nguoiwenttv

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh





 Ở nước ta trong những năm gần đây xuất hiện một số ý kiến trái chiều về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Những người này đề xuất ý kiến theo hướng nhấn mạnh một chiều vấn đề dân tộc, tách vấn đề dân tộc khỏi vấn đề giai cấp, hạ thấp ý nghĩa quan trọng, bức thiết của vấn đề giai cấp, không lấy quan điểm giai cấp làm quan điểm cơ sở lập trường để xem xét, giải quyết vấn đề dân tộc. Theo họ, nước ta hiện nay chỉ nên đề ra và giải quyết những vấn đề dân tộc, còn vấn đề giai cấp không nên đặt ra. Mục tiêu ''dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh'' được họ đồng tình, nhưng họ lại giải thích theo hướng phi giai cấp, nghĩa là không nhất thiết phải theo định hướng XHCN. Thực chất là họ bác bỏ đường lối giải quyết vấn đề dân tộc theo lập trường của giai cấp công nhân. Quan điểm nêu trên đi ngược với con đường mà Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn, và rõ ràng là không phù hợp với thực tiễn của lịch sử cách mạng Việt Nam. Vì vậy luận điểm của họ là sai lầm. Trong một số trường hợp là cố ý phản động, đi ngược lại lợi ích của dân tộc.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Mở đầu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, và chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin. Nó có tác dụng lớn lao đối với việc tập hợp lực lượng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam cũng như ở các nước thuộc địa nói chung.
I. Nội dung
1.Các tư tưởng trước Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp
Mác - Ăngghen, Lênin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của cách mạng vô sản châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp, vẫn "đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản".
Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin trên nền tảng truyền thống yêu nước và nhân ái của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh có những phát triển, những quan điểm riêng, độc đáo về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc.
Trước Hồ Chí Minh, ở Việt Nam, các chí sĩ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học đều là những người yêu nước, có khát vọng độc lập dân tộc, có lòng căm thù sâu sắc đế quốc xâm lược, nhưng đều thất bại. Trước đây các chí sĩ chỉ bàn vấn đề độc lập dân tộc, sau này Bác kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Trước đây các cụ chỉ bàn vấn đề đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng sau này Bác kết hợp đấu tranh giải phóng dân tộc với đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Phong trào giải phóng dân tộc có từ trước khi xuất hiện Nguyễn Ái Quốc, nhưng trước đây, thường có 2 khuynh hướng. Một là giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến, mà tiêu biểu là phong trào Cần Vương từ năm 1885-1896. Thứ hai là giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản đầu thế kỷ XX, tiêu biểu là ngọn cờ của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử cho thấy các khuynh hướng đó đều thất bại. Chủ nghĩa dân tộc trong quan điểm Hồ Chí Minh, sớm hay muộn sẽ đi tới chủ nghĩa quốc tế vô sản. Và Hồ Chí Minh đã thực hiện sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ biện chứng giữa vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp
Ngay từ năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận quan trọng mang tính định hướng cho tư tưởng chỉ đạo của Người khi trực tiếp về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản”.
Với tư tưởng định hướng quan trọng đó, trong suốt quá trình cách mạng Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Chúng ta xem xét tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giưũa vấn đề dân tộc và giai cấp thông qua các luận điểm sau:
2.1 Quan điểm về dân tộc và giai cấp
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, khái niệm "Dân" trong Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện và được sử dụng là toàn dân tộc, bao gồm mọi người thuộc các dân tộc (đa số và thiểu số) sống trên dải đất Việt Nam, không phân biệt nòi giống, trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, chỉ trừ những kẻ phản bội, tay sai cho đế quốc, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, của dân tộc, đi ngược lại độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tất nhiên, Hồ Chí Minh không coi “dân”, “nhân dân” là một khối đồng nhất, mà là một cộng đồng, bao gồm nhiều dân tộc, giai cấp, tầng lớp. Các nhóm xã hội ấy có lợi ích chung và lợi ích riêng, có vai trò và thái độ khác nhau đối với sự phát triển xã hội và cách mạng. Công nhân, nông dân và trí thức luôn luôn được Hồ Chí Minh coi là lực lượng cách mạng to lớn nhất, là nền tảng của khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân. Điều này được thể hiện rõ trong các bài nói và viết của Người, trong Chính cương, Điều lệ, trong các văn kiện của Đảng do Người chỉ đạo xây dựng nên, như trong Chính cương của Đảng lao động Việt Nam (tháng 2-1951) đã ghi rõ: “Chính quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là chính quyền dân chủ nhân dân nghĩa là công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc và các thân sĩ (địa chủ) yêu nước tiến bộ; những tầng lớp nhân dân ấy chuyên chính với đế quốc xâm lược và bọn phản quốc, cho nên nội dung chính quyền đó là nhân dân dân chủ chuyên chính. Chính quyền đó dựa vào mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên minh công nhân, nông dân lao động, trí thức làm nền tảng, do giai cấp công nhân lãnh đạo”.
2.2 Đường lối cứu nước của Hồ Chí Minh
Khi tiếp cận Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh đã hình thành đường lối cứu nước: giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và CNXH. Người nói: “ Cả hai cuộc giải phóng này (dân tộc và giai cấp) chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới.” Tiếp đó, ngay trong Chánh cương, Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sảnViệt Nam tháng 2/1930, Hồ Chí Minh đã xác định Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng (tức cách mạng dân tộc-dân chủ) để đi tới xã hội cộng sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc và CNXH vừa phản ảnh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Xoá bỏ ách áp bức dân tộc mà không xoá bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp thì nhân dân lao động vẫn chưa được giải phóng. Người nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì.” Do đó giành được độc lập rồi, thì phải tiến lên CNXH, vì mục tiêu của CNXH là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2.3 Quan điểm: ”Phải kết hợp và giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, song phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và trước hết.”
Luận điểm này của Người xuất phát từ cơ sở thực tiễn của phương Đông và
Việt Nam:
Năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ Người đề nghị: "Xem xét lại chủ nghĩa Marx về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông". Ở phương Đông, "Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra không giống như ở phương Tây, bởi vì xã hội Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc, xét về mặt cấu trúc kinh tế không giống như xã hội phương Tây thời trung cổ, cũng như thời cận đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D lý luận chung về khách du lịch, đặc điểm nguồn khách và giải pháp thu hút khách tại công ty du lịch và dịch vụ hà nội (ha noi-Toserco) Luận văn Kinh tế 0
J Quan điểm về con người trong đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó:Luận văn ThS. Triết học Kinh tế chính trị 0
N Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước giá trị lý luận và thực tiễn Văn hóa, Xã hội 0
G Những điểm mới về giao kết hợp đồng trong Bộ Luật dân sự năm 2005 : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Luận văn Luật 0
H Lý luận về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và quan điểm toàn diện và việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Luận điểm cơ bản của Mác-Lê Nin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Luận văn Kinh tế 0
T Quan điểm mácxít về thực tiễn và mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận Tài liệu chưa phân loại 0
Q Bình luận về tính kế thừa và sự tiến bộ trong quan điểm về vai trò của các yếu tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng kinh tế theo các mô hình tăng trưởng đã nghiên cứu Tài liệu chưa phân loại 0
A Luận điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Tài liệu chưa phân loại 2
T Phân tích về luận điểm của Hồ Chí Minh: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top