daigai

Well-Known Member
Link download miễn phí cho anh em ketnooi

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài
Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế cũng như mối quan hệ giữa chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế là những vấn đề tương đối mới và đang thu hút được khá nhiều sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn của các nhà hoạch định chính sách. Mối quan hệ này càng được đặc biệt chú ý hơn trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá và liên kết kinh tế tăng nhanh và có những thay đổi lớn trong nửa cuối thập kỉ XX và đầu thập kỉ XXI. Sự thay đổi của bối cảnh quốc tế và khu vực đã kéo theo những thay đổi về quan niệm và chiến lược trong gìn giữ và đảm bảo an ninh của quốc gia và khu vực. Nghiên cứu các vấn đề về chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế trong điều kiện mới, trong đó có an ninh kinh tế vì thế là rất cần thiết và hữu ích cho việc đưa ra các chính sách phát triển và đảm bảo an ninh quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Trong bối cảnh quốc tế và môi trường an ninh mới, đặc biệt là thời kì hậu chiến tranh lạnh, cách tiếp cận an ninh truyền thống thiên về sức mạnh quân sự và chủ quyền quốc gia đã không đủ cơ sở khoa học để phản ánh hết hàm ý an ninh từ những thay đổi kinh tế - xã hội nhanh chóng do làn sóng toàn cầu hoá tạo ra, cũng như không đủ khung khổ phân tích các thách thức mới nổi lên đối với những tác nhân ở cấp độ thấp hơn nhà nước - dân tộc như các nhóm cộng đồng sắc tộc – tôn giáo hay người dân thường nói chung. Cách tiếp cận an ninh truyền thống không đủ khung khổ giải pháp để đối phó với các hình thái đe doạ mới, xuất hiện từ trong lòng mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng song lại có quy mô, mạng lưới toàn cầu như là “hiệu ứng”của sự lan truyền xuyên quốc gia như: khủng hoảng kinh tế, tội phạm xuyên quốc gia và chủ nghĩa khủng bố toàn cầu…
Khu vực Đông Á nói chung và khu vực ASEAN nói riêng là tập hợp của sự đa dạng (nhiều khác biệt) về bản sắc văn hoá, hệ thống chính trị và cấp độ phát triển. Do đó cách tiếp cận về vấn đề an ninh phi truyền thống của các quốc gia trong khu vực này cũng hết sức đa dạng. Tiếp cận an ninh phi truyền thống của Inđônêxia và Thái Lan thường đặt trong môi trường bất bình đẳng và đói cùng kiệt cao ở hai nước này, trong khi tính dễ tổn thương về địa – chính trị hay địa - chiến lược lại luôn được đề cập trong tiếp cận an ninh kinh tế của Singgapo hay Đài Loan. Còn đối với Trung Quốc hay Việt Nam, an ninh phi truyền thống gắn chặt với sự sinh tồn của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Do vậy, có thể thấy rằng mục đích cuối cùng của đảm bảo an ninh phi truyền thống đối với từng quốc gia trong khu vực là khác nhau. Cũng tương tự như vậy, mức độ ưu tiên và đối sách của mỗi quốc gia sẽ khác nhau đối với từng vấn đề an ninh phi truyền thống.
Các vấn đề của phát triển như phân phối phúc lợi, quản lí xã hội, sức khoẻ và giáo dục sẽ trở thành vấn đề an ninh phi truyền thống khi chúng đạt tới những “ngưỡng khủng hoảng”. Ngưỡng này xuất hiện khi sự an sinh của mỗi người dân, sự ổn định và gắn kết của xã hội hay nhóm cộng đồng bị giảm sút hay phá vỡ. Và tình trạng kém phát triển của mỗi quốc gia hay nhóm cộng đồng không chỉ là nguy cơ trực tiếp đối với an sinh của mỗi người dân mà rất có thể trở thành những mối đe doạ mang tính xuyên quốc gia, đe doạ nền hoà bình và sự ổn định quốc tế.
Với những lí do trên, và được sự giúp đỡ của Th.s Nguyễn Đăng Chúng, tui đã mạnh dạn đi nghiên cứu đề tài: “Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 - 2005”, với mong muốn đóng góp sức mình cho quá trình phát triển kinh tế của quốc gia cũng như việc thu hẹp khoảng cách phát triển của các quốc gia trong khu vực ASEAN.
II. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
1. Mục đích
Vì đề tài nghiên cứu về tác động của chênh lệch phát triển con người tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 – 2005 là một vấn đề tương đối khó khăn và mới mẻ, nhất là đối với một sinh viên còn thiếu kiến thức và hiểu biết như tôi. Do vậy, mục đích của đề tài là làm rõ những khái niệm an kinh tế trong hệ thống khái niệm về an ninh phi truyền thống, phân tích thực trạng của các nước trong khu vực ASEAN, xem xét sự tác động của chênh lệch phát triển đến an ninh kinh tế qua các kênh khác nhau, và đưa ra các đề xuất về cách thu hẹp khoảng cách phát triển và đảm bảo an ninh kinh tế trong phạm vi quốc gia và khu vực.
Vì là một trong những nghiên cứu đầu tiên trong một lĩnh vực mới mẻ, nên đề tài này không tham vọng giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến tác động và ảnh hưởng của chênh lệch phát triển đến an ninh kinh tế. Để giải quyết triệt để các vấn đề quan trọng như trên đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu, theo dõi dài hơn, liên tục và luôn cập nhật những thay đổi, những xu hướng mới và hiện tượng mới trên thực thế. Trên tinh thần đó, đề tài này chỉ tập trung làm rõ một cách có hệ thống các khái niệm về an ninh phi truyền thống, đặc biệt chú trọng đến an ninh kinh tế, xem xét các khoảng cách chênh lệch phát triển trong khu vực ASEAN, tìm hiểu các tác động chính của chênh lệch phát triển trong khu vực ASEAN đến đảm bảo an ninh kinh tế mà chưa đánh giá một cách toàn diện tác động của an ninh kinh tế tới chênh lệch phát triển.
2. Nhiệm vụ của để tài
- Tập trung làm rõ một cách có hệ thống các khái niệm về an ninh phi truyền thống, đặc biệt chú trọng đến an ninh kinh tế
- Xem xét khoảng cách chênh lệch phát triển trong khu vực ASEAN.
- Tìm hiểu các tác động chính của chênh lệch phát triển đến đảm bảo an ninh kinh tế.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Tiểu luận môn động học xúc tác các phương pháp phân tích nhiệt Khoa học Tự nhiên 0
P Tác động của dư luận xã hội tới hành vi xử lý công việc của cán bộ, công chức cấp xã Văn hóa, Xã hội 0
C Khảo sát hoạt động của một số liên từ gốc Hán trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 2
T Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật tại Việt Nam: Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
P Tác động của luật doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế nông thôn : Luận văn ThS. Luật: 6.01.05 Luận văn Luật 0
T Luận văn Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành du lịch tỉnh Địa lý & Du lịch 0
Q Bình luận về tính kế thừa và sự tiến bộ trong quan điểm về vai trò của các yếu tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng kinh tế theo các mô hình tăng trưởng đã nghiên cứu Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận:Tác động của toàn cầu hóa tới nhà nước Việt Nam như thế nào? Việt Nam làm gì để ngăn chặn tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với chủ quyền quốc gia Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Tác động của môi trường marketing tới tập đoàn Mattel Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top