ngoclan8309

New Member

Download Tiểu luận Liên minh châu Âu là một hô hình hợp tác chưa từng có tiền lệ và là mô hình hợp tác khu vực thành công nhất thế giới hiện nay miễn phí





MỤC LỤC
MỤC LỤC 0
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. Liên minh châu Âu - một mô hình hợp tác chưa từng có tiền lệ 1
II. Liên minh châu Âu-mô hình hợp tác khu vực thành công nhất thế giới hiện nay 3
KẾT LUẬN 4
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Liên minh châu Âu EU là một thực thể đa phương tinh vi và phức tạp nhất thế giới hiện nay. Dưới góc độ tổ chức và hoạt động, EU có những nét giống với các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống như Liên hợp quốc, WTO, tuy nhiên, EU cũng có những đặc điểm mang bản chất của một nhà nước liên bang như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Từ tiền thân là Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC) đến mô hình EU như hiện nay, so sánh với sự phát triển của lịch sử kinh tế, chính trị và pháp luật thế giới hiện đại, có thể khẳng định rằng “Liên minh châu Âu là một hô hình hợp tác chưa từng có tiền lệ và là mô hình hợp tác khu vực thành công nhất thế giới hiện nay”.
I. Liên minh châu Âu - một mô hình hợp tác chưa từng có tiền lệ
Xét trong bối cảnh sự phát triển của lịch sử loài người, sự liên kết giữa các cộng đồng người trên thế giới nói chung theo xu hướng mở rộng và tăng dần mức độ hợp tác giữa các cộng đồng. Trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp luật, trong lịch sử loài người chứng kiến nhiều cuộc nhất thể hoá nền kinh tế, chính trị của nhiều quốc gia với nhau, tuy nhiên, phương pháp sử dụng ở đây là phương pháp bạo lực vũ trang: Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, Thành Cát Tư Hãn thống nhất bộ tộc Mông Cổ, những tham vọng thống nhất châu Âu đã thành hiện thực trong thời gian ngắn của Charles đại đế, Napoleon, thống nhất nền văn minh Ai Cập...Còn trên phương diện hợp tác quốc gia, với nền tảng là sự bình đẳng và tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của mỗi quốc gia, mô hình hợp tác của EU theo cơ chế hiện này là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử xã hội loài người.
Sự liên kết hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong EU dựa theo hai cơ chế: trao quyền cho liên minh châu Âu trong các lĩnh vực thực thi theo cơ chế cộng đồng (70 lĩnh vực) Xem thêm TFEU 2009
và hợp tác liên minh trong các nội dung an ninh đối ngoại. Để đạt được đến sự hợp tác này, EU không hình thành với các thiết chế và lĩnh vực hợp tác tổng thể ngay lập tức, mà hình thành từng bước trên cơ sở các thành tựu hợp tác đơn lẻ và cụ thể như “than và thép” (ECSC), năng lượng nguyên tử (EURATOM), kinh tế (EEC), rồi tới EC và hiện nay là EU. Xu hướng hợp tác chung của EU là hài hòa trong từng lĩnh vực đời sống sau đó từng bước tiến tới nhất thể hóa mọi mặt đời sống xã hội châu Âu. Một ví dụ thực tiễn cho vấn đề này, đó là sự gia nhập của các quốc gia thành viên mới vào EU, đặc biệt là sự hỗ trợ gia nhập của EU đối với các quốc gia Đông Âu (hài hoà hoá); sự ra đời của TFEU 2009 (nhất thể hoá)...
Chính sự hài hoá hoá, tiến tới nhất thể hoá dựa trên sự hợp tác và trao quyền tự nguyện giữa các quốc gia như vậy, khiến EU dần dần có những đặc điểm của một tổ chức quốc tế liên chính phủ như Liên hợp quốc ,WTO (thể hiện qua luật gốc của EU là các bản hiệp ước, cơ cấu tổ chức của EU với sự có mặt của Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu...), vừa có đặc điểm của một quốc gia liên bang như Hoa Kỳ (các khái niệm công dân châu Âu EU, Nghị viện châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu ÂU ECB...). Trong lịch sử thế giới về kinh tế, chính trị và pháp luật từ trước đến nay, chưa có một mô hình nào tồn tại dưới hình thức này: có đặc điểm của tổ chức quốc tế liên chính phủ nhưng không phải là tổ chức quốc tế liên chính phủ, có đặc điểm của một nhà nước nhưng không phải là một nhà nước thống nhất. Và tên gọi hợp lý nhất mà các học giả dành cho mô hình của liên minh châu Âu chính là “mô hình liên minh châu Âu”. Đây là một mô hình đặc biệt, thể hiện qua sự liên kết giữa các quốc gia được thực thi theo cơ chế cộng đồng đối với các vấn đề cộng đồng, đặc biệt là kinh tế và vấn đề tư pháp nội vụ, cơ chế liên chính phủ với các vấn đề thuộc về an ninh đối ngoại. Bằng cách đó, EU đã xoá bỏ biên giới quốc gia trong hoà bình (không gian Schengen), xây dựng và duy trì một Liên minh kinh tế tiền tệ...và hợp tác về an ninh đối với CFSP, CSDP...
Nhấn mạnh hơn nữa trong lĩnh vực hợp tác tư pháp nội vụ của EU, sự xoá bỏ kiểm soát biên giới nội bộ nhằm mục đích xoá bỏ sự cản trở về lưu thông hàng hoá, dịch vụ, lao động và vốn, nó còn giúp cho EU thực sự trở thành một cộng đồng thống nhất, thể hiện qua các chính sách cộng đồng về các vấn đề kinh tế, xã hội, đặc biệt là sự ra đời của “công dân EU”-một khái niệm chưa từng có trong các tổ chức từ trước đến nay. Tư cách công dân Châu Âu không thay thế tư cách công dân của quốc gia thành viên, không làm ảnh hưởng tới các quyền và nghĩa vụ của họ đối với các quốc gia mà họ mang quốc tịch và ngược lại. các quyền và nghĩa vụ mà họ có được với tư các là một công dân EU chỉ là phần thêm vào và bổ xung cho các quyền và nghĩa vụ của công dân quốc gia thành viên.
Về pháp luật của liên minh châu Âu EU nhìn chung có hiệu lực trực tiếp và cao hơn luật quốc gia. Hiệu lực trực tiếp được thể hiện ở việc Luật EU được viện dẫn áp dụng trực tiếp tại các quốc gia và không cần qua bất kì một thủ tục có tính quốc gia nào (nội luật hóa, chuyển hóa) khi thỏa mãn các điều kiện rõ ràng, cụ thể và vô điều kiện (phán quyết Vanghen et Los).
Luật EU có hiệu lực pháp lý cao hơn nội luật: các quy định của Luật EU có giá trị hiệu lực cao hơn pháp luật của các quốc gia thành viên, kể các cá quy định của hiến pháp các quốc gia (phán quyết Costa v ENEL) trong mọi trường hợp khi có sự xung đột giữa luật EU và luật quốc gia thì bao giờ luật EU của luôn được áp dụng. Tham khảo thêm: Lê Minh Tiến, Phạm Hồng Hạnh, Tập bài giảng Liên minh châu Âu – Bài 1
II. Liên minh châu Âu-mô hình hợp tác khu vực thành công nhất thế giới hiện nay
EU được hình thành trên 3 trụ cột : “trụ cột cộng đồng”, “trụ cột tư pháp nội vụ” và “trụ cột an ninh đối ngoại”. Xét về mức độ hợp tác khu vực, EU là một hình mẫu tiêu biểu và ở mức độ có thể nói là cao nhất cho sự chặt chẽ trong mức độ hợp tác trong từng trụ cột nói riêng, và khi đánh giá tổng hợp 3 trụ cột trên lại thì có thể khẳng đinh: chưa một khu vực nào trên thế giới có được thành công như EU.
Trong lĩnh vực kinh tế, mô hình liên kết hiện tại của EU là mô hình Liên minh kinh tế tiền tệ - là mô hình hợp tác kinh tế quốc tế cao nhất trên thế giới hiện nay, đỉnh cao là sự ra đời và lưu thông của đồng tiền chung châu Âu euro có giá trị quốc tế chỉ sau đồng bảng Anh Tỷ giá đồng Euro tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 29,326.01/29,882.27 VNĐ, chỉ sau GBP 33,131.41/33,895.84 VNĐ (số liệu cập nhật ngày 20/05/2011)
. Điểm qua các mô hình liên kết kinh tế khu vực khác như ASEAN (AFTA), Khu vực thương mại mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Liên minh Thuế quan Nam Phi (SACU)...thì tất cả các liên kết kinh tế khu vực hiện nay đều đạt mức độ cao nhất là liên minh thuế quan, và sự phát triển của EU tronng hợp tác kinh tế đang là hình mẫu để các khu vực khác đi theo.
Trong lĩnh vực tư pháp nội vụ: Tiêu biểu trong lĩnh vực n
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Nội dung chính sách thương mại quốc tế của liên minh Châu Âu (EU) và điểm cần lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường này Luận văn Kinh tế 0
P Phân tích hợp tác thương mại Việt Nam – Liên minh Châu Âu trong lĩnh vực dệt may Luận văn Kinh tế 0
D đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường liên minh Châu Âu Luận văn Kinh tế 0
H Hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) của liên minh Châu Âu ( EU ) đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
L Mở rộng Liên minh châu Âu lần 5 - tiến trình, đặc điểm và tác động Luận văn Kinh tế 0
D Năng lực cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu Luận văn Kinh tế 2
B Vấn đề chống bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Mỹ và Liên minh Châu Âu Luận văn Kinh tế 0
D Quan hệ thương mại Trung Quốc - Liên minh châu Âu (EU) và tác động của nó đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
O Đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh Châu Âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay Kinh tế quốc tế 0
T Mở rộng liên minh Châu Âu ( EU) nhìn từ góc độ địa chính trị Kinh tế quốc tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top