huycoi204yb

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu để giảm thiểu chi phí sản xuất sản phẩm bánh mứt kẹo tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh. Thực trạng và giải pháp
TÓM LƯỢC
Dự trên vai trò quan trọng của vốn và lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát xảy ra ảnh hưởng tới giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và một số hạn chế trong việc sử dụng đầu vào vốn và lao động của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu để giảm thiểu chi phí sản xuất sản phẩm bánh mứt kẹo tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh. Thực trạng và giải pháp”.
Thông qua để tài này tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn và lao động trong quá trình sản xuất của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh giai đoạn 2006 – 2008. Để hiểu rõ hơn, chính xác hơn và tìm ra những nguyên nhân tồn tại trong việc sử dụng vốn và lao động của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh, tác giả đã xây dựng mô hình kinh tế lượng về hàm sản xuất bậc ba trong ngắn hạn (Q = A*L3 + B* L2, hệ số A<0, B>0, L >0, L là lao động trong tổ sản xuất) cho từng tổ sản xuất trong công ty và xây dựng hàm Cobb – Douglas (Q = a* Kα * Lβ ,α >0, β >0, K là vốn và L là lao động) chung cho cả vốn và lao động tham gia sản xuất trong công ty. Sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OSL) để tiến hành ước lượng các hàm sản xuất, dựa vào kết quả ước lượng xem xét sự phù hợp của mô hình, độ tin cậy của các tham số ước lượng và kết quả ước lượng hoàn toàn phù hợp về ý nghĩa thống kê. Thông qua mô hình ước lượng được, áp dụng điều kiện lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu để tối thiểu hoá chi phí tác giả đã tìm ra được số lượng lao động và vốn tối ưu của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh trong từng quý, dựa trên cơ sở đó tác giả đã chỉ ra được những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong việc sử dụng đầu vào vốn, lao động và đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế, tính toán về lượng vốn và lao động tối ưu mà công ty nên sử dụng trong những năm tiếp theo (tính cho năm 2009) dựa trên mô hình xây dựng giúp công ty có thể lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu để giảm thiều chi phí sản xuất sản phẩm bánh mứt kẹo của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài luận văn này, lời đầu tiên cho tác giả gửi lời Thank sâu sắc tới cô giáo Th.S Ninh Thị Hoàng Lan, người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp
Qua đây cho phép tác giả gửi lời Thank tới: Quí thầy giáo, cô giáo trường Đại Học Thương Mại đã tận tình truyền đạt những kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường. Tập thể các bác, các cô, các chú, các anh, các chị trung tâm thư viện trường Đại Học Thương Mại đã tạo điều kiện cho tác giả tìm tài liệu phục vụ trong quá trình học tập tại trường đặc biệt trong quá trình làm luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời Thank tới toàn bộ các cô bác, các cô, các chú, các anh, các chị cán bộ công nhân viên công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh đã giúp đỡ, tạo điều kiện rất nhiều cho tác giả trong quá trình thực tập tại công ty và làm luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!







MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................. I

DANH MỤC BIÊU ĐỒ, HÌNH VẼ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
1.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.6. NGUỒN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 4
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỰA CHỌN ĐẦU VÀO VỐN VÀ LAO ĐỘNG TỐI ƯU ĐỂ TỐI THIỂU HOÁ CHI PHÍ 5
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 5
2.1.1. Vốn 5
2.1.2. Lao động 6
2.1.3. Chi phí sản xuất 7
2.2. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN ĐẦU VÀO TỐI ƯU ĐỂ TỐI THIỂU HOÁ CHI PHÍ 8
2.2.1. Đường đồng phí 8
2.2.2. Đường đồng lượng 11
2.2.3. Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hoá chi phí 13
2.3. TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH NĂM TRƯỚC 15
2.4. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỂ TÀI 16
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẦU VÀO VỐN, LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH GIAI ĐOẠN TỪ 2006 ĐẾN 2008 17
3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu 17
3.1.2. Phương pháp xử lý số liệu 17
3.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN, LAO ĐỘNG VÀ THỰC HIỆN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 TỚI NĂM 2008 18
3.2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh 18
3.2.2. Tình hình sử dụng vốn của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh 20
3.2.3. Tình hình sử dụng lao động của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh 24
3.2.4. Phân tích chi phí sản xuất của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh 26
3.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện vốn và lao động của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh 28
3.3. K ẾT QỦA PHÂN TÍCH TRÊN MÔ HÌNH VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VÀ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH 30
3.3.1. Xây dựng mô hình hàm sản xuất 30
3.3.2. Thu thập, xử lý số liệu 31
3.3.3. Kết quả ước lượng hàm sản xuất 31
3.2.2 Kết luận rút ra từ mô hình hàm sản xuất 33
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẦU VÀO VỐN VÀ LAO ĐỘNG TỐI ƯU ĐỂ GIẢM THIỂU CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁNH MỨT KẸO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH 38
4.1. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU 38
4.1.1. Những thành tựu của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh trong việc sử dụng đầu vào vốn và lao động giai đoạn 2006 - 2008 38
4.1.2. Những hạn chế trong việc sử dụng đầu vào vốn và lao động của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh giai đoạn 2006 - 2008 39
4.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 40
4.2. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BÀO MINH GIAI ĐOẠN TỪ 2009 ĐẾN 2014 41
4.2.1. Mục tiêu chung của công ty 41
4.2.2. Mục tiêu cụ thể của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh giai đoạn từ 2009 đến 2014 42
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP LỰA CHỌN ĐẦU VÀO VỐN VÀ LAO ĐỘNG TỐI ƯU ĐỂ GIẢM THIỂU CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH 43
4.3.1. Giải pháp lựa chọn đầu vào vốn và lao động 43
4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 45
4.3.3. Giải pháp nâng cao năng suất lao động 46
4.3.4. Giải pháp tiết kiệm chi phí 49
4.3.5. Phát triển thi trường đầu ra 50
4.4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 53
KẾT LUẬN I
TÀI LIỆU THAM KHẢO II
PHỤ LỤC III



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Cơ cấu vốn của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh………. ………… 21
Bảng 3.2: Đánh giá tình hình sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh…………………………………………………………... 22
Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo tổ sản xuất tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh…………………………………………………………………………………….. 25
Bảng 3.4 Phân tích chi phí của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh…………….. 27
Bảng 3.5: Sản phẩm cận biên của lao động tổ 1 và tổ 2 của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh……………………………………………………………………………….. 34
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu cụ thể của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh giai đoạn 2009 -2014………………………………………………………………………… ……....... 42




DANH MỤC BIÊU ĐỒ, HÌNH VẼ
1. DANH MỤC BIÊU ĐỒ
Đồ thị 3.1: Doanh thu, lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008… ……………………..20
Đồ thị 3.2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh……………………………………………………………………………… 24
2. DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Đồ thị đường đồng phí………………………………………………… 9
Hình 2.2: Đồ thị sự dịch chuyển của đường đồng phí…………………………… 10
Hình 2.3: Đồ thị đường đồng lượng……………………………………………. 11
Hình 2.4: Đồ thị lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hoá chi phí………………. 13

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐH: Đại học
CĐ, TC: Cao đẳng, trung cấp
TSCF: Tỷ suất chi phí
Tổ 1: Tổ bánh
Tổ 2: Tổ kẹo và sản phẩm khác


Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới và khu vực, từ những năm cuối của thế kỷ XX, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong hội nhập kinh tế thương mại, năm 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN, gia nhập APEC năm 1997 và sự kiện quan trọng đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam chính là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 07 tháng 11 năm 2006. Quá trình hội nhập đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như các công ty nói riêng.
Hội nhập kinh tế đang trở thành xu hướng tất yếu khiến các quốc gia trên thế giới muốn tồn tại và phát triển phải tham gia xu hướng chung, các quốc gia ngày càng phụ thuộc nhau, chịu tác động ảnh hưởng lẫn nhau nhiều hơn. Trong thời gian qua tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, các cường quốc kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Anh đang trên đà suy thoái và rơi vào khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng hiện nay tác động không nhỏ tới nền kinh tế thế giới, sự suy thoái kinh tế đã lan sang Châu Á. Một số nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
Đối với mỗi công ty khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc lựa chọn các yếu tố đầu vào (thường vốn và lao động) là rất quan trọng, vốn và lao động là hai yếu tố đầu vào quan trọng không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vậy vốn và lao động có mối quan hệ như nào trong quá trình sản xuất của công ty? Liệu có phải vốn và lao động chỉ đơn thuần là mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau? Khi nghiên cứu viềc sử dụng vốn và lao động có tác dụng gì đối với hoạt động sản xuất của công ty?
Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối phó với sự biến động của giá cả nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, lạm phát xảy ra, điều này đẩy chi phí hoạt động kinh doanh lên cao, ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, điều này đang đặt ra yêu cầu đối với mỗi công ty phải tìm các biện pháp để cắt giảm chi phí sản xuất. Bảo Minh là một công ty sản xuất, sử dụng nhiều lao động, nguyên nhiên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng của giá cả thị trường khiến cho chi phí sản xuất của công ty ngày càng tăng. Bên cạnh đó trên thị trường ngày càng có nhiều công ty sản xuất các loại bánh kẹo với các sản phẩm đa dạng phong phú, mức giá khác khác nhau như: công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội, công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị, công ty cổ phần Kinh Đô, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu…
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn chưa tốt, còn nhiều vấn đề như việc sử dụng và quản lý chi phí kinh doanh của doanh còn chưa hiệu quả gây lãng phí, việc lưạ chọn đầu vào lao động còn chưa hợp lý gây ra tình trạng thừa lao động hay thiếu lao động trong các tổ sản xuất, việc sử dụng vốn trong việc sản xuất các sản phẩm chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao, chu kỳ luân chuyển vốn lưu động dài.
Như vậy, trong môi trường kinh doanh bất lợi (ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mức độ cạnh tranh trong ngành cao), quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa thực sự tốt bộc lộ những điểm yếu trong việc sử dụng đầu vào vốn, lao động, chi phí quản lý kinh doanh chưa hiệu quả. Do vậy để đảm bảo công ty có thể vượt qua khủng hoảng, có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, đạt được mục tiêu trong thời gian tới thì công ty cần thiết phải hoàn thiện các hoạt động trong sản xuất kinh doanh trong đó có việc lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu để giảm thiểu chi phí sản xuất.
Chính vì vậy chọn đề tài: “Lựa chọn đầu vào vốn và lao động để giảm thiểu chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh. Thực trạng và giải pháp” được đặt ra và nghiên cứu trong thời điểm này là hết sức cần thiết.
1.2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ thực tế nền kinh tế thế giới hiện nay, cũng như nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn suy thoái khủng hoảng, ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh cuả công ty. Giả thiết việc lựa chọn đầu vào vốn và lao động của công ty thì vấn đề đặt ra là:
- Việc sử dụng vốn và lao động của công ty ra sao ? đã hợp lý chưa?
- Vốn và lao động có mối quan hệ như nào trong quá trình sản xuất của công ty?
- Để giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh thì công ty nên chọn nguồn đầu vào vốn và lao động theo nguyên tắc nào? số lượng bao nhiêu?
- Có thể lượng hoá để đánh giá hiệu quả sử dụng đầu vào vốn và lao động hay không? Nếu công ty chưa sử dụng vốn và lao động chưa hợp lý thì công ty nên sử dụng ở mức nào thì hợp lý?
- Việc sử dụng vốn và lao động chưa hợp lý có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty?
- Các biện pháp nào giúp cho công ty có thể lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu để giúp cho công ty giảm thiểu chi phí sản xuất?
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Dựa trên đề tài của luận văn thì đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Việc sử dụng đầu vào vốn và lao động trong quá trình sản xuất tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh.
1.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, ý nghĩa của việc lựa chọn các yếu tố đầu vào vốn và lao động để tối thiểu hoá chi phí
- Phân tích, đánh giá biến động, thực trạng sử dụng các nguồn đầu vào vốn và lao động của công ty để từ đó có thể nhìn một cách tổng quát về việc sử dụng đầu vào của công ty.
- Xây dựng mô hình hàm sản xuất của công ty để từ đó có thể đánh giá về tình hình sử dụng đầu vào vốn và lao động của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã hợp lý chưa.
- Căn cứ vào thực trạng sử dụng vốn và lao động, kết hợp với việc phân tích trên mô hình để đưa ra cáo giải pháp trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào của công ty, công tác quản lý nguồn đầu vào, từ những mục tiêu, biện pháp, phương hướng tổ chức thực hiện của công ty trong những năm tiếp theo để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và lao động của công ty, đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế cũng như tận dụng những lợi thế của doang nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn về mặt không gian là trong phạm vi công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn về mặt thời gian là nghiên cứu về vốn và lao động của công ty trong thời gian 3 năm theo các quý giai đoạn từ 2006 đến 2008.
- Dựa trên phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu luận văn cần thu thập các số liệu về vốn và lao động, sản lượng sản phẩm của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh.
1.6. NGUỒN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
- Để đảm bảo cho việc phân tích định tính cũng như phân tích trên mô hình thì số liệu về vốn và lao động, sản lượng, tiền lương mà công ty trả cho người lao động cần được sử thu thập theo các quý trong giai đoạn 3 năm từ 2006 đến 2008.
- Các số liệu trên được tác giả lấy từ các phòng ban khác nhau của công ty như: Phòng kế toán tài chính, phòng hành chính nhân sự, phòng kinh doanh, kho hàng của công ty.
- Ngoài việc sử dụng các số liệu sơ cấp từ các phòng ban khác nhau để phân tích thì tác giả còn sử dụng các dữ liệu thứ cấp thông qua quá trình phỏng vấn một cán bộ công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh.
1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần lời cam kết, tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục, sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục thì kết cấu của bài luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về lựa chọn đầu đầu vào vốn và lao động tối ưu để tối thiểu hoá chi phí.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng sử dụng đầu vào vốn, lao động và tình hình thực hiện chi phí tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh giai đoạn từ 2006 đến 2008.
Chươn 4: Kết luận và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đầu vào vốn và lao động tối ưu để giảm thiểu chi phí sản xuất sản phẩm bánh mứt kẹo tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỰA CHỌN ĐẦU VÀO VỐN VÀ LAO ĐỘNG TỐI ƯU ĐỂ TỐI THIỂU HOÁ CHI PHÍ
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.1. Vốn
2.1.1.1. Khái niệm
Vốn là một trong hai yếu tố đầu vào cơ bản để công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói riêng. Vốn có nhiều định nghĩa khác nhau dưới khía cạnh triết học hay kinh tế.
Dưới góc độ các yếu tố sản xuất “vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư” (Marx, Angghen, 1993) để sản xuất kinh doanh. Khái niệm này mang tính chất đơn giản, không phản ánh được tính linh hoạt của vốn.
Theo quan niệm rộng: vốn không chỉ đơn thuần là tiền tệ mà nó còn bao gồm các nguồn lực như tài nguyên, đất đai, trí tuệ, máy móc thiết bị, phát minh sáng chế, lợi thế so sánh, v.v…., khái niệm này cho chúng ta có một cái nhìn sâu rộng về vốn, nó là tất cả những gì mà công ty có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh (R.E Hall & M. lieberman, 1997)
Như vậy có nhiều khái niệm khác nhau về vốn, trên phạm vi nghiên cứu của bài luận văn thì vốn được nghiên cứu ở đây là vốn lưu động và vốn cố định.
Vốn lưu động là biểu hiệu giá trị tính bằng tền của tài sản ngắn hạn sử dụng trong kinh doanh (Trần Thế Dũng, 2008, tr 205).
Vốn cố định là chỉ tiêu phản ánh giá trị tính bằng tiền của tài sản cố định bao gồm tài sản cố định hữu hình (bao gồm máy móc, nhà xưởng, thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh) tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình (Trần Thế Dũng, 2008, tr 205)
2.1.1.2. Những nhân tố tác động tới tình hình sử dụng vốn của công ty.
Sau khi nắm được mâu thuẫn chủ yếu, còn cần nhận rõ mặt chủ yếu và mặt không chủ yếu của mâu thuẫn để giải quyết mâu thuẫn. Do đó, chúng ta mới thấy rõ thực chất và mặt chủ yếu của vấn đề, tích cực duy trì và bồi dưỡng cái mới xuất hiện, và chuyển hoá nhân tố tiêu cực thành nhân tố tích cực để nhanh chóng phát triển sản xuất.
Tóm lại, vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét việc quản lý sản xuất, chủ yếu là muốn làm cho mỗi người chúng ta có được một phương pháp xem xét và phân tích sự vận động, phát triển mâu thuẫn của các sự vật. Căn cứ vào sự phân tích đó, đề ra phương pháp giải quyết mâu thuẫn một cách đúng đắn, kịp thời, đưa sự việc phát triển không ngừng.
V/ Khắc phục biểu hiện của phương pháp xem xét siêu hình trong quản lý sản xuất.
Trong quản lý sản xuất, người mắc bệnh siêu hình thường xem xét tình hình một cách cô lập, tĩnh tại, không nhìn thấy khả năng của bản thân mình, mất lòng tin, không đi tìm nguyên nhân bên trong, mà họ tin ở nguyên nhân bên ngoài. Câu hỏi thường đặt ra của họ là muốn làm công nghiệp mà không có máy móc, không có người, không có tiền thì làm thế nào? Họ không phát động quần chúng tự lực cánh sinh theo phương châm kế hợp biện pháp thô sơ với biện pháp hiện đại, thực hiện song song biện pháp thô sơ và biện pháp hiện đại, họ không dùng biện pháp: “kiến tha lâu đầy tổ”, “góp gió thành bão” để giải quyết, mà chỉ họ chỉ khoanh tay yêu cầu cấp trên chi viện, yêu cầu bộ phận khác, hay cử người đi hỏi thiên hạ, mua sắm mới máy móc, thuê mượn công nhân một cách vô tổ chức. Sở dĩ sinh ra tình trạng ấy là do họ nhìn vấn đề một cách phiến diện, chủ quan, bề ngoài.
Người mắc bệnh siêu hình nhìn mọi vấn đề thường bị hạn chế rất nhiều, họ chỉ thấy hiện tượng mà không thấy bản chất, thấy cá biệt mà không thấy toàn thể, thấy nhánh mà không thấy nguồn gốc “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”. Theo cách nhìn của họ thì những mối quan hệ như lớn và bé, tốt và xấu, số lượng và chất lượng, ngẫu nhiên và tất nhiên, v.v đều là tuyệt đối không thể chuyển hoá lẫn nhau. Đúng như Ăngghen đã phê phán phương pháp tư duy siêu hình: đúng là đúng, không là không, ngoài ra không có cái vừa đúng vừa sai, vừa không vừa có, vừa tồn tại vừa biến đổi. hay có người cho rằng: lớn là lớn, bé là bé, họ không thừa nhận bé có thể phát triển thành lớn, tích ít thành nhiều. Họ chủ trương muốn làm công nghiệp hoá thành công thì phải có thiết bị hoàn toàn đầy đủ, hiện đại, còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, “công nghiệp cỏn con” thì họ không thích lắm. Họ cho rằng tốt là tuyệt đối tốt, xấu là xấu tuyệt đối. Cho nên, nếu được biểu dương thì họ vui mừng hớn hở, bị phê bình thì mặt lạnh như băng; kinh doanh được thuận buồm xuôi gió thì họ tỏ ra tự mãn, nhưng hễ mắc sai lầm, thất bại thì như đeo đá trên lưng.
Tất nhiên, không ai muốn mắc sai lầm, bị phê bình, nhưng nếu đã mắc sai lầm, bị phê bình thì cần nhận thức vấn đề một cách đúng đắn, toàn diện, với thái độ tích cực vươn lên. Phải thấy rằng, được biểu dương không có nghĩa là tất cả đều tốt, bị phê bình không có nghĩa tất cả đều xấu, kinh doanh đang thuận buồm xuôi gió không phải là không có nguy cơ xuất hiện khó khăn, sai lầm nên phải cảnh giác. Sau khi phạm sai lầm, nếu bình tĩnh tìm rõ nguyên nhân, cố gắng sửa chữa thì có thể thúc đẩy ý chí hăng hái tiến lên, tránh được vết xe cũ, sai lầm cũ. Với cách nhìn sự vật một cách phiến diện, nhất là xem xét, đánh giá cán bộ, đánh giá người khác thì rất hay mắc phải sai lầm, gây hậu quả không nhỏ cho quan hệ lãnh đạo - bị lãnh đạo, dễ thổi phồng những khuyết điểm của người này, hay khuyếch đại những ưu điểm của người khác. Trên thực tế những trường hợp như vậy rất dễ sinh ra thiên vị quá đáng, coi người này là hoàn mỹ, hoàn thiện, coi người khác chẳng ra gì.
Những người siêu hình cho rằng, các sự vật, hiện tượng tách rời nhau, nằm bên cạnh nhau, không có liên quan với nhau, liên hệ một cách ngẫu nhiên; những người theo quan điểm biện chứng coi thế giới vật chất là một thể thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình liên hệ qua lại, thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau một cách biện chứng. Không có sự vật nào là không có mối liên hệ với sự vật xung quanh. Với phương pháp này nhìn vấn đề một cách siêu hình, thì trong quản lý sản xuất người ta thường dễ mắc những sai lầm sau:
- Một là, không xem xét và sắp xếp được công việc một cách toàn diện; hay là không nắm được khâu trung tâm, không biết lấy trung tâm để lôi kéo toàn bộ, lấy khoảng giữa để lôi kéo hai đầu; hay là nắm được trung tâm lại bỏ toàn bộ, nắm được chính giữa lại bỏ hai đầu, nắm được mặt này lại coi nhẹ mặt khác. Lênin viết: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”.
- Hai là, không xây dựng thống nhất ý kiến giữa lãnh đạo và công nhân, viên chức, mà chỉ căn cứ vào ý kiến của lãnh đạo để kết luận, thường gò ép công nhân, viên chức phải chấp hành ý kiến của lãnh đạo chứ không phải là bàn bạc dân chủ, thuyết phục.
- Ba là, không xử lý được đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, cục bộ và toàn thể, Khi suy xét vấn đề chỉ nghĩ đến nhu cầu của tập thể hay toàn bộ; chỉ đòi hỏi người khác giúp đỡ mình mà không đòi hỏi mình giúp đỡ người khác.


Kết Luận

Phộp biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp. Hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trự của nú khụng chỉ phản ỏnh đúng hoạt động của thế giới tự nhiên, xó hội, tư duy và là công cụ sắc bén nhận thức thế giới khách quan của con người, mà cũn chỉ ra được những cách thức để định hướng đúng hoạt động cụ thể nhằm mang lại hiệu quả, năng suất cao trong thực tiễn.
Quản lý doanh nghiệp là một quỏ trỡnh kết hợp giữa chủ quan và khỏch quan, nờn khụng thể khụng cú phương pháp tư duy đúng đắn mà dẫn đến thành công được; cũng như vậy, sẽ là hết sức sai lầm khi sử dụng phương pháp tư duy siêu hỡnh trong quản lý núi chung, quản lý doanh nghiệp núi riờng. Ph.Ăngghen đó nhận định: "Phương pháp tư duy ấy (siêu hỡnh – B.T) mới xem thỡ cú vẻ hoàn toàn có thể chấp nhận được, bởi vỡ nú là phương pháp của cái mà người ta gọi là lý trớ lành mạnh của con người..., tuy là một người bạn đường rất đáng kính..., nhưng chóng hay chầy chật nó cũng sẽ gặp phải một ranh giới mà nếu nó vượt quá thỡ nú trở thành phiến điện, hạn chế, trừu tượng và sa vào những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được". Chớnh vỡ lẽ đó, vận dụng những nội dung phép biện chứng duy vật vào trong thực tế quản lý doanh nghiệp mang một ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn.
Những vấn đề của phép biện chứng duy vật và khoa học quản lý đều hết sức rộng, phong phú và cũng rất nhạy cảm. Do đó, bài tiểu luận khó tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xếp hạng và lựa chọn dự án đầu tư Luận văn Kinh tế 0
M Lựa chọn đầu tư công ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Giải pháp tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giầy Thăng Long Tài liệu chưa phân loại 2
K Gửi tiền lãi suất cao _ Maritime Bank lựa chọn hấp dẫn hàng đầu Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 6
N Đánh giá hiệu quả của việc lựa chọn và quá trình đầu tư đổi mới phương thức vận tải ở Công ty CP thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
A Lựa chọn đối tác đầu tư trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
M Nghiên cứu, lựa chọn phương án lắp đặt, thay thế động cơ diesel cho đầu máy d12e Tài liệu chưa phân loại 0
N Nghiên cứu và lựa chọn chế độ cắt tối ưu khi phay mặt phẳng bằng dao phay mặt đầu đối với gang cầu có bôi trơn tối thiểu Tài liệu chưa phân loại 0
N Phân tích sự khác nhau giữa các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT và hình thức được nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất Tài liệu chưa phân loại 0
B Phân tích và ví dụ về sự lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí với một mức sản lượng nhất định hoặc tối đa hóa sản lượng với chi phí cố định Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top