghiệp và khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Những địa điểm chen chân khai phá đầu tiên là dọc theo các dòng sông để từ đó hình thành các trung tâm kinh tế như Cù Lao Phố, Bến Nghé – Sài Gòn ở miền Đông, Mỹ Tho, Sa Đéc hay xa hơn nữa là Mang Khảm (Hà Tiên) thuộc Miền Tây Nam Bộ. Khi đã tận dụng được điều kiện thuận lợi của các dòng chảy tự nhiên trong buổi đầu khai phá và để tiếp tục tiến trình mở đất sâu vào nội địa, người ta đã thực hiện công việc đào kênh. Vì chỉ có thể mở rộng khai khẩn đất hoang ở địa bàn sông nước sình lầy bằng việc đào kênh nhằm dẫn thuỷ nhập điền, thaó chua rửa mặn và tạo ra dòng thuỷ đạo phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương. Mặt khác, lịch sử đã ghi nhận trong quá trình khai phá, phát triển vùng đất này đã xảy ra nhiều xung đột, tranh chấp giữa Việt Nam với Chân Lạp hay giữa Việt Nam với Xiêm





La. Với mục đích bảo vệ người dân khai phá, bảo vệ an ninh lãnh thổ, nhà Nguyễn đã nhiều lần phải động binh. Trong những lần xung đột ấy, thuỷ quân đóng vai trò quan trọng nhất Để tiếp ứng kịp thời cho các khu vực ở miền sông nước này, vua tui nhà Nguyễn đã sớm hình thành ý tưởng và thực hiện đào những con kênh chiến lược như kênh Bảo Định,kênh Thọai Hà, kênh Vĩnh Tế Như vậy, lịch sử khai phá và phát triển vùng đất Nam Bộ không những gắn liền với quá trình di dân lập ấp, phát triển kinh tế, xây dựng bộ máy cai quản mà quá trình này còn gắn liền với việc đào kênh mở đất đẩy mạnh khai phá, tạo ra những con đường thuỷ nối liền giữa các khu vực phục vụ cho mục đích quân sự và cũng là phục vụ giao thương hành hóa Một khi xung đột xảy ra quân đội nhà Nguyễn có thể hành quân nhanh chóng trên kênh đào để tiếp ứng kịp thời cho những vùng biên ải xa xôi.

Từ thực tế đó, vấn đề tìm hiểu nghiên cứu hệ thống kênh đào Nam Bộ trong thời kỳ đầu của lịch sử khai phá thật sự là một điều cần thiết Những con kênh được ghi chép trong sử sách đều do nhà nước phong kiến tổ chức đào có số lượng ít và cũng dễ dàng khảo cứu. Nhưng còn hệ thống kênh do người dân tự tổ chức đào trên khắp các vùng đất ở Nam Bộ không lưu lại trong sử sách cho đến ngày nay chúng vẫn tồn tại gắn với tên người, một vùng đất và truyển khẩu trong dân gian ? Tất cả những con kênh đó vẫn tồn tại và phát huy tác dụng cùng dòng chảy của thời gian và dòng chảy của lịch sử ở vùng đất Nam Bộ. Vì vậy, vai trò của kênh đào ở Nam Bộ trong thời kỳ nhà Nguyễn có ý nghĩa quan trọng, không thể coi là khiêm nhường và chưa được chú ý đến nhiều trong nghiên cứu khoa học. Việc tìm hiểu lịch sử kênh đào Nam Bộ là góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm lịch sử khai phá phát triền vùng đất này. Không những thế kênh đào Nam Bộ còn thể hiện tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong lao động sản xuất, ý chí dân tộc trong mở mang bờ cõi, là minh chứng của lịch sử khai phá và chủ quyền dân tộc Việt Nam ở vùng đất này đối với thế giới. Đây chính là ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề



Tài liệu thành văn có sớm nhất đề cập đến lịch sử kênh đào Nam Bộ là sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức và các bộ sử của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục và Đại Nam nhất thống chí .

Trước hết là Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Sách này viết dưới thời Gia Long, hoàn thành vào năm 1820 và dâng lên vua ngự năm Minh Mệnh thứ nhất 1820 [10, tr9]. Từ 1820 đến nay Gia Định thành thông chí đã được tái bản nhiều lần,lần tái bản gần đây nhất là năm 1998 của nhà xuất bản Giáo dục nhân dịp kỷ niệm 300 năm lịch sử vùng đất Nam Bộ. Gia Định thành thông chí là bộ sách địa lý đầu tiên ghi chép về núi sông, con người, phong tục tập





quán, thuộc vùng đất Nam Bộ. Ở quyển II, mục Sơn xuyên chí (chép về sông, núi) có nội dung dài nhất, tác giả đã mô tả hầu hết các sông núi ở Nam Bộ. Có sáu kênh đào đã được Trịnh Hoài Đức nói đến ở những mức độ mô tả khác nhau. Trong đó kênh Vĩnh Tế được ghi nhận nhiều nhất. Sáu kênh đào trong sách Gia Định thành thông chí là : Kênh Ruột ngựa, kênh An Thông, kênh Bảo Định, kênh Rạch Chanh, kênh Vĩnh tế, và kênh Thoại Hà.

Mô tả của Trịnh Hoải Đức về các kênh đào này cung cấp các thông tin về thời gian đào, lý do đào, người chỉ huy, lực lượng dân phu, diện tích đào (dài, rộng, sâu) và hiệu quả của các con kênh đối với lịch sử xã hội thời bấy giờ. Đây là những cứ liệu đầu tiên và cơ bản nhất về lịch sử các kênh đào Nam Bộ để sau này các bộ sử triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí “ dựa vào bộ sách này để soạn” [10, tr7] khi nói về sông núi Nam Bộ.

Đại Nam thực lục của quốc sử quán triều Nguyễn (Viện Sử học tái bản lần thứ nhất – NXB Giáo dục 2001) là bộ sử đồ sộ nhất của triều Nguyễn biên soạn trong 88 năm (1821 –

[​IMG]1909). Sau Gia Định thành thông chí, Đại Nam thực lục là sách kế tiếp ghi chép về kênh đào Nam Bộ. Có bảy kênh đào ở Nam Bộ được nói tới trong bộ sách này. Ngoài sáu kênh đã được sách Gia Định thành thông chí mô tả trước đó, còn có kênh Tà Cú (Lợi Tế Hà) đào năm 1829 và kênh Long An Hà đào năm 1843 đã được đề cập đến. Bổ sung cho nội dung đã phản ánh về kênh đào trong sách Gia Định thành thông chí, bộ sử Đại Nam thực lục ghi chép cụ thể hơn về thời gian đào, các chỉ dụ của vua, tấu trình của quan lại địa phương về đào kênh Đặc biệt là kênh Vĩnh Tế, trong sáu tập đồ sộ của Đại Nam thực lục đều có nói đến kênh này. Theo thống kê của chúng tui có ít nhất 23 lần sách này phản ánh về kênh Vĩnh tế. Các sự kiện dày đặc nói về kênh Vĩnh tế tập trung vào các năm từ 1819 đến 1824 là thời gian đào kênh. Từ sau 1824 đến 1846 Đại Nam thực lục còn tiếp tục ghi chép thêm về việc đặt trạm dịch, thành lập bộ máy chính quyền dọc theo kênh và chiến sự giữa quân đội nhà Nguyễn với quân Chân Lạp, Xiêm La diễn ra ở khu vực kênh này. Có thể nói, bộ sử Đại Nam thực lục đã cung cấp những sử liệu gốc với nhiều nội dung phong phú của lịch sử kênh đào.

Bộ sách đương thời thứ ba viết về kênh đào Nam Bộ thời nhà Nguyễn là Đại Nam nhất thống chí biên soạn đời Tự Đức. Theo bản dịch của viện sử học Việt Nam,Đại Nam nhất thống chí có năm tập,trong đó tập V gồm sáu quyển viết về địa chí của sáu tỉnh Nam Kỳ . Mục ghi chép về sông núi có phản ảnh về các kênh đào nhưng nội dung lại rất ngắn gọn, hầu như chỉ trích dẫn lại thông tin từ sách Gia Định thành thông chí hay của Đại Nam thực lục. Tuy nhiên, Đại Nam nhất thống chí cũng cung cấp những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu kênh đào như tên gọi các địa danh, các con sông, ngay cả một số kênh đào thời Tự Đức đã có thay đổi





hay liệt kê các nhà trạm, chợ quán, cầu đò, thổ sản Từ đó giúp người đọc hinh dung một bức tranh tổng thể về địa bàn sông nước, kênh rạch Nam Bộ thời bấy giờ.

Có thể nói ba bộ sách nêu trên là những tư liệu gốc phản ảnh về lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn, đáp ứng cơ bản nội dung nguyên cứu của đề tài. Một số sách xuất bản ở giai đoạn sau có nội dung liên quan đến chủ đề kênh đào như: Lịch sử khẩn hoang Miền Nam của Sơn Nam; Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ Huỳnh Lứa chủ biên; Thủy nông ở đồng bằng sông Cửu Long của Lê Sâm, Thoại Ngọc Hầu và công cuộc khai phá miền Hậu Giang của Nguyễn Văn Hầu .đã bổ sung thêm tư liệu để nghiên cứu. Sơn Nam trong Lịch sử khẩn hoang Miền Nam đã mô tả về việc đào kênh Bảo Định, kênh Ruột Ngựa, kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà và kênh Long An Hà. Tuy nhiên ông không xây dựng một chủ đề riêng về kênh đào thời nhà Nguyễn như kênh đào thời Pháp thuộc mà ông đã viết trong sách. Điểm mới trong cuốn sách khảo cứu này là tác giả đã nêu thống kê về số làng mạc được thành lập dọc theo kênh Vĩnh Tế và việc huy động tổ chức quản lý dân phu, công cụ lao động .khi đào kênh Long An Hà. Ông cũng nêu quan điểm của mình là việc đào kênh Vĩnh Tế, Thoại Hà là xuất phát tử mục đích quân sự của nhà Nguyễn.

[​IMG]Cũng như Sơn Nam, các tác giả trong sách Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ - do Huỳnh Lứa chủ biên cũng đề cập đến việc đào kênh Ruột Ngựa, kênh An Thông, kênh Vũng Gù (Bảo Định), kênh Vĩnh Tế và Thoại Hà. Nội dung phản ánh về kênh đào trong sách này ít và và không có gì mới. vì đây không phải là chủ đề nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên, việc đưa kênh đào vào hoàn cảnh cụ thể của khu vực khai phá trong một khoảng thời gian không gian nhất định của các tác giả đã cho ta một cách tiếp cận mới rộng hơn khi nghiên cứu lịch sử kênh đào.

Tác giả Nguyễn Văn Hầu khi khảo cứu về tiểu sử Thoại Ngọc Hầu đã giành riêng hai chương để nói về vai trò, công lao của vị công thần nhà Nguyễn này đối với công việc đào kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế. Xoay quanh chủ đề vai trò của Thoại Ngọc Hầu, tác giả đã đề cập đến những công việc chi tiết của đào kênh cũng như kỹ thuật cắm mốc, kỹ thuật đào ở nơi núi đồ có đá cứng, nhất là tình cảnh lao động đầy khó khăn nguy hiểm của quân dân khi tham gia đào kênh. Ngoài ra ông còn nêu những thông tin khảo cứu về bia Thoại Sơn, bia Vĩnh Tế Hà, bài Tế nghĩa trủng văn. Cũng như Sơn Nam, Nguyễn Văn Hầu đã nêu lên nhận định của mình về vai trò của kênh Vĩnh Tế và Thoại Hà gắn với lịch sử phát triển vùng đất miền tây sông Hậu.

Ngoài các tài liệu nêu trên, kênh đào Nam bộ còn ít nhiều được đề cập đến trong các công trình chuyên khảo đăng trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Xưa và Nay. Đáng chú ý là các bài viết: " Thân thế sự nghiệp Nguyễn Văn Thoại" của Lê Duy Anh, " Ai ban tên Vĩnh Tế Hà?"





của Nguyễn Thiếu Dũng, “Sức sống cư dân Đồng bằng sông Cửu Long" của Sơn Nam, "Lịch sử kênh rạch Sài Gòn" của Lê Công Lý. “Quan hệ kinh tế của triều Nguyễn với Chân Lạp hồi nửa đầu thế kỷ XIX của Lâm Minh Châu .Đây là những bài chuyên khảo có nội dung ngắn. Các sự kiện về kênh đào được các tác giả trích dẫn từ Gia Định thành thông chí hay Đại Nam thực lục để minh chứng làm sáng tỏ cho một vấn đề có liên quan đến kênh đào như: Nguyễn Thiếu Dũng xác định tên Vĩnh Tế Hà có từ khi nào? Lê Duy Anh đánh giá Nguyễn Văn Thoại có công lớn trong việc tổ chức đào kênh, trong đó có sáng kiến cắm mốc để đào cho thẳng đường kênh trong điều kiện kỹ thuật còn đơn giản thời bấy giờ. Lê Công Lý tập hợp nhiều tư liệu về kênh rạch Sài Gòn và lịch sử phát triển của chúng từ cội nguồn đến nay. Còn Lâm Minh Châu, chuyên khảo của ông đã khái lược mối quan hệ kinh tế của triều Nguyễn với Chân Lạp nửa đầu thế kỷ XIX thông qua vai trò của kênh đào Nam Bộ là con đường giao thương quan trọng trong mối quan hệ này. Qua những tài liệu trên, chúng tui có thêm tư liệu tham khảo về chủ đề nghiên cứu, về quan điểm đánh giá lịch sử kênh đào Nam Bộ của các học giả ngày nay.

Bên trên là các tài liệu có liên quan đến lịch sử kênh đào Nam Bộ thời nhà Nguyễn. Những tư liệu gốc từ những bộ sử sách của triều Nguyễn ghi chép cùng thời hay sau hơn vài thập niên so với thời gian đào kênh “ Được người đương thời và đời sau đánh giá cao và tin cậy vào sử liệu của nó” [10. tr.10]. Các sách ở giai đoạn sau này, có thể thấy đó không phải là các tài liệu chuyên khảo về kênh đào Nam Bộ. Các tác giả chỉ nói đến kênh đào như là một sự kiện bên cạnh nhiều sự kiện khác mà thôi, có tài liệu khảo cứu khá chi tiết về một vấn đề có liên quan đến kênh đào, có tài liệu chỉ nói đến một cách sơ lược. Song, tất cả đều có ích đối với người nghiên cứu. Ngoài ra, trong quá trình nghiê cứu đề tài người viết còn tiếp cận đến những thông tin trên mạng Internet như ảnh chụp từ vệ tinh về địa hình Nam Bộ nơi có những kênh đào. Sau cùng là một số tư liệu điền dã được thu thập bằng hình ảnh bổ sung cho nội dung đề tài .





3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



Khi nghiên cứu về một vấn đề lịch sử, việc xác định rõ đối tượng nghiên cứu và không gian, thời gian xảy ra các sự kiện là điều cần thiết. Có như vậy, người nghiên cứu mới đi đúng vào trọng tâm vấn đề và tránh được sự lan man dàn trải. Trong đề tài này, người viết xác định đối tượng nghiên cứu là các kênh đào ở Nam Bộ thời nhà Nguyễn và vai trò của kênh đào đối với công cuộc khai phá, phát triển vùng đất Nam Bộ. Một điểm cần lưu ý đó là các kênh đào nghiên cứu trong đề tài này là kênh đào đã được ghi chép mô tả trong sử sách. Tư liệu thành văn viết về chúng nằm rải rác trong các loại sách mà chúng tui đã nêu ra trong phần lịch sử





nghiên cứu vấn đề. Chưa có một sách chuyên đề nào nghiên cứu riêng về lịch sử kênh đào Nam bộ. Đối với khái niệm kênh đào về mặt ngữ nghĩa, kênh đào hay sông đào đều có nghĩa như nhau. Vì vậy, trong các tài liệu khảo cứu có tác giả viết là kênh, kênh đào, người khác viết là sông đào. Thậm chí trong một cuốn sách lúc viết là kênh đào, chỗ khác lại chỉ gọi là sông như những con sông tự nhiên khác. Nhưng trong một nội dung mô tả về con sông ấy thì chính là sông đào.

Hai là, tên của đề tài chúng tui thống nhất gọi là Lịch sử kênh đào Nam Bộ thời nhà Nguyễn để nói chung cho cả thời các chúa Nguyễn (1558 - 1801) và các vua Nguyễn từ 1802 trở đi khi Gia Long đã thống nhất đất nước chính thức lập ra triều đại phong kiến nhà Nguyễn ở Việt Nam. Tuy vậy, chương hai của luận văn chúng tui vẫn tách riêng để nghiên cứu cụ thể về lịch sử kênh đào thời các chúa Nguyễn và thời các vua Nguyễn. Bởi vì, khi trực tiếp nghiên cứu về kênh đào cần đặt chúng vào không gian, thời gian một cách cụ thể và chính xác; Mặt khác, phân biệt ra hai thời kỳ cũng là để tìm ra những điểm giống nhau, khác nhau, tính kế thừa của kinh nghiệm đào kênh .Đây là những đòi hỏi mang tính nguyên tắc của phương pháp nghiên cứu lịch sử

Về không gian nghiên cứu là vùng đất Nam Bộ bao gồm Miền Đông và Miền Tây Nam Bộ ngày nay. Thời nhà Nguyễn, Nam Bộ có những tên gọi theo thời gian lịch sử khác nhau như Gia Định Trấn, Gia Định thành, Nam kỳ lục tỉnh .

Về thời gian, các sự kiện nghiên cứu về kênh đào chỉ giới hạn trong khoảng từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX. Đối với chủ đề thì thời gian này chỉ là một giai đoạn của lịch sử kênh đào Nam Bộ nói chung. Qua khảo cứu các tài liệu, chúng tối thấy rằng kênh đào sớm nhất ở Nam Bộ là kênh Bảo Định đào năm 1705 sau đó là một số kênh đào ở thời gian nửa cuối thế kỷ XVIII. Sang nửa đầu thế kỷ XIX, khi triều Nguyễn xác lập, các kênh tiếp tục được đào ờ thời Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. Kênh cuối cùng được nghiên cứu trong đề tài này là Long An Hà đào năm 1843 dưới thời vua Thiệu Trị.

Cũng cần nói thêm, kênh đào ở Nam Bộ vẫn còn được thực hiện ở nửa sau thế kỷ XIX dưới thời Pháp thuộc và những thời kỳ sau nhưng không nằm trong giới hạn của thời gian nghiên cứu của đề tài này.

4. Phương pháp nghiên cứu



Trong quá trình thực hiện đề tài “Lịch sử kênh đào Nam Bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX”, tui sử dụng chủ yếu hai phương pháp chính của ngành học là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Các sự kiện phản ánh về kênh đào Nam Bộ được





tra cứu, tái hiện theo trình tự thời gian và gắn liền với bối cảnh lịch sử khu vực có liên quan đến quá trình hình thành của nó. Trên cơ sở đó, rút ra những đặc điểm chung của kênh đào Nam Bộ như cách đào, hướng dòng chảy, vai trò tổ chức và quản lí của nhà nước phong kiến đồng thời cũng nêu lên những nhận định của mình về vai trò của kênh đào đối với lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ như phục vụ cho các mục đích quân sự, kinh tế, văn hoá

Ngoài hai phương pháp trên, tui còn ít nhiều sử dụng phương pháp điền dã khảo sát thực địa để trực tiếp quan sát ghi nhận những thông tin của kênh đào đang nghiên cứu trong thời điểm hiện nay. Từ phương pháp này, tui có thể đối chứng kiểm định với những sự kiện về kênh đào trong giới hạn thời gian nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, qua quá trình điền dã đã ghi nhận được những hình ảnh hiện tại sống động về kinh tế - xã hội do những kênh đào vẫn đang tiếp tục phát huy vai trò của nó trong đời sống xã hội.

5. Bố cục luận văn



Ngoài phần mở đầu (10 trang), kết luận (4 trang), mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 73 trang và chia thành ba chương như sau :

Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ thời nhà Nguyễn (15 trang).

Chương 2 : Lịch sử kênh đào Nam Bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ



XIX. (44 trang).



Chương 3: Vai trò của kênh đào trong quá trình khai phá và phát triển vùng đất Nam Bộ thời nhà Nguyễn (14 trang)





Chương 1



TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ THỜI NHÀ NGUYỄN





1.1. Đặc điểm về địa lý tự nhiên, sông ngòi ở Nam Bộ



Đặc điểm cơ bản về địa hình ở Nam Bộ là vùng núi và đồng bằng. Vùng núi, đất hơi cao tập trung ở miền Đông Nam Bộ và một vài ngọn núi thấp ở phía tây của đồng bằng thuộc các tỉnh An Giang, Kiên Giang ngày nay. Vùng đồng bằng Nam Bộ chiếm phần lớn diện tích đất đai, được hình thành do phù sa mới của sông Cửu Long và sông Đồng Nai bồi đắp với diện tích

39 950 km2 trên tổng diện tích 67 870 km2 của toàn Nam Bộ [23, tr.19].



Ở vùng núi, đất xám phù sa cổ chiếm diện tích quan trọng. Đây là loại đất có nhiều cát nên ít giữ nước. Ngoài ra còn có một số khu vực đất đỏ ba dan,do thành phần cấu tạo có nhiều sét nên giữ nước tốt. Bao phủ bề mặt vùng đất này là thảm thực vật có phong cảnh chung là xanh tươi về mùa mưa và khô cằn về mùa nắng. Vào thời kỳ khai phá của người Việt ở những thế kỷ XVII, XVIII nơi đây chủ yếu là rừng nguyên sinh đồng thời là địa bàn cư trú của các tộc người thiểu số bản địa từ lâu đời.

Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long đất phù sa mới tạo thành. Phần lớn là diện tích đất phù sa lắng đọng trong môi trường nước ngọt, có độ màu mỡ cao, thích hợp cho canh tác trồng lúa và nhiều lọai cây khác [19, tr.20].

Bên cạnh đó, một diện tích khá lớn là đất phèn tập trung ở vùng Đồng Tháp Mười, khu tứ giác Long Xuyên và vùng trung tâm bán đảo Cà Mau. Nơi đây,cỏ, lau, đưng, lác bao phủ cùng rừng tràm và những chằm phá mênh mông trong mùa nước nổi. Cảnh quan thiên nhiên nơi đây được mô tả cuối thế kỷ XIII trong Chân Lạp phong thổ ký của Châu Đạt Quan đưa chúng ta trở về với khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ chưa hề được khai phá. Vì vậy khi lưu dân người Việt lần lượt đến vùng châu thổ này đều có chung ấn tượng sâu đậm đây là vùng đất mới không chỉ với con người mới đến mà mới với cả cảnh tượng thiên nhiên hoang sơ.

Khí hậu Nam Bộ mang đặc tính chầt nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 26 – 270C. Hai mùa mưa và mùa khô được phân biệt rõ rệt : Mùa mưa kéo dài từ tháng

5 đến tháng 10 dương lịch, lượng mưa trong mùa này chiếm gần 90% lượng mưa cả năm. Khoảng giữa mùa mưa nước sông Cửu Long từ đầu nguồn đổ về tràn ngập một vùng rộng lớn trên đồng bằng người ta còn gọi là mùa nước nổi, mùa sinh sôi nảy nở của các lòai cá tôm. Cảnh quan sông nước và cuộc sống con người ở đây cũng biến đổi cùng mùa nước này. Mùa



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top