Pell

New Member

Download Lợi ích của việc xây dựng chế định vật quyền đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài sản miễn phí





Trong luật Việt Nam hiện hành, địa dịch mang một tên rất dài mà lại không tải được toàn bộ nội hàm kỹ thuật của nó - “quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề”. Dường như khi xây dựng chế định địa dịch, người làm luật chỉ quan tâm đến trường hợp chủ sở hữu một bất động sản có nhu cầu sử dụng một bất động sản liền kề bằng hành vi khai thác tích cực (đi qua, dẫn nước, thoát nước, ). Có trường hợp chủ sở hữu không có nhu cầu khai thác mà chỉ mong muốn bất động sản liền kề ở trong một tình trạng “chịu đựng” như thế nào đó, để việc khai thác bất động sản của mình được thuận lợi. Ví dụ, chủ sở hữu một sân bay đòi hỏi các bất động sản lân cận không được xây dựng quá một độ cao nào đó để bảo đảm cho sự an toàn của máy bay khi cất cánh hay hạ cánh.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Lợi ích của việc xây dựng chế định vật quyền đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài sản
1. Tổng quan
Khái niệm và đặc điểm. Vật quyền là một khái niệm của luật latinh, được dùng để chỉ quyền có thể được thực hiện trực tiếp và ngay tức khắc trên một vật1. Quan hệ vật quyền trên nguyên tắc hình thành từ hai yếu tố: chủ thể của quyền (con người) và đối tượng của quyền (vật). Quan hệ ấy vận hành mà không cần đến vai trò của một chủ thể khác, đặc biệt là không cần sự hợp tác hay trợ lực của chủ thể khác. Chính điều này tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa vật quyền và trái quyền, cũng là một loại quyền tài sản được ghi nhận trong luật latinh: trái quyền được thiết lập giữa hai chủ thể và chỉ có thể được thực hiện suôn sẻ trên cơ sở hợp tác tích cực giữa hai chủ thể đó. 
Ngoài ra, vật quyền cũng được nhận biết nhờ hai điểm mà ở đó, chủ thể của quyền có lợi thế rõ ràng so với chủ thể của trái quyền.
Thứ nhất, vật quyền cho phép chủ thể thực hiện quyền của mình đối với vật, bất kể vật đang nằm trong tay người nào. Luật gọi đó là quyền theo đuổi. Trên nguyên tắc, tất cả những ai đang nắm giữ vật, dù với tư cách nào, đều phải tôn trọng các quyền năng của người có vật quyền, một cách không điều kiện: người có quyền sở hữu tài sản được quyền yêu cầu người nắm giữ tài sản phải giao tài sản cho mình và người sau này phải giao nếu không muốn bị coi là người chiếm giữ tài sản trái phép; chủ sở hữu tài sản thế chấp phải tôn trọng quyền kê biên tài sản của chủ nợ nhận thế chấp; chủ sở hữu bất động sản chịu địa dịch về lối đi qua phải tôn trọng quyền về lối đi qua của người hưởng địa dịch...      
Thứ hai, vật quyền cho phép người có quyền thực hiện quyền của mình đối với vật nhằm thoả mãn lợi ích theo đuổi trước những người khác, đặc biệt là những người theo đuổi cùng lợi ích đó. Luật gọi đó là quyền ưu tiên. Chủ nợ nhận thế chấp có quyền nhận tiền thu được từ việc bán tài sản thế chấp để trừ nợ trước các chủ nợ thường. 
Không chỉ được sử dụng cùng với trái quyền như các công cụ phân loại tài sản, vật quyền trước hết là một trong những chế định cơ sở của pháp luật tài sản, là chỗ dựa mà từ đó các chế định khác của pháp luật tài sản có thể được xây dựng và hoàn thiện. Chế định vật quyền cho phép xây dựng một hệ thống pháp luật tài sản có chất lượng; đến lượt mình, hệ thống ấy đặt cơ sở cho sự phát triển giao lưu dân sự lành mạnh và an toàn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và bình ổn trật tự xã hội.
Ở góc nhìn pháp luật Việt Nam, việc xây dựng chế định vật quyền có tác dụng tích cực về nhiều phương diện, đặc biệt là trong việc hoàn thiện chế độ pháp lý về bất động sản trong quan hệ láng giềng và chế độ pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
2. Vật quyền và khái niệm tài sản
Xây dựng lại định nghĩa tài sản. Theo quan niệm của luật học latinh, tài sản, được hiểu là một vật có giá trị tiền tệ, có thể được nhận dạng theo một trong hai cách.
hay ở góc độ vật lý, tài sản thực sự là một vật. Tuỳ theo vật có thể dịch chuyển được hay không, người ta phân biệt giữa động sản và bất động sản. Vả lại, trong logic của suy nghĩ, các vật không dịch chuyển được là những vật có thể được mô tả dễ dàng cho phép phân biệt, một mặt, giữa vật này với các vật chuyển dịch được vị trí trong không gian và, mặt khác, giữa các vật không chuyển dịch được vị trí. Bởi vậy, về mặt lý thuyết, hoàn toàn có thể lập được một danh  sách các vật không chuyển dịch được vị trí, gọi là danh sách bất động sản. Điều đó cũng có nghĩa rằng, không cần lập một danh sách cho các động sản, bởi chỉ cần không nằm trong danh sách bất động sản, một tài sản đương nhiên được coi là động sản.   
hay ở góc độ pháp lý, tài sản được hình dung như một quyền. Tuỳ theo quyền có thể được thực hiện trực tiếp hay thông qua vai trò của một chủ thể khác, người ta phân biệt giữa vật quyền và trái quyền. Do tính chất quan trọng của vật quyền, đặc biệt là do ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với đời sống xã hội và giao lưu dân sự nói riêng, người làm luật có xu hướng đòi hỏi vật quyền phải được luật ghi nhận mới được coi là tồn tại hợp pháp và được bảo vệ. Cũng bằng phương pháp loại suy, người ta nói rằng những tài sản không phải là vật quyền, thì được gọi là trái quyền. Theo thời gian, có một loại quyền thứ ba, gắn với giá trị kinh tế của các công trình lao động trí óc như tác phẩm văn chương, khoa học, nghệ thuật, gọi là quyền sở hữu trí tuệ, đứng bên cạnh vật quyền và trái quyền như một loại tài sản đặc thù.    
Có thể cân nhắc về một cách định nghĩa tài sản trong khuôn khổ sửa đổi Bộ luật Dân sự (BLDS) như sau: Điều 163 (sửa đối).
1. Tài sản bao gồm động sản và bất động sản
2. Tài sản, được hiểu là một quyền có giá trị tiền tệ, bao gồm vật quyền, trái quyền và quyền sở hữu trí tuệ.
Sau đó, có thể xây dựng một nhóm quy tắc xác lập các tiêu chí nhận dạng bất động sản; một nhóm quy tắc khác xác lập các tiêu chí nhận dạng vật quyền. Không cần xây dựng các quy tắc về nhận dạng động sản, trái quyền, bởi các tài sản này được nhận dạng theo phương pháp loại suy. Riêng đối với quyền sở hữu trí tuệ, BLDS, với chức năng của luật chung, chỉ cần đưa ra định nghĩa dựa vào các yếu tố đặc trưng, rồi dẫn chiếu đến Luật Sở hữu trí tuệ.      
3. Vật quyền và chế độ pháp lý về bất động sản trong quan hệ láng giềng
Xây dựng lại quan niệm về địa dịch. Trong luật La Mã, địa địch được hình dung là quan hệ giữa hai bất động sản trong đó một bất động sản (gọi là bất động sản chịu địa dịch) chấp nhận vai trò phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác (gọi là bất động sản thụ hưởng) thuộc về một chủ sở hữu khác. Ví dụ điển hình là địa dịch về lối đi qua của một bất động sản bị vây bọc. Với cách định nghĩa đó, bất động sản được coi là một chủ thể.
Địa dịch được xác định là một trong những yếu tố đặc trưng của chế độ pháp lý về bất động sản trong quan hệ láng giềng và được biết từ lâu như một chế định có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác bất động sản trong điều kiện một bất động sản tư trong trường hợp điển hình nằm giữa các bất động sản tư của những người khác.  
Cần nhấn mạnh đặc điểm về chủ thể của quan hệ: địa dịch được thiết lập để tạo điều kiện cho một bất động sản được vận hành suôn sẻ nhờ có sự phục vụ của một bất động sản khác; đó không phải là quan hệ giữa hai chủ sở hữu, hai con người. Nói cách khác, địa dịch thực sự là một vật quyền gắn với bất động sản; nó tồn tại chừng nào bất động sản còn tồn tại và các điều kiện cần thiết để vật quyền được xác lập có đủ, cho dù các bất độ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top