tctuvan

New Member
Tải miễn phí cho anh em luận văn Triết học Ấn Độ và Trung Quốc trong thời kỳ cổ đại

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT - MỘT TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU
I.1. Vấn đề cơ bản của triết học
Triết học, cũng nh­ các ngành khoa học khác, phải giải quyết nhiều vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Những vấn đề này tạo thành hệ vấn đề của từng ngành khoa học. Tuy nhiên, vai trò của các vấn đề trong hệ vấn đề không giống nhau, bao giờ cũng có một hay một số vấn đề quan trọng nhất được coi là nền tảng để dựa vào đó giải quyết các vấn đề còn lại. Đó chính là vấn đề cơ bản của một ngành khoa học.
Triết học nghiên cứu hàng loạt vấn đề chung, nhưng vấn đề trung tâm là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy hay giữa tự nhiên và tinh thần. Trong thế giới có vô vàn hiện tượng, nhưng chung quy chúng chỉ phân thành hai loại, một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy). Do đó, vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy là vấn đề cơ bản của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt: Mặt thứ nhất giải quyết vấn đề giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào; Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học giải quyết vấn đề khả năng nhận thức của con người.
I.2. Các trường phái triết học
Việc phân định các trường phái triết học liên quan đến mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học. Giải quyết mặt này có ba cách:
Cách thứ nhất: Thừa nhận vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và quyết định ý thức. Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức.
Cách thứ hai: Cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước, cái quyết định còn vật chất là cái có sau, cái bị quyết định. Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, tính thứ hai của vật chất.
Cách thứ ba: Cho rằng vật chất và ý thức tồn tại độc lập, chúng không nằm trong quan hệ sinh ra hay quyết định nhau.
Trong ba cách giải quyết trên, cách giải quyết thứ nhất và thứ hai tuy khác nhau về nội dung nhưng giống nhau ở chỗ chỉ thừa nhận tính thứ nhất của một nguyên thể (vật chất hay ý thức) nên thuộc về triết học nhất nguyên. Trong triết học nhất nguyên, những người khẳng định tính thứ nhất của vật chất thuộc trường phái nhất nguyên duy vật hay chủ nghĩa duy vật. Những người khẳng định tính thứ nhất của ý thức thuộc trường phái nhất nguyên duy tâm hay chủ nghĩa duy tâm.
Cách giải quyết thứ ba thuộc về triết học nhị nguyên. Triết học nhị nguyên có khuynh hướng điều hoà chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm nhưng về bản chất lại nghiêng về chủ nghĩa duy tâm.
Nh­ vậy, tuy các quan điểm triết học thể hiện rất đa dạng nhưng xét cho cùng, tất cả các quan điểm Êy được chia thành hai trường phái: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.


Link download:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Môn đại cương 0
D Sự khác nhau trong giải thoát luận của triết học ấn độ cổ trung đại Môn đại cương 0
D Ôn thi cao học Khái Luận Về Triết Học Văn hóa, Xã hội 0
O Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học Phật giáo nguyên thủy trong Thanh Tịnh Đạo Luận Kinh tế chính trị 0
J Quan điểm về con người trong đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó:Luận văn ThS. Triết học Kinh tế chính trị 0
T Tư tưởng của Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc :Luận văn ThS. Triết học Kinh tế chính trị 0
B Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới :Luận văn ThS. Triết học Kinh tế chính trị 0
B Cơ sở lý luận triết học của đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kì quá độ Tài liệu chưa phân loại 0
Q Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước khi đổi mới thực tiễn. Anh hay vận dụng tư tưởng cơ bản của triết học Macxit để giải thích cho luận điểm trên Tài liệu chưa phân loại 0
H Vận dụng lý luận thực tiễn triết học Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top